Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất ngô 1 Giải pháp về khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất ngô (zeamays l ) trên địa bàn huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 47 - 49)

II Các chỉ tiêu hiệu quả

c) So sánh hiệu quả trồng thuần ngô với trồng xen lạc ngô của các hộ điều tra

3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất ngô 1 Giải pháp về khoa học kỹ thuật

3.4.1. Giải pháp về khoa học kỹ thuật

Với vụ xuân khung thời vụ dài, thời tiết khá thuận lợi thực tế các năm qua cũng cho thấy đây là vụ cho năng suất cao ổn định ít sâu bệnh, ít thiên tai do đó trong thời vụ này các hộ chỉ có một số lưu ý, điều chỉnh sau:

Đối với phương thức canh tác nên tăng cường phương thức trồng xen lạc ngô hoặc có thể trồng xen ngô đậu tương bởi vì theo tính toán trên cho thấy phương thức trồng xen cho hiệu quả cao hơn so với trồng thuần đặc biệt tiết kiệm chi phí

phân bón trong thời điểm giá phân cao như hiện nay. Tuy nhiên điều này còn tuỳ thuộc vào giá đầu ra của sản phẩm ở từng thời điểm để bà con quyết định.

Để tiết kiệm chi phí đặc biệt là chi phí phân vô cơ bà con nên tận dụng tối đa phân hữu cơ, nên phát huy cách ủ thân cây ngô, lúa khô làm phân ở một số hộ đang thực hiện để tăng nguồn phân hữu cơ.

Với vụ đông là vụ chịu nhiều tác động bất lợi do thời tiết, sâu bệnh do đó nên điều chỉnh các điểm sau:

Với các vùng thấp thoát nước kém các xã nên tổ chức làm thuỷ sớm khắc phục cho tiêu thoát nước tốt tránh ngập úng ngô. Đây là vấn đề then chốt các địa phương cần xác định đúng tầm để giải quyết tốt

Việc bố trí thời vụ gieo trồng ngô hợp lý để tránh bão lũ là vấn đề cần đặt lên hàng đầu trong sản xuất ngô đông. Để thực hiện tốt khâu thời vụ trên các chân đất khác nhau nên bố trí thời vụ theo từng giống một cách hợp lý.

Trên các đất chân đất cát ven sông (đất bãi ngoài đê) không nên gieo trỉa ngô đông mà chỉ nên sản xuất ngô xuân để tránh ngập úng. Đối với chân đất này nên chọn các giống có tiềm năng năng suất cao và đầu tư thâm canh để khai thác tốt tiềm năng đất.

Đối với các chân đất 2 lúa nên sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng ngắn tiềm năng năng suất khá như B06, CP3Q, NK66…

Với các khu vực thường bị ngập nên xác định rõ khả năng thoát nước tốt hay thoát nước vừa khi xẫy ra mưa lớn kéo dài để bố trí phương thức gieo trồng. Đối với vùng đất thoát nước tốt, sau thu hoạch lúa hè thu cần bố trí gieo trỉa ngay.

Riêng với chân ruộng trũng hơn (khả năng thoát nước vừa khi có mưa lớn kéo dài) bắt buộc chúng ta phải làm đất, lên luống đủ cao để triển khai làm ngô bầu để trồng. Ngô bầu với ưu điểm giảm được thời vụ (giảm thời gian sinh trưởng ngoài đồng ruộng), xoáy lá ngô ra 2 bên luống làm tăng mật độ giúp tăng năng suất ngô.

Đối với sản xuất ngô đông khung thời vụ muộn nhất là 05/10, tuy nhiên để sản suất ngô an toàn gieo trồng càng sớm càng tốt nhưng để đảm bảo hiệu quả cần cố gắng kết thúc thời vụ trước 30/9 (theo lịch thời vụ của huyện). Lưu ý các diện

tích thường bị ngập lụt đầu vụ cần căn cứ vào diễn biến thời tiết cụ thể để ra giống. Cũng có thể ra giống sớm để tránh mưa lụt vì khi ngô được khoảng 4 đến 6 lá thì có khả năng chống chịu tốt với ngập lụt vừa(không kéo dài).

Giá phân bón, giá ngô giống đều tăng vì vậy cần cân đối đầu tư, xác định đúng giá trị lợi nhuận của sản xuất ngô để phát triển sản xuất phù hợp. Phân bón cần bón cân đối, có thể giảm lượng bón hợp lý một phần phân hoá học nếu giá phân quá cao và thay bằng tăng dùng lượng phân chuồng hoai, phân hữu cơ sinh học, để giảm chi phí sản xuất. Đối với giống lựa chọn giống phù hợp, nhưng ưu tiên giống có giá thấp hơn như giữa giống LVN10 và CP888 thì nên lựa chọn LVN10.

3.4.2. Giải pháp về công tác khuyến nông

Hiện nay công tác khuyến nông của huyện cũng đã mang lại hiệu quả khá cao như mô hình dưa hấu, dưa chuột, và các loại rau màu khác những hầu hết đang tập trung vào các đối tượng mới còn các cây trồng truyền thống như lúa, ngô… chưa được quan tâm nhiều. Để phát triển cây ngô, đặc biệt là ngô vụ đông công tác khuyến nông nên đưa ra các khuyến cáo về thời vụ, về giống cho từng năm, từng vụ sản xuất, từng vùng đất. Có thể bằng văn bản gửi các xã để bà con trồng ngô gieo trỉa thời vụ hợp lý hơn đồng thời trạm nên có các mô hình thử nghiệm thêm các giống ngô mới để có được các giống phù hợp hơn với bà con sản xuất ngô.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất ngô (zeamays l ) trên địa bàn huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w