Tình hình sử dụng giống ngô trên toàn huyện

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất ngô (zeamays l ) trên địa bàn huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 29 - 30)

Bảng 3.4: Ước tính diện tích gieo trỉa các giống ngô trên toàn huyện

Loại giống Vụ xuân 2008 Vụ đông 2008

DT gieo(ha) % tổng DT DT gieo(ha) % tổng DT C919 336 28,66 293 24,98 LVN10 240 20,6 23 1,96 CP888 257 21,9 117 9,97 CP989 175 14,9 272 23,2 DK414 13 1,1 140 11,93 B06 74 6,3 35 2,98 NK66 6 0,5 35 2,98 CP3Q 10,6 0,9 211 17,99 30Y87 20 1,7 15 1,28 VN2 41 3,49 31,6 2,96

(Nguồn: Tổng hợp số liệu trạm giống huyện)

Qua bảng 3.4 cho thấy các giống chủ lực trong vụ xuân 2008 là C919, LVN10, CP888, CP989 và các giống sử dụng chủ lực trong vụ đông là C919, CP989, CP888, CP3Q và DK414. Theo khảo sát thực tế và phiếu điều tra cho thấy các giống này có năng suất khá cao, được bà con hưởng hứng, hạn chế là giá khá cao do hầu hết các giống là giống nhập nội từ các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Mỹ… chỉ có giống LVN10, VN2 là giống Việt Nam có giá rẽ hơn hẳn. Như vậy các giống ngô ngoại vẫn chiếm ưu thế điều này phần nào cho thấy giống ngoại có chất lượng tốt hơn.

Giống C919, CP888, CP989 là 3 giống chủ lực được dùng trong cả vụ xuân và vụ đông và hầu hết các xã trong huyện đều có sử dụng 3 loại giống này. Theo nhận xét của các một số chủ hộ thì chất lượng các giống này khá đồng đều về năng suất và khả năng thích nghi. Với giống LVN10 cũng là giống có năng suất cao, tuy

nhiên có thời gian sinh trưởng dài đây là hạn chế lớn đặc biệt là vụ đông có thời gian gấp gáp, lại chịu ảnh hưởng nhiều của mưa bão.

Nhìn chung về số lượng giống cung ứng trên toàn huyện là khá phong phú, có nhiều lựa chọn cho bà con. Về chất lượng giống khá năng suất tương đối ổn định. Tuy nhiên về giá giống đang khá cao, thời gian sinh trưởng khá dài đối với vụ đông.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất ngô (zeamays l ) trên địa bàn huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w