3.3.2.1. Chi phí trên một sào ngô trồng thuần
Trong quá trình sản xuất ngô các chi phí đầu tư gồm: Đầu tư chi phí sản xuất (vật tư thuốc BVTV, giống…) và công lao động, các hộ sản xuất chủ yếu sử dụng công lao động gia đình là chính chỉ một số ít có diện tích trồng lớn thuê lao động ngoài trong những lúc thời vụ căng thẳng, hay thuê máy móc phục vụ sản suất. Các chi phí của hộ như chi phí phân chuồng, giống, công lao động gia đình và chi phí mua ngoài như vật tư thuốc BVTV, giống…
Để làm rõ sự tác động của chi phí đến hiệu quả kinh tế cây ngô chúng tôi chia ra 3 nhóm hộ có mức đầu tư chi phí khác nhau. Nhóm hộ 1 có mức đâu tư chi bình quân cao, nhóm hộ 2 có mức đầu tư chi phí trung bình và nhóm 3 có mức đầu tư chi phí thấp. Sự phân mức theo tổng chi phí của các hộ. Theo đó chúng tôi đã phân ra 17 hô thuộc nhóm 1, 21 hộ thuộc nhóm 2 và 22 hộ thuộc nhóm 3, theo bảng 3.8 cho thấy:
Nhóm hộ có mức đầu tư cao với mức đầu tư 2,4 ta phân chuồng, 18,8 kg Urê, 21,4 kg NPK, 1,3 kg kali, 0,9 kg lân và 1 lọ thuốc BVTV. Tính theo giá phân thời điểm gieo hạt thì tổng chi phí phân là 280.175 đồng. Với 21 hộ có mức bón trung bình thì bình quân bón 1 sào 1,9 tạ phân chuồng, 16,66 kg đạm, 19,3 kg NPK, 0,7 kg kali, 0,8 kg lân tổng chi phí 245.420 đồng/sào thấp hơn nhóm hộ có mức bón cao là 27.660 đồng/sào với 22 hộ có mức bón thấp lá 1,6 kg phân chuồng, 15,2 kg đạm Urê, 17,8 kg NPK, 0,5 kg kali, 0,83 kg lân tổng chi phí là 221.040 đồng, thấp
hơn mức bón trung bình 24.380 đồng, như vậy các mức bón chênh lệch nhau khá lớn. Qua quá trình tổng hợp cho thấy các hộ có mức bón thấp phần lớn là các hộ có diện tích trồng lớn, do đó sự đầu tư chi phí dàn trải. Qua điều tra phỏng vấn sâu một số hộ dân cho thấy lượng bón phân vài năm gần đây giảm so với các năm trước do giá phân tăng cộng với giá ngô có xu hướng giảm, do đó bà con hạn chế trong đầu tư.
Bảng 3.8: Tổng hợp chi phí trồng ngô thuần ở các mức của các hộ điều tra năm 2008 TT Diễn giải
DVT
Mức cao (1) Mức TB (2) Mức thấp (3)
I Chi phí biến đổi SL Đơn giá
(đ) Thành tiền (đ) SL Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) SL Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) 1 Giống Kg 1,0 41.500 41.000 1,0 42.300 42.300 1,0 44.200 44.200 2 Phân chuồng Tạ 2,4 20.000 48.000 1,9 20.000 63 1,6 20000 32.000 3 Đạm Urê Kg 18,8 6.500 112.200 16,66 6.500 108.290 15,2 6.500 98.800 4 Phân NPK Kg 21,4 4.600 98.440 19,3 4.600 88.780 17.8 4.600 81.880 5 Kali Kg 0,9 10.500 9.450 0,7 10.500 7.350 0,5 10.500 5.250 6 Lân Kg 0,7 3.750 2.650 0.8 3.750 3.000 0,83 3.750 3.110 7 Thuốc BVTV Lọ 1,0 2000 2000 1,0 2.000 2.000 2,0 4000 4000 8 Dịch vụ - 15.000 15.000 15.000 II LĐ gia đình Công 7,1 30.000 213.000 7,5 30.000 225.000 7,1 30 213.000 1 Làm đất Công 2,0 2,0 2,1 2 Gieo Công 0,6 1,0 1,0 3 Làm cỏ Công 3,0 3,0 2,5
4 Bơm thuốc Công 0,5 0,5 0,5
6 Thu hoạch Công 1,0 1,0 1,0
Đối với chi phí giống phần lớn là các giống ngô lai tăng mạnh trong các năm gần đây như giống C919, C989, B06 có giá từ 55 đến 65 ngàn đồng các giống lai trong nước có giá rẽ hơn khá nhiều như LVN10, VN2 chi 35 ngàn đồng.
Chi phí phân chuồng đều do hộ dân tự túc qua quá trình chăn nuôi gia súc, do đó lượng bón thường không đồng đều tuỳ theo quy mô chăn nuôi của hộ.
Chi phí lao động: Các hộ sử dụng chủ yếu là lao động gia đình, theo bảng tổng hợp cho thấy mức chí phí lao động ở 3 nhóm tương đương nhau hộ 1 là 7,1 công/sào, nhóm hộ 2 là 7,5 công/sào, Nhóm 3 là 7,1 công/sào. Năng suất bình quân đạt được của ba nhóm có sự chênh lệch khá lớn. Ở nhóm 1 là 2,3 tạ/sào, nhóm 2 là 2,0 tạ/sào thấp hơn nhóm 1 là 0,3tạ/sào, nhóm 3 là 1,8 tạ/sào thấp hơn nhóm 2 là 0,2 tạ/sào. So sánh chi phí phân bón và năng suất ta thấy nhón hộ có đầu tư chi phí phân bón cao cho năng suất cao. Điều này chứng tỏ lượng phân bón ở các hộ còn thấp so với yếu cầu của cây ngô. Đây là một trong những nguyên nhân năng suất ngô đạt thấp. Qua tổng hợp cũng cho thấy các hộ có mức bón NPK không cân đối chủ yếu tập trung bón phân tổng hợp NPK và phân đạm, còn kali và phân lân sử dụng còn rất hạn chế đều này cũng là nguyên nhân làm năng suất ngô đạt không cao và sẽ dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao.