Định hướng sản xuất cao su của công ty nông trường Sông Con

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất cao su của các hộ nhận khoán ở nông trường sông con, huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 65 - 73)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.4.1. Định hướng sản xuất cao su của công ty nông trường Sông Con

Bằng mọi nguồn lực, công ty TNHH một thành viên nông trường Sông Con đã và đang đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phấn đấu đạt sản lượng 800 tấn mủ khô vào năm 2012 và đạt 1.200 tấn mủ khô vào năm 2014. Đó là những công việc đòi hỏi nhiều nỗ lực của cán bộ công nhân viên toàn công ty. Và chắc chắn với truyền thống và quyết tâm cao, công ty sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đối với nông trường tiếp tục dầu tư chăm sóc, khai thác diện tích vườn cây cao su thời kỳ kinh doanh 781,41 ha. Đầu tư các phân bón và thuốc bảo vệ thực vât chăm sóc diện tích vườn cây thời kỳ kiến thiết cơ bản 17,57 ha. Mở rộng trồng thêm 300 ha cao su tiểu điền đầu tư xây dựng xưởng chế mủ cao su, văn phòng. Mở các lớp hưỡng đẫn kỹ thuật cạo mủ, cũng như kỹ thuật chăm sóc vườn cây cho các hộ nhận khoán và cho toàn bộ công nhân của nông trường. Xây dựng hoàn chỉnh các tuyến đường đến vườn cao su.

3.4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cao su của các nông hộ nhận khoán, ở công ty nông trường Sông Con

Qua điều tra khảo sát tình hình thực tế tại địa bàn xã Tân Long, Tân Phú và Tân Xuân trong thời gian qua, chung tôi nhận thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả trồng cây cao su còn thấp như: thiếu vốn đầu tư, chưa tuân thủ đúng kỹ thuật trồng và chăm bón, thiếu lao động có trình độ… Vì vậy chúng tôi xin được trình bày một số giải pháp sau:

3.4.2.1. Giải pháp về vốn

Đa phần cây cao su trên địa bàn xã được các hộ gia đình ở đây nhận khoán từ nông trường Sông Con nên từ khâu làm đất, giống và phân bón đều được nông trường cung cấp đến từng hộ dân. Song qua tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của nhiều hộ gia đình thì phần đông các hộ vẫn muốn được mở rộng diện tích vườn cao su của nhà mình. Nhưng cây cao su là một cây công nghiệp dài ngày, thời kỳ kiến thiết cơ bản kéo dài từ 7 đến 8 năm. Do vậy cần tạo điều kiện cho các hộ dân được vay vốn

với thời gian dài và lãi suất phù hợp. Đồng thời, thời gian vay phù hợp sẽ làm cho người vay yên tâm sản xuất, vốn vay mới được trả đúng hạn, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tập trung huy động các nguồn vốn đóng góp của các hộ nhận khoán dưới hình thức đóng góp này công, phân hữu cơ và kể cả tiền mặt nếu có trồng và chăm sóc

Tăng cường liên doanh liên kết với các nhà đầu tư khá, hoặc với hình thức công nhân viên công ty đóng cổ phần để đầu tư vào một số chương trình cần vốn lơn.

3.4.2.2. Giải pháp về lao động

Để tiến hành canh tác cây cao su thì cần phải đảm bảo về lao động tương đối nhiều và phải ổn định lâu dài. Nhưng qua thực tế điều tra tại các hộ trên địa bàn của xã chúng tôi nhận thấy sồ nhân khẩu trên hộ là rất lớn nhưng người trong độ tuổi lao động là rất ít và chất lượng lao đông cũng rất hạn chế. Như vậy một thực tế đặt ra tại địa bàn nghiên cứu là số lượng lao va chất lượng lao động còn rất hận chế. Đa phần người dân sản xuất theo kinh nghiệm chưa qua đào tạo, mặc dù các lờp tập huấn được mở ra nhưng người tham gia tập huấn và ngươì chăm sóc lại không trùng nhau. Tình trạng này xuất phát từ hai nguyên nhân cơ bản sau:

+ Thứ nhất: Người lao động chưa có ý thức tham gia việc hoc kỹ thuật + Thứ hai: Chưa có định hướng vế vấn đề đào tạo kỹ thuật cho các hộ gia đình Vì vậy để phát huy lợi thế của lực lượng lao động địa phương cần có những giải pháp sau:

- Cần mở các lớp tập huấn thực sự có chất lượng cho các hộ gia đình. Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển, sinh trưởng của cây cao su để tiến hành mở lớp tập huấn vào đầu hai thời kỳ: Thời kỳ KTCB và thời kỳ kinh doanh vì vào những thời kỳ này yêu cầu kỹ thuật rất cao và có tầm ảnh hưởng đến kết quả của quá trình sản xuất.

- Phải đầo tạo kỹ thuật cho dân để họ có thể áp dụng vào thực tế. Tạo cho người dân có tâm lý thói quen làm đúng kỹ thuật tránh tình trạng vì lợi ích trước mắt mà quen đi lợi ích lâu dài của vườn cây.

Trên cơ sở số lao động hiện có, căn cứ vào nhu cầu lao động hàng năm theo kế hoạch SX – KD để tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động trẻ (chủ yếu là con em công nhân trong địa bàn) nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cho từng công việc một cách đầy đủ và sử dụng có hiệu quả.

Trên đây là những phương pháp cụ thể dựa trên những khó khăn, những thiếu sót của hộ , qua điều tra chúng tôi thiết nghĩ nên thực hiện để có thể nâng cao năng suất cây cao su.

3.4.2.3. Giải pháp về quản lý sử dụng đất

Thực hiện Nghị định 135/2005/NĐ-CP của chính phủ, thông tư hướng dẫn 102/2006/TT- BNN của bộ nông nghiệp & PTNT về việc giao khoán đất nông nghiệp, công ty tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất và hợp đồng giao khoán theo hướng ổn định lâu dài, tập trung mở rộng diện tích cây chủ lực (cây cao su), đẩy mạnh đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất.

Diện tích đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 1936,9266 ha. Diện tích cần chuyển trả chính quyền địa phương : 12,4634 ha Giải quyết dứt điểm các tranh chấp về đất đai, thực hiện việc cắm mốc, bảng xácđịnh danh giới giữa các hộ dân.

3.4.2.4. Giải pháp khoa học công nghệ

Áp dụng rộng rãi các tiến bộ KHKT vào sản xuất, nhất là đưa nhanh các giống cây, có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh phù hợp với tiểu vùng khí hậu và đất đai sản xuất, thực hiện đầu tư trồng, chăm sóc và khai thác đúng quy trình.

Chuyển đổi công nghệ chế biến mủ cao su từ mủ tờ hiện nay sang chế biến mủ cốm hiện đại đơn giản phù hợp với thị trường và xu hướng phát triển chung của xã hội.

Xây dựng hệ thống nước thải xưởng chế biến cao su với công nghệ tiên tiến. Ứng dụng công nghện tin học vào công tác quản lý và điều hành sản xuất.

3.4.2.5. Giải pháp về thị trường

Công ty nông nghiệp Sông Con nằm ở trung điểm ở thị xã Thái Hòa và thị trấn Tân Kỳ; có đường mòn Hồ Chí Minh và tỉnh lộ 545 cùng hệ thống đường nguyên liệu, đường châu thôn chạy qua; Mật độ dân cư tương đối đông; tốc độ phát triển kinh tế văn hóa xã hội khá nhanh... Đây là những lợi thế rất cơ bản về thị trường mà công ty tiếp cận, khai thác việc mua bán, trao đổi sản phẩm hàng hóa có lợi nhất cho người lao động và công ty mặt khác cần mở rộng thêm các nghành dịch vụ, cung ứng

đa dạnh các loại sản phẩm, hàng hóa, vật tư không chỉ riêng phục vụ nông nghiệp. cụ thể:

- Tăng cường liên doanh, liên kết với các xã trong vùng đẩy mạnh việc trồng, chăm sóc chế biến và tiêu thụ sản phẩm cây cao su, tạo động lực thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh doanh, dịch vụ thương mại trên địa bàn.

- Tập trung đầu tư áp dụng KHKT vào sản suất, chế biến, tăng năng suất chất lượng sản phẩm tăng sức cạnh tranh sản phẩm hàng hóa sản xuất trên thị trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận

Quá trình thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất

Cao su của các hộ nhận khoán ở nông trường Sông Con, Tân Kỳ, Nghệ An”,

chúng tôi có một số kết luận sau:

* Thực trạng sản xuất cao su của nông trường Sông Con

- Tình hình sử dụng đất cao su của nông trường

Nhiệm vụ của nông trường Sông Con là sản xuất kinh doanh về nông nghiệp, trong đó Nông trường chủ yếu là trồng và sản xuất cao su. Tổng diện tích cao su của nông trường khoán cho nông hộ trồng là 875,98ha nay đã khai thác là 451,48 ha, chưa khai thác la 424,5 ha.

- Nguồn nhân lực sản xuất cao su

Hiện nay 2010 tổng số cán bộ công nhân viên chức 587 người, trong đó công nhân gián tiếp 44 người chiếm 8%, công nhân trực tiếp 543 người chiếm 92%, lực lượng nữ 332 người chiếm 56%.

- Nguồn tài chính

Nguồn vốn ngân sách đầu tư thực hiện các dự án và xây dựng cơ sở hạ tầng từ 2008 – 2010 là 5.300 triệu đồng, nguồn vốn sản xuất kinh doanh giai đoạn 2008 – 2009 là 52.819.2 triệu đồng.

* Thực trạng phát triển sản xuất của các hộ dân điều tra

- Đặc điểm cơ bản của các hộ dân điều tra

Mô hình sản xuất cao su trên xã còn có những vấn đề cần khắc phục như: quy mô sản xuất của hộ còn phân tán nhỏ lẻ, mức độ thâm canh còn nhiều hạn chế, khả năng nắm bắt thông tin thị trường còn kém, trình độ lao động còn thấp.

Trong 70 hộ điều tra, tổng số 216 lao động (bình quân 3,1 lao động/ hộ) trong đó lao động trong nông nghiệp là 155 lao động chiếm tới 77,4% tổng số lao động. Trình độ văn hóa còn thấp có 11,4% số chủ hộ có trình độ tiểu học, 45,7% số chủ hộ có trình độ trung học cơ sở, 35,7% số chủ hộ có trình độ trung học phổ thông, 4,6% chủ hộ có trình độ TC kỹ thuật, 2.6% chủ hộ có trình độ Đại học, Cao đẳng.

Tổng diện tích đất đang sử dụng bình quân của 70 hộ điều tra là 4,407ha, diện tích đất sản xuất nông nghiệp 3,647ha chiếm 82,75%tổng diện tích đất đang sử dụng. Trong tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì diện tích đất trồng cây lâu năm chiếm tỷ lệ lớn 63,64% tương ứng với 2,321ha. Trong khi đó diện tích đất trồng cây hàng năm chỉ có 1,326ha chiếm 36,36% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích trồng cao su là 2,153 ha chiếm 92,76% tổng diện tích đất trồng cây lâu năm và các vườn cây đã đi vào thời kỳ kinh doanh và đã cho sản phẩm. Nguyên nhân là do yếu tố địa hình, tính chất của đất đai cũng như các điều kiện tự nhiên ở đây phù hợp với trồng cây lâu năm đặc biệt là cây cao su.

- Hiệu quả kinh tế từ sản xuất cao su của nhóm hộ điều tra

Nhìn chung qua các năm tổng giá trị sản xuất của các nông hộ nhận khoán đều tăng lên một cách đáng kể. Đây là một kết quả tương đối khả quan, một trong những nguyên nhân dẫn tới giá trị sản xuất tăng là do giá bán sản phẩm mủ cao su tăng lên khá cao. Đặc biệt vào thời điểm giữa năm 2008 đạt 12 triệu đồng/tấn mủ cao su. Năng suất trung bình mà mỗi nông hộ nhận khoán đạt được từ 4 – 5 tấn/ha.

- Thị trường tiêu thụ

Để đứng ra làm đại lý trung gian hoặc tư thương thu mua sản phẩm từ nông hộ thì người mua cần có lượng vốn lớn, có khả năng kinh doanh, có thời gian và dám làm, phải tạo được mối làm ăn và kinh nghiệm. Thông thường thì công ty sẽ đến trực tiếp các hộ nông dân để thu mua mủ, phương tiện chủ yếu được sử dụng là xe máy hoặc xe tự chế, xe vận tải loại 3,5 tấn, chi phí thu mua khoảng 18000đ/tạ. Nếu mủ được hộ bán trực tiếp cho công ty thì người nông dân phải trực tiếp vận chuyển mủ, chi phí vận chuyển cũng vào khoảng 10.000đ/tạ.

Khuyến nghị

Xuất phát từ tình hình thực tế, những tồn tại và hạn chế trong sản xuất cây cao su của các hộ nhận khoán ở Nông trường Sông Con chúng tôi có một số kiến nghị sau:

Đối với nông trường Sông Con

- Cần có chính sách tuyên truyền, vận động mọi người dân trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn, để làm giàu cho bản thân và cộng động. Đồng thời có những phương hướng phù hợp với điều kiện của địa phương, thực hiện đa dạng hoá trong sản xuất nông nghiệp gắn với những lợi thế so sánh mà vùng có được.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình trong việc tiếp cận với các chính sách ưu đãi của nhà nước.

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, tập huấn, đào tạo kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác, vườn cây cao su theo từng giai đoạn kỹ thuật. Cung cấp thông tin thị trường để người dân chủ động nắm bắt, có kế hoạch sản xuất phù hợp.

- Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường xá từ khu dân cư đến vườn cao su để thuận tiện trong việc đi lại vận chuyển vật tư sản xuất cũng như sản phẩm của nông dân.

- Hợp đồng khoán vuờn và khoán sản phẩm theo tiêu chuẩn số luợng và chất luợng. Thường xuyên tiếp cận với nông dân, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân vay vốn dễ dàng hơn.

Đối với hộ trực tiếp trồng cây cao su.

- Cần phải xác định rõ lợi ích lâu dài mang lại từ cây cao su. Phải xác định vai trò làm chủ thực sự diện tích cao su của mình để có thể chủ động đầu tư, nâng cao năng suất và chất luợng vuờn cây.

- Tăng cuờng học hỏi kinh nghiệm, trao dồi kiến thức về kỹ thuật trồng cây cao su và thực hiện các huớng dẫn của cán bộ khuyến nông để vuờn cây phát triển tốt.

- Mạnh dạn vay vốn để đầu tư phục vụ nhu cầu sản xuất, mở rộng quy mô, tuy nhiên phải sử dụng đồng vốn hợp lý, hiệu quả và đúng mục đích.

- Nguời dân cần có sự giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, học tập mô hình sản xuất tiên tiến áp dụng vào hoạt động sản xuất của mình. Đẩy mạnh phát triển sản xuất, góp phần thực hiện tốt quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

1. Nguyễn Thị Huệ (2007). Cây cao su – Kiến thức tổng quát và Kỹ thuật nông nghiệp.

2. Trần Hùng (2006). Phân tích hiệu quả kinh tế của cây cao su tại công ty quảng nam. Trường Đại Học Kinh Tế Huế.

3. Hoàng Văn Sơn (2008), Giáo trình Phát triển cộng đồng nông thôn, Đại học Vinh.

4. Bộ NN & PTNT, “Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5. Trần Hậu Thìn (2009), Giáo trình Lâm nghiệp đại cương, Đại học Vinh.

6. Phạm Vân Đinh, Đỗ Kim Chung và cộng sự (1997). Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông Nghiệp I, Hà Nội.

7. Nguyễn Khắc Huy (2005), Điều tra đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp Gia Lâm , Hà Nội. Luận văn Đại Học Nông Nghiệp I, Hà Nội.

8. Nguyễn Kim Thanh – Viện nghiên cứu cao su Việt Nam. Các nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trên cây cao su.

9. Nông trường Sông Con, Bảng và số liệu về sử dụng đất, các hộ SX cao su (từ năm 2008 đến 2010).

10. Liên hiệp các hội Khoa học – Kỹ thuật Ngệ An. Khoa học và ứng dụng, số ra ngày 7/2009.

11. Nâng tầm hiệu quả kinh tế cây cao su (http://vietbao.vn/Kinh-te/Nang-tam- cay-cao-su/65089709/87/ ).

12. Nâng cao hiệu quả kinh tế và giữ ổn định diện tích cây điều ở Đác Nông (http://www.baomoi.com/Nang-cao-hieu-qua-kinh-te-va-giu-on-dinh-dien-tich- cay-dieu-o-Dac-Nong/148/2885366.epi).

13.Hội thảo nâng cao hiệu quả kinh tế một số cây trồng (http://www.baoquangtri.vn/default.aspx?

TabID=87&modid=390&ItemID=41019)

14.Phát triển cây cao su phải gắn hiệu quả kinh tế với bảo vệ môi trường

(http://baohatinh.vn/home/kinh-te/phat-trien-cay-cao-su-phai-gan-hieu-qua-

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất cao su của các hộ nhận khoán ở nông trường sông con, huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w