Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất cao su của các hộ nhận khoán ở nông trường sông con, huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 34 - 36)

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.4.2.Các nguồn tài nguyên

2.4.2.1.Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Ngoài nước mưa thì có con Sông con chảy qua với chiều dài 60km, có nhiều khe suối với tổng chiều dài gần 300 km, và có 133 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ là nguồn nước cơ bản dồi dào cho việc sản xuất các loại cây trồng. Nhiều sông suối có độ dốc lớn, lòng sông hẹp uốn khúc, lượng mưa tập trung theo mùa nên lũ lụt, lũ quýet xói mòn đất thường xuyên xẩy ra nghiêm trọng, lòng sông bị cạn dần. Trong những năm gần đây các công trình và hệ thống thuỷ lợi được xây dựng thì nguồn nước tưới đã được tăng lên đáng kể.

Nguồn nước ngầm: Đây là nguồn nước cung cấp chủ yếu cho sản xuất và nhu cầu sinh hoạt, tuy nhiên do mức nước ngầm thấp nên vào mùa khô tình trạng thiếu nước vẫn thường xuyên xẩy ra.

2.4.2.2. Tài nguyên đất.

Địa hình nông trường Sông Con đa dạng có lèn núi đá cao, đồi trọc độ dốc trên 250 ở phía tây bắc và thấp dần về phía đông nam. Đất bị núi đá khe suối chia cắc, chiều dài thì dài chiều rộng thì hẹp, do vậy việc bố trí kế hoạch sản xuất bị ảnh hưởng.

Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt mà không một tư liệu sản xuất nào có thể thay thế được, là điều kiện đầu tiên quyết định cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Việc sử dụng đất đai một cách hợp lý đem lại hiệu quả cao là một yếu tố đòi hỏi sự quan tâm của người nông dân trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Đất đai được sử dụng, cải tạo tốt sẽ làm tăng giá trị và độ phì nhiêu trong đất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người

Loại đất chủ yếu : Đất feralít màu vàng phát triển trên nền đá phi Thành phần cơ giới: Đất thịt trung bình.

Đất phù sa hàng năm là 252,68 ha tập trung chủ yếu ở các ven sông con, đất này chủ yếu là đất trồng màu.

Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của nông trường chủ yếu:Trồng, chế biến Cao Su; Trồng Cam, Mía và cây lương thực;Trồng cỏ, chăn nuôi Bò; Sản xuất mua bán vật liệu xây dựng; Kinh doanh dịch vụ xăng dầu; Dịch vụ kỹ thuật,giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp; Thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất các chương trình khuyến nông có tổng diện tích đât sản xuất : 1.949,39 ha với cây trồng chính là cao su, mía, ngô, và lúa.

Bảng 2.1:Tài nguyên đất được sử dụng năm 2010 của nông trường

Loại đất ĐVT Số lượng CC (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên ha 1.949,39 100

1 Đất nông nghiệp ha 1.419,03 72,78

1.1 Đất SX nông nghiệp ha 242,0 1705

1.1.1. Đất trồng cây hàng năm ha 387,52 27,05

1.1.2. Đất trồng cây lâu năm (chủ yếu là Cây cao su) ha 798,51 41,12

1.2 Đất lâm nghiệp ha 303,00 15,54

1.2.1. Đất rừng SX ha 303.00

1.2.2. Đất rừng phòng hộ ha

1.3. Đất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ha 93,60

1.4. Đất nông nghiệp khác ha 184,78 2. Nhà, xưởng m2 3.14 2.1. Nhà văn phòng m2 1.654 2.2. Nhà xưởng m2 1.239 2.3. Nhà kho m2 351 2.4. Nhà tập thể m2 70

2.5. Xưởng chế biến cao su tấn/năm 500

4. Đất phi nông nghiệp ha 182,23 9.35

5. Đất chưa sử dụng ha 30,54 1.87

3.1. Đất bằng chưa sử dụng ha 5,79

3.2. Đất rừng chưa sử dụng 42,58

3.3 Núi đá không có rừng 9,36

Nguồn: Phòng kế hoạch, kỹ thuật sản xuất của công ty nông trường

Nông trường nằm trên địa bàn vùng gò đồi, vùng núi thấp, và trung du. Tổng diên tích tự nhiên là 1.949,39 ha, trong đó đất nông nghiệp chủ yếu là 1.419,39 ha chiếm 72,78% tổng diên tích đất tự nhiên, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây

trồng cho phù hộ từng loại đất đai theo quy hoạch và quy hoạch từ năm 1991 đến nay đã có chuyển biến tích cực, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm chủ yếu cây cao su là 798,51 ha chiếm 41,12% đất nông nghiệp . Nguyên nhân là do yếu tố địa hình, và tính chất của đất đai cũng như các điều kiện tự nhiên phù hợp với trồng cây cao su. Đất phi nông nghiệp là 182.23ha chiếm 9.35% đất chưa sử dụng là 30,54 chiếm 1.87% tổng diên tích đất tự nhiên.

Công ty hiện có nhà xưởng chế biến mủ cao su tổng diện tích là 314m2 nằm cách công ty 2km, nhà máy chỉ chế biến mủ tạp thành cao su krếp(crepe). Mỗi năm xưởng chế biến trên 500 tấn cao su krếp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất cao su của các hộ nhận khoán ở nông trường sông con, huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 34 - 36)