Hiệu quả sản xuất kinh doanh cây cao su của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất cao su của các hộ nhận khoán ở nông trường sông con, huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 54)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cây cao su của các hộ điều tra

3.2.1. Chi phí sản xuất của các hộ điều tra.

3.2.1.1. Chi phí đầu tư cho một ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Doanh thu, chi phí là hai yếu tố được quan tâm rất lớn trong mỗi quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với hoạt động kinh doanh cây cao su, chi phí được chia làm hai thời kỳ : thời kỳ cao su kiến thiết cơ bản và thời kỳ cao su kinh doanh.

Thời kỳ kiến thiết cơ bản là thời kỳ đầu tiên trong quá trình sản xuất cao su . đây là thời kỳ quan trọng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế, vì vậy cần có chính sách đầu tư hợp lý. Thông thường theo đúng quy trình kỹ thuật thời kỳ kiến thiết cơ bản của vườn cây là 7 năm. Nhưng qua thực tế điều tra chúng tôi nhận thấy, mức đầu tư ảnh hưởng rất lớn đến thời gian của chu kỳ này. Có những vườn cây cao su mức đầu tư tốt và hợp lý thì chỉ trong vòng 6 năm vườn cao su đã có thể đưa vào khai thác tuy nhiên có một số vườn trồng do đầu tư của thời kỳ này quá thấp cho nên chưa đủ tiêu chuẩn để cạo mủ. Do vậy hầu hết các hộ gia đình đều tiến hành cạo mủ vào năm thứ 8.

Do chuyên đề của chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu tình hình sản xuất cao su của các hộ nhận khoán, đặc điểm của các hộ nhận khoán là các hộ gia đình bỏ đất ra, công lao động, và các chi phí công cụ, dụng cụ phục vụ cho thời kỳ cao su kinh doanh còn các chi phí vật tư, phân bón và toàn bộ chi phí của thời kỳ kiến thiết cơ bản là do nông trường cung cấp và được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.9: Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản tính trên 1ha cao su (ĐVT: 1000đ)

Chỉ tiêu Năm Tổng

1 2 3 4 5 6 7

Chi phí vật tư 4.447 2.445 1.606 1.699 1.617 1.491 1.757 15.092

Giống 1.375 860 0 0 0 0 0 2.235

Phân hữu cơ 1.250 0 0 0 0 0 0 1.250

Phân vô cơ 1.527 1.250 1.321 1.435 1.341 1.246 1.489 9.609

Thuốc BVTV 295 345 285 264 276 245 268 1.978

Chi lao động 3.136 2.350 2.183 1.978 1.859 1.789 2.153 15.448

Tổng 7.583 4.805 3.789 3.707 3.476 3.280 3.910 30.520

Cơ cấu 24,85 15,74 12,41 12,05 11,39 10,75 12,81 100

Nguồn: Phòng kế toán của nông trường Sông Con

Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản chủ yếu là chi phí trồng mới ( bao gồm chi phí giống, chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vât, chi lao động).

Tổng chi phí của thời kỳ kiến thiết cơ bản là 30.520 nghìn đồng điều đó chứng tỏ quy mô sản xuất cao su của nông trường tương đối cao, đáp ứng được nhu cầu đầu tư trong sản xuất. Chi phí đó được phân bổ theo các năm như sau:

Năm 1: Toàn bộ chi phí đầu tư cho năm đầu tiên là: 7.583 nghìn đồng chiếm 24,85% tổng chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản, trong đó bao gồm chi phí về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi công lao động.

Về giống: do nhận thức được tầm quan trọng của giống đối với năng suất, sản lượng cây trồng nên nông trường đã chú trọng tìm các loại giống tốt đáp ứng nhu cầu của bà con nông dân.

Phân bón: phân bón sử dụng trong năm này thường là phân bón lót và phân bón thúc. Sau khi đưa vao hố người ta đưa vào trong hố hỗn hợp phân chuồng và phân vô cơ sau đó lấp lại và ủ lại một thời gian từ 4 – 5 tháng. Trong khoảng thời gian đó phân sẽ hủy làm màu mỡ đất . sau khi trồng cây hai tháng người ta sẽ tiến hành bón thúc, thành phần bón thúc chỉ là phân vô cơ như đạm, lân, kali.

Lao động là yếu tố quan trọng chiếm lượng chi phí lớn trong năm tương ứng với 3.136 nghìn đồng. Lao động được phân phối cho tất cả các công việc từ thuê máy móc, thiết kế phóng tiêu, đào hố, trồng mới, làm cỏ, bón phân hữu cơ…

Đến năm thứ hai do một số cây cao su bị chết hoặc không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cho nên người ta tiến hành trồng dặm, chi phí trồng dặm 860 nghìn đồng, trong năm này chi phí lao động giảm xuống do chủ yếu là công trồng dặm, công chăm sóc, bón phân. Từ năm thứ 3 đến năm thứ 7, nhìn chung mức đầu tư tương đối ồn định và chủ yếu tập trung vào chi phí chăm sóc. Tuy nhiên do ảnh hưởng của thị trường cho nên giá cả của các loại vật tư và phân bón không ổn định. Do vậy, tổng chi phí đầu tư qua các năm kiến thiết cơ bản có chênh lêch nhưng mức độ chênh lệch không đáng kể.

Riêng năm thứ 7 là năm cuối của thời kỳ kiến thiết cơ bản, chuẩn bị đưa vào khai thác cho nên chi phí đầu tư năm này cao hơn so với năm trước.

Với 7 năm kiến thiết cơ bản, phần chi phí phải bỏ ra hàng năm để đầu tư nhưng chưa được bù đắp vì cây cao su chưa cho sản phẩm, do vậy phần chi phí này được bù đắp trong giai đoạn kinh doanh của cây cao su kéo dài trong 23 năm còn lại.

3.2.1.2. Chi phí một ha cao su thời kỳ kinh doanh

Sau 08 năm đầu tư chăm sóc, đến năm thứ 09 các hộ mới thu bói vụ đầu tiên, từ đây vườn cây bước vào thời kỳ kinh doanh. Tình hình đầu tư cho vườn cây đã đi vào ổn

định. Bón phân và phun thuốc trừ cỏ 2 lần/năm, lần 1 vào đầu vụ khai thác và lần 2 vào độ giữa vụ.

Bảng 3.10: Tình hình đầu tư sản xuất 1 ha cao su thời kỳ kinh doanh

Chỉ tiêu ĐVT Năm 1

(thu bói) Năm 2 Năm 3 Năm 4 Tổng

- Phân bón NPK Tạ 5,5 5,5 5,5 4 20,5 - Dụng cụ sản xuất, thuốc BVTV Lít 6 6 6 5 23

- Thuê lao động Công 40 40 40 40 160

* Công gia

đình Công 140 150 170 180 640

Nguồn: Số liệu điều tra

Tổng chi phí thời kỳ kinh doanh bao gồm: chi phí nhân công, chi phí phân bón hóa chất, chi phí dụng cụ sản xuất và chi phí tài chính (trả lãi tiền vay). Chi phí bằng hiện vật và giá trị thời kỳ kinh doanh của 1 ha cao su được thể hiện cụ thể thông qua bảng 3.10 và bảng 3.11:

Tổng chi phí sản xuất qua các năm của thời kỳ kinh doanh luôn tăng và mức tăng những năm sau so với năm trước càng lớn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do giá phân bón NPK qua các năm tăng cao lên đến 12 triệu đồng/tấn đồng thời giá vật tư, thuốc BVTV cũng tăng làm cho tổng chi phí năm sau cao hơn năm trước. Bên cạnh đó, giá nhân công cũng tăng làm cho công gia đình và thuê nhân công tăng lên rõ rệt. Thuê nhân công chủ yếu cho việc bón phân và phun thuốc chống sâu bệnh, còn công gia đình chủ yếu là cạo mủ hàng ngày. Thời gian đầu, càng về sau cây cho mủ càng nhiều chính vì thế công khai thác càng tăng (từ 140 công năm thu bói lên 180 công năm thứ tư- bảng 3.11).

Bảng 3.11: Chi phí sản xuất thời kỳ kinh doanh của 1 ha cao su

ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 N3/ N2 N 4/ N 3 +/- % +/- % - Phân bón NPK 2.145 1.925 3.685 4.800 1.760 91,4 1.115 30,3

- Dụng cụ XS,

BVTV 450 450 570 750 120 26,7 180 31,6

- Thuê lao động 1.600 1.600 2.000 2.800 400 25 800 40,0

* Công gia đình 5.600 6.000 8.500 12.600 2.500 41,7 4.100 48,2

Tổng chi phí sx 9.795 9.975 14.755 20.950 4.780 47,9 6.195 42

Nguồn: Số liệu điều tra

Tổng chi phí sản xuất năm 3 là 14,755 triệu đồng tăng 4,780 triệu đồng so với năm thứ 2, tương ứng với mức tăng 47,9%. Trong đó, chi phí trung gian năm 3 so với năm 2 tăng 2,28 triệu đồng. các hộ sử dụng lao động gia đình nhiều hơn nên chi phí lao động gia đình cũng tăng lên một cách đáng kể 41,7%. Chi phí phân bón và thuốc BVTV trong năm thứ 4 (tức năm 2010) về hiện vật có giảm do giá cả năm qua tăng cao dẫn đến việc giải ngân không được như dự kiến. Lượng phân bón không đủ sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng cho mủ cũng như tuổi thọ của vườn cây, chi phí cho phân bón và thuốc BVTV năm thứ 4 là 5,55 triệu đồng chiếm đến 66,5 % tổng đầu tư bằng tiền mặt của nông hộ.

Đầu tư phân bón yêu cầu lượng tiền mặt đầu tư cao, trong khi lượng tiền mặt của các hộ vào thời điểm này lại có phần hạn chế, điều này đã gây ra khó khăn chung cho hầu hết các hộ được điều tra trên địa bàn. Hơn nữa, việc phải thuê lao động từ bên ngoài và giá ngày công lao động thuê tương đối cao đây chính là lý do làm cho chi phí đầu tư qua các năm luôn tăng và mức tăng ngày một lớn.

Bên cạnh đó, khó khăn mà chúng tôi nhận thấy được qua các hộ điều tra chủ yếu là do trình độ học vấn có phần hạn chế nên việc áp dụng kỹ thuật vào sản xuất không hiệu quả, đặc biệt là kỹ thuật về chăm sóc và khai thác vườn cây cao su thời kỳ kinh doanh. Vì vậy, tuy đa số hộ đã tham gia tập huấn nhưng cạo mủ không đúng kỹ thuật dẫn tới sản lượng không được cao như mong muốn.

Bên cạnh chi phí vật tư, thời kỳ cao su kinh doanh còn có các chi phí như: chi phí công cụ, dụng cụ và chi cho lao động. Đây là các chi phí mà các hộ nhận khoán phải chịu và được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 3.12: Tổng hợp chi phí sản xuất của thời kỳ kinh doanh tính trên 1ha cao su của các nông hộ.(ĐVT 1000 đồng)

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Thành tiền

1. Chi phí trung gian - - 3.613,12

Kiền Cái 512 537,60

Chén Cái 512 460,80

Máng che mưa Cái 512 1.232,38

Máng hứng mũ Cái 512 62,05

Thùng 15 lít Cái 1,65 207,90

Thùng 35 lít Cái 2 336,00

Máng mưa nhỏ Cái 5,2 161,38

Dao cạo Cái 4,1 615,00

2. Công lao động Công 33,81 1.786,25

- Công chăm sóc Công 6,84 361,37

- Công khai thác Công 26,97 1.424,88

Nguồn: số liệu điều tra nông hô

Trong năm 2009 chi công cụ, dụng cụ của các nông hộ là 3.613,12 nghìn đồng bao gồm các công cụ như: kiền. chén, máng che mưa, máng hứng mủ, thùng đựng mủ, dao cạo… Hầu hết các hộ đề sử dụng công lao động gia đình trong suốt quá trình khai thác, bao gồm cạo mủ, chăm sóc vườn cây. Cho nên không có chí phí thuê lao động bên ngoài. Theo số liệu điều tra năm 2009 thì chi cho công lao động tính bình quân 1 ha là 1.786,25 nghìn đồng một chi phí tương đối lớn.

3.2.2. Năng suất, sản lượng cao su của các hộ điều tra

Theo đặc tính sinh học của cây cao su thì năm đầu tiên cạo mủ năng suất thấp và nó sẽ cho năng suất cao vào những năm tiếp theo, sau đó giảm dần qua các năm. Do đặc điểm của cây cao su là loại cây công nghiệp dài ngày nên chu kỳ xản xuất kinh doanh của nó có thể chia thành 4 giai đoạn: giai đoạn đầu kinh doanh (từ 1 – 3 năm), giai đoạn thịnh vượng (từ 4 – 7 năm), giai đoạn cầm chừng (từ 8 – 12 năm) và giai đoạn suy thoái (từ 13 – 15 năm).

Bảng 3.13: Năng suất, sản lượng tính trên 1 ha cao su của các nông hộ điều tra năm 2009 – 20010 Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 So sánh 2009/2010 +/_ % Mủ nước Lít 2.642,6 2.623,3 -19,30 -0,73 Mủ tạp Kg 233,59 229,23 -4,36 -1,87 Mủ đông Kg 111,76 114,14 2,38 2,13

Tổng sản lượng quy khô Kg 48.828,30 48.474 -354,30 -0,73

Năng suất bình quân Kg/ha 946,42 935,79 -10,63 -1,12

Trong tổng số 50 hộ điều tra thì hầu hết các lô cao su đang ở giai đoạn thịnh vượng nhưng nhìn chung năng suất bình quân tương đối thấp chỉ đạt 946,42 kg/ha và đến năm 20010 đạt 935,79 kg/ha giảm 10,63 kg/ha tương ứng với 1,12%. Tổng sản lượng quy khô đạt 48.828,30 kg năm 2009 và đạt 48.474 kg năm 2010 giảm 354,30 kg tương ứng với 0,73 %. Trong đó sản lượng mủ nước và mủ đông tăng lên còn sản lượng mủ tạp giảm xuống.

Nguyên nhân là do ảnh hưởng nghiêm trọng của cơn báo số 6 và cơn báo số 9 nên vườn cây trồng cao su của hộ nông dân trên địa bàn bị thiệt hại lớn, một số cây trồng bị gãy. Mặt khác đầu năm 2010 do nắng nóng kéo dài khí hậu khô hạn dẫn đến năng suất mủ bình quân thấp hơn so với năm 2010.

3.2.3. Hiệu quả kinh tế của các nông hộ điều tra

Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của một hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc đầu tiên là phải tính toán được kết quả mà hoạt động đó mang lại. Vì là hộ nhận khoán cho nên chi phí trung gian mà họ phải chịu chỉ bao gồm chi phí công cụ dụng cụ, còn chi phí tự có chính là công lao động của các hộ gia đình bỏ ra. Theo quy định chung của nông trường thì tỷ lệ ăn chia là 39% : 60% (tính theo mức giá của các loại mủ) tức là toàn bộ sản lượng làm ra thuộc về các hộ nông dân nhưng tính theo tỷ lệ 39% giá bán (giá trị sản xuất GO = sản lượng các loại mủ * 39% giá bán của các loại mủ tương ứng).

Bảng 3.14 : Kết quả và hiệu quả kinh tế tính trên một ha cao su của các hộ điều tra năm 2010

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010

Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 9.503,85 11.639,01

Chi phí trung gian ( IC) 1000đ 3.613,12 3.613,12

Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 5.890,73 8.025,89

Chi phí tự có 1000đ 2.508,04 1.786,25

Lợi nhuận (LN) 1000đ 3.382,69 6.239,64

GO/IC Lần 2,63 3,22

VA/IC Lần 1,63 2,22

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ

Vì cao su là cây dài ngày cho nên để đánh giá được hiệu quả kinh tế của nó thì phải tiến hành đánh giá và thu thập số liệu từ lúc trồng cho đến khi cây chết hoặc không có khả năng cho mủ. Tuy nhiên do thời gian không cho phép nên tôi chỉ đánh giá hiệu quả sản xuất cao su trong 2 năm 2009 và 2010. Qua bảng số liệu ta thấy giá trị sản xuất (GO) năm 2008: 9.503,85 nghìn đồng, đến năm 2010 tăng lên 11.639,01 nghìn đồng nguyên nhân là do giá cả đầu ra tăng lên mặc dù năng suất bình quân của các loại mủ là giảm xuống. Năm 2009 giá trị gia tăng là 5.890,73 nghìn đồng, năm 2010 tăng lên 8.025,89 nghìn đồng do chi phí trung gian của hai năm không thay đổi cho nên giá trị sản xuất (GO) dẫn đến giá trị gia tăng ( VA) cũng tăng lên. Một lượng tương ứng.

Chi phí tự có của các nông hộ điều tra chính là chi công lao động gia đình, qua bảng số liệu ta thấy chi phí tự có năm 2009 là 2.508,04 nghìn đồng nhưng đến năm 2010 giảm xuống còn 1.786,25 nghìn đồng. Nguyên nhân chính là do năm 2009 công chăm sóc và công khai thác mủ nhiều hơn trong khi đó giá của công lao động là không thay đổi ( 52.485 đồng/ công).

Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả: GO/IC, VA/IC, LN/IC:

GO/IC: năm 2009 một đồng chi phí trung gian tạo ra 2,63 đồng giá trị sản xuất, tương tự năm 2010 một đồng chi phí trung gian tạo ra 3,22 đồng giá trị sản xuất tăng so với năm 2009.

VA/IC: Năm 2009 một đồng chi phí trung gian tạo ra 1,63 đồng giá trị gia tăng, và năm 2010 tăng lên tương ứng với một đồng chí phí trung gian tạo ra 2,22 đồng giá trị gia tăng.

LN/IC: Một đông chi phí trung gian tạo ra 0,94đồng lợi nhuận năm 2009 và tăng lên trong năm 2010 tương ứng với một đồng chi phí trung gian tạo ra 1,73 đồng lợi nhuận.

3.2.4. Hiệu quả xã hội

Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất. Để tiến hành canh tác cây cao su, cần thiết phải có một lượng lao động tương đối lớn và phải ổn định lâu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất cao su của các hộ nhận khoán ở nông trường sông con, huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w