Thực trạng sản xuất cao su của nông trường Sông Con

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất cao su của các hộ nhận khoán ở nông trường sông con, huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 39 - 45)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.1.1.Thực trạng sản xuất cao su của nông trường Sông Con

3.1.1.1 Tình hình sử dụng đất cao su của nông trường

Nông trường Sông Con tiền thân là của nông trường quốc doanh Sông Con được thành lập ngày 22/12/1955 qua 56 năm xây dựng và phát triển ngày 10/02/2006 đơn vị được thành lập lại theo quyết định số 472/QĐ.UBND-ĐMDN của UBND tỉnh Nghệ An. Ngày 19/3/2010 nông trường Sông Con đổi tên tên thành Công ty TNHH một thành viên NN Sông Con.

Quản lý, khai thác diện tích đất do nông trường làm chủ sở hữu và giao khoán cho các hộ dân ở trên địa bàn 3 xã Tân Phú, Tân Long và Tân Xuân huyện Tân Kỳ, Nghệ An, phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhiệm vụ của nông trường Sông Con là sản xuất kinh doanh là: Trồng, chế biến cao su; Trồng Cam, Mía và cây lương thực; Trồng cỏ chăn nuôi bò; sản xuất mua bán vật liêu xây dựng; Dịch vụ kỹ thuật, giống cây trồng , vật nuôi, vật tư nông nghiệp... Nhưng nông trường chủ yếu trồng, chế biến cao su.

Bảng 3.1: Diện tích cây cao su chưa khai thác và cao đã khai thác năm 2010

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

Tổng diện tích Ha 875,98

Diện tích thời kì kinh doanh Ha 451,48

Diện tích cao su chưa khai thác Ha 424,5

Nguồn: Phòng kế hoạch, kỹ thuật sản xuất của nông trường

Qua bảng 3.2 ta thấy tổng diện tích vườn cây cao su của nông trường khoán cho nông hộ trồng là 875,98ha nay đã khai thác là 451,48 ha, qua diện tích cao su đã khai đó nông trường thấy cao su đã thực sự đem lại giá trị kinh tế cho các hộ dân và nông trường nên nông trường đầu tư, cây cao su đem vào khai thác là những cây được trồng từ năm 1993-2000. trong đó chủ yếu là trồng năm 1996, 1997 với tổng diện tích là 234,9 ha. Hiện nay loại cây cao su đem vào khai thác tối thiểu la 3 năm, trồng năm

2000. Phát triển cây cao su và mở rộng diện tích trồng từ năm 2008 đến 2010 là 424,5ha.

3.1.1.2. Các nguồn lực sản xuất cao su

a) Nguồn nhân lực sản xuất cao su của nông trường

Lực lượng ban đầu chỉ có hơn 50 người năm 1955 đến năm 1960 đã có hơn 2.200

CNVC và đến năm 1970 có hơn 3.500 CNVC trên toàn nông trường thời bấy giờ Với hơn 56 năm phát triển đến hôm nay các thế hệ công nhân cũ ngày đầu thành lập đã nghỉ hưu và chế độ mất sức - Cùng với đó là thế hệ con em của họ đã theo bước chân cha mẹ ông bà ngày trước vào hợp đồng lao động với nông trường

Hiện nay 2010 tổng số cán bộ Công nhân viên chức 587 người, Trong đó công nhân gián tiếp: 44 người chiếm 8%, Công nhân trực tiếp: 543 người chiếm 92%, Lực lượng nữ : 332 người chiếm 56% . Tuổi đời bình quân 36 tuổi

Đội ngũ CB-CNVC lao động thông qua được học tập, giáo dục rèn luyện được bồi dưỡng giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi, cho nên chất lượng CNVC ngày càng được nâng lên rõ rệt, thể hiện qua công tác đào tạo cán bộ và nâng cao tay nghề bậc thợ cho công nhân, nhìn chung CNVC - lao động có việc làm và thu nhập ổn định, tương xứng, đảm bảo quyền lợi hợp pháp chính đáng, ổn định tổ chức và định hướng sản xuất cây con lâu dài.

Về trình độ học vấn, chuyên môn .

Bảng 3.2 Về trình độ học vẫn, chuyên môn của công nhân

TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Ghi chú I Trình độ CM 1 Đại học 13 13 14 2 Trung cấp 28 28 29 II Bậc thợ CN 1 1÷3 130 229 322 2 4÷6 51 89 125 III Đảng viên 92 76 77 Số CNVC-đoàn viên 329 427 487

Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính công ty nông trường sông con

Với đặc thù là Doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp đất đai của nông trường được uỷ ban nhân dân tỉnh giao quyền sử dụng đất. Công ty tiến hành giao khoán cân đối đến tận công nhân và lao động đảm bảo việc làm ổn định. Ngoài ra công ty còn có xưởng chế biến mủ cao su thu hút 1 số lượng công nhân trẻ làm vịêc mở rộng một số ngành nghề như xây dựng cơ bản, làm gạch ngói tạo thêm việc làm cho công nhân và lao động trên địa bàn. Nhờ có đủ tư liệu sản xuất việc làm ổn định, giá cả một số sản phẩm tăng trong những năm gần đây nên thu nhập của cán bộ công nhân đều tăng.

Đời sống cán bộ, công nhân không ngừng được nâng lên, số hộ giàu và khá chiếm tỷ lệ lớn trong công nhân, số hộ khó khăn được giảm hẳn. Nhiều hộ ngoài mua sắm trang thiết bị phục vụ cho đời sống sinh họat cho gia đình còn mua sắm ô tô tải xe hơi máy kéo hạng nặng, máy nông nghiệp đa chức năng vừa phục vụ cho gia đình và cộng đồng.

b) Cơ sở vật chất kỹ thuật

- Nhà, xưởng:

+ Nhà văn phòng có 1.654m2 trong đó có cơ quan vực rồng cũ là 672m2 chưa sử dụng, tất cả nhà cửa trên cơ bản đã khấu hao hết cần phải đầu tư xây dựng lại.

+ Nhà xưởng cao su có 1.239m2 cũ đã khấu hao hết cần phải đầu tư xây dựng lại.

+ Hệ thống nhà kho: 351m2 cũ nát đã khấu hao hết

- Máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị của công ty chủ yếu là hệ thống chế biến mủ cao su từ công suất 500 tấn/năm đã cũ cơ bản đã khấu hao hết.

- Phương tiện vận tải: Công ty hiện có một xe con 8 chỗ ngồi dùng để đưa đón cán bộ đi công tác, 2 xe tải 3,5 tấn để vận chuyển mủ cao su và vật liệu xây dựng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c) Tài chính

- Nguồn vốn ngân sách đầu tư thục hiện các dự án và xây dựng cơ sở hạ tầng từ 2008 – 20010 là 5.300 triệu đồng:

Trong đó:

+ Vốn đầu tư thực hiện dự án: 2.700 triệu đồng + Vốn xây dựng cơ sở hạ tầng: 2.600 triệu đồng

- Nguồn vốn sản xuất kinh doanh giai đoạn 2008 – 2009 là 52.819.2 triệu đồng. Trong đó:

+ Vốn tự có : 31.691,5 triệu đồng + Vốn tín dụng: 21.217,7 triệu đồng

3.1.1.3. Quy trình Chế biến và bảo quản

Giai đoạn khai thác được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1: Quy trình khai thác mủ cao su

Từ vườn cây, mủ được cạo cho chảy xuống chén hứng mủ. Sau một thời gian nhất định công nhân sẽ trút mủ vào thùng đựng mủ để cân, đo rồi đổ mủ vào xe bồn chở về nhà máy chế biến.

* Giai đoạn chế biến

Mủ được vận chuyển từ vườn cây về nhà máy, sau khi qua lưới lọc 40 inch được chế biến qua các công đoạn sau:

+ Công đoạn 1: Xử lý nguyên liệu:

Tiếp nhận mủ từ hồ quậy mủ, sau đó đưa qua máng dẫn mủ, pha acid loãng 1% cho chảy qua từng mương đánh đông với DRC 25%, độ pH 4,5 – 5.

+ Công đoạn 2: Gia công cơ học:

Từ mương đánh đông, sau 6 – 8 giờ mủ trong mương đông, xả nước vào cho mủ đông trong mương nổi lên mặt mương – mủ được đưa qua máy cán kéo di động trên mương dẫn qua băng tải đến 3 máy cân Crêp, rồi đến máy cán cắt và tạo hạt Sredder. Tiếp theo bơm chuyền cốm lên sàn rung để tách nước, sau đó mủ được cho vào thùng sấy và đẩy vào lò sấy.

+ Công đoạn 3: Gia công nhiệt:

VƯỜN CÂY KHAI THÁC

KHAI THÁC MỦ

ĐỔ MỦ

CÂN, ĐO

Mủ cốm được đưa vào lò sấy, sau 13 – 17 phút với nhiệt độ từ 100 – 112 0C (tùy thuộc vào chất lượng mủ đánh đông) mủ được đưa qua hệ thống hút làm nguội.

+ Công đoạn 4: Hoàn chỉnh sản phẩm:

Ép kiện, đóng gói PE, đóng palette đưa vào kho thành phẩm.

Quy trình chế biến mủ cao su được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.2: Quy trình công nghệ chế biến mủ cao su

Sau khi nhà máy chế biến mủ cao su xong rồi ép kiện đóng thành gói đưa về kho để bảo quản.

* Giai đoạn tiêu thụ

Với đặc điểm nổi bật của nông trường Sông Con là sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất nguyên liệu và công ty TNHH thương mại Cường An. Sản phẩm cuối cùng của

Mủ nước khai thác từ vườn cây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếp nhận mủ từ nhà máy Thành phẩm Ép kiện đóng gói Lò xông Làm đồng đều mủ Đánh đông mủ Máy cán kéo Máy krếp 1,2,3

nông trường là mủ khối sơ chế nguyên liệu là thành phẩm. Sản phẩm bán cho công ty TNHH thương mại Cường An. Công ty Cường An nhập khẩu ra nước ngoài và bán cho các nhà máy chế biến thành phẩm tiêu dùng như săm lốp xe các loại, vật dụng bằng cao su khác…Quy trình tiêu thụ sản phẩm của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.3: Quy trình tiêu thụ mủ cao su 3.1.1.4. Kết quả, sản xuất - kinh doanh cao su 3 năm 2008 - 2010

Trong 3 năm 2008 – 2010 công ty nông trường Sông Con đạt được hiệu quả kinh doanh với một số chỉ tiêu chủ yếu như sau:

Bảng 3.3:Hiệu quả, sản xuất - kinh doanh 3 năm 2008 - 2010

Chỉ tiêu (Bình quân/năm) ĐVT Số lượng Tỉ lệ (%)

Doanh thu triệu đồng 35.731,7 137,7

Lợi nhuận trước thuế triệu đồng 1.086 343

Trích nộp ngân sách triệu đồng 1.195 184

Thu nhập triệu đồng 18.400.000 110

Nguồn: Phòng tài chính – Kế toán của nông trường Sông Con

Nông trường Sông Con bước đầu có những khó khăn nhất định về mặt tài chính và quản lý, song nhờ tính thống nhất và đoàn kết trong cán bộ công nhân viên công ty. Bộ máy quản lý tận tụy, có trách nhiệm cao. Phần lớn diện tích cây trồng chính của công ty là cao su đang nằm trong thời kỳ kinh doanh. Được sự quan tâm giúp đỡ

KHÁCH HÀNG

ĐÀM PHÁN

KÝ KẾT HỢP ĐỒNG

SẢN XUẤT

GIAO HÀNG

của UBND tỉnh, lãnh đạo sở NN và PTNT, nên sản xuất kinh doanh trong 3năm qua đạt đuợc kết quả tốt cụ thể là: Đất đai sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch, có hiệu quả. Doanh thu là 35.731,7 triệu đồng, chiếm 137,7%. Lợi nhuận truớc thuế là 1.086 triệu đồng, chiếm 343%. Trích nộp ngân sách là 1.195 triệu đồng, chiếm 184%. Thu nhập 18.400.000 triệu đồng, chiếm 110%. Như vậy qua số liệu SXKD cho ta thấy là công ty đã hoàn thành vuợc kế hoạch mà tỉnh giao cũng như công ty đề ra vốn nhà nước được bảo toàn và phát triển, vị thế của công ty ngày càng được nâng cao, không ngừng phát triển. Công nhân lao động và nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng bộ và sự quản lý điều hành của công ty, tin tưởng vào sự phát triển của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất cao su của các hộ nhận khoán ở nông trường sông con, huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 39 - 45)