Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất cao su của các hộ nhận khoán ở nông trường sông con, huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 32)

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.4.Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu

2.4.1. Điều kiện tự nhiên

Nông trường Sông Con được thành lập ngày 22/12/1955 qua 56 năm xây dựng và

phát triển ngày 10/02/2006 đơn vị được thành lập lại theo quyết định số 472/QĐ.UBND-ĐMDN của UBND tỉnh Nghệ An về việc duyệt phương án hợp nhất nông trường Sông Con – nông trường Vực Rồng, và chuyển đổi tên thành công ty nông nghiệp Sông Con.

Công ty nông trường Sông Con nằm trong địa bàn huyện Tân Kỳ nên mang tình chất tương đồng vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thời tiết của huyện Tân Kỳ.

2.4.1.1. Vị trí địa lý

Công ty nông trường Sông Con Tân kỳ là một huyện miền núi nằm phía Tây của tỉnh Nghệ An, có vị trí địa lý từ 18058 đến 19032 vĩ độ Bắc và từ 1050 đến 105014 kinh độ Đông cách thành phố Vinh 90 km về phía Tây Bắc nằm gọn trong lưu vực của sông Hiếu suốt chiều dài 60 km, cách thành phố Vinh 90Km.

+ Phía bắc giáp xã Nghĩa Đức - Huyện Nghĩa Đàn

+Phía nam giáp xã Kỳ Tân và xã Nghĩa Phúc, Huyện Tân Kỳ

+Phía đông giáp các xã Nghĩa Đồng, Nghĩa Thái, Nghĩa Dũng, và Xã nghĩa Hoàn, Huyện Tân Kỳ.

+Phía tây giáp xã Tân xuân, và Xã giai Xuân, Huyện Tân Kỳ.

Nông trường Sông Con nằm ở Tây bắc Huyện Tân Kỳ trên địa bàn hai xã Tân Phú và Tân Long, kéo dài theo trục đường tỉnh lộ 545.Văn phòng Công ty đặt tại xã Tân phú, Tân Kỳ -Nghệ An.

2.4.1.2. Địa hình địa, địa mạo

Địa bàn nông trường Sông Con có kiểu địa hình đồi núi trung bình, xung quanh có núi cao xen kẽ đồng bằng, đồi núi bị chia cắt bởi nhiều khe, suối quanh co cho nên hàng năm thường bị hạn hán, lũ lụt giao thông đi lại khó khăn.

- Độ cao bình quân của khu vực là 120m. - Đỉnh núi cao nhất là 340m.

- Đỉnh núi thấp nhất là 40m. - Độ dốc biến động từ 80 đến 20 0

Đặc điểm địa hình trên đã ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất và sinh hoạt của người dân, đồng thời làm cho khu vực mang tính chất của vùng sinh thái nhạy cảm. Hoạt động sản xuất canh tác nông nghiệp cũng như trồng rừng nếu không chú ý biện pháp bảo vệ đất sẽ gây ra xói mòn, rửa trôi, đất đai mất dần sức sản xuất, nguồn nước bị suy thoái nhanh chóng, lòng hồ ngày càng bị bồi lắng.

2.4.1.3. Khí hậu thời tiết

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm 4 mùa khá rõ nét với các khí hậu chính như sau:

- Nhiệt độ không khí: Bình quân năm là 23,50C; nhiệt độ thấp nhất trong năm 7oC (vào tháng 1). Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là tháng 7 trên 41,2oC; mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10.

- Số giờ nóng trong năm trung bình là 1630,6 giờ; năm cao nhất là 1700 giờ; năm thấp nhất là 1460 giờ.

- Lượng mưa và bốc hơi

+ Lượng mưa bình quân năm là 1700 mm; phân bố trong năm không đều, mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 75,2% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày lớn nhất có thể tới 536,1 mm. Mùa khô từ cuối tháng 10 đầu tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2 chỉ, 27,5 – 31,2 mm.

+ Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trong các tháng mưa ít cao, do đó mùa khô đã thiếu nước lại càng thiếu hơn, tuy nhiên do hệ thống thuỷ lợi tương đối tốt nên ảnh hưởng không lớn đến cây trồng vụ Xuân.

+ Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí trung bình năm là 86%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 80 - 89 %. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là các tháng 11, tháng 12, tuy nhiên chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn.

+ Gió: Hướng gió thịnh hành về mùa khô là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Tây Nam k éo dài từ tháng 5 đến tháng 8 gây khô, hạn hán

+ Sương muối và mưa đá rất ít xảy ra,thông thường 10 năm mới quan sát thấy mưa đá một lần.

2.4.2. Các nguồn tài nguyên2.4.2.1.Tài nguyên nước 2.4.2.1.Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Ngoài nước mưa thì có con Sông con chảy qua với chiều dài 60km, có nhiều khe suối với tổng chiều dài gần 300 km, và có 133 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ là nguồn nước cơ bản dồi dào cho việc sản xuất các loại cây trồng. Nhiều sông suối có độ dốc lớn, lòng sông hẹp uốn khúc, lượng mưa tập trung theo mùa nên lũ lụt, lũ quýet xói mòn đất thường xuyên xẩy ra nghiêm trọng, lòng sông bị cạn dần. Trong những năm gần đây các công trình và hệ thống thuỷ lợi được xây dựng thì nguồn nước tưới đã được tăng lên đáng kể.

Nguồn nước ngầm: Đây là nguồn nước cung cấp chủ yếu cho sản xuất và nhu cầu sinh hoạt, tuy nhiên do mức nước ngầm thấp nên vào mùa khô tình trạng thiếu nước vẫn thường xuyên xẩy ra.

2.4.2.2. Tài nguyên đất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Địa hình nông trường Sông Con đa dạng có lèn núi đá cao, đồi trọc độ dốc trên 250 ở phía tây bắc và thấp dần về phía đông nam. Đất bị núi đá khe suối chia cắc, chiều dài thì dài chiều rộng thì hẹp, do vậy việc bố trí kế hoạch sản xuất bị ảnh hưởng.

Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt mà không một tư liệu sản xuất nào có thể thay thế được, là điều kiện đầu tiên quyết định cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Việc sử dụng đất đai một cách hợp lý đem lại hiệu quả cao là một yếu tố đòi hỏi sự quan tâm của người nông dân trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Đất đai được sử dụng, cải tạo tốt sẽ làm tăng giá trị và độ phì nhiêu trong đất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người

Loại đất chủ yếu : Đất feralít màu vàng phát triển trên nền đá phi Thành phần cơ giới: Đất thịt trung bình.

Đất phù sa hàng năm là 252,68 ha tập trung chủ yếu ở các ven sông con, đất này chủ yếu là đất trồng màu.

Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của nông trường chủ yếu:Trồng, chế biến Cao Su; Trồng Cam, Mía và cây lương thực;Trồng cỏ, chăn nuôi Bò; Sản xuất mua bán vật liệu xây dựng; Kinh doanh dịch vụ xăng dầu; Dịch vụ kỹ thuật,giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp; Thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất các chương trình khuyến nông có tổng diện tích đât sản xuất : 1.949,39 ha với cây trồng chính là cao su, mía, ngô, và lúa.

Bảng 2.1:Tài nguyên đất được sử dụng năm 2010 của nông trường

Loại đất ĐVT Số lượng CC (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên ha 1.949,39 100

1 Đất nông nghiệp ha 1.419,03 72,78

1.1 Đất SX nông nghiệp ha 242,0 1705

1.1.1. Đất trồng cây hàng năm ha 387,52 27,05

1.1.2. Đất trồng cây lâu năm (chủ yếu là Cây cao su) ha 798,51 41,12

1.2 Đất lâm nghiệp ha 303,00 15,54

1.2.1. Đất rừng SX ha 303.00

1.2.2. Đất rừng phòng hộ ha

1.3. Đất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ha 93,60

1.4. Đất nông nghiệp khác ha 184,78 2. Nhà, xưởng m2 3.14 2.1. Nhà văn phòng m2 1.654 2.2. Nhà xưởng m2 1.239 2.3. Nhà kho m2 351 2.4. Nhà tập thể m2 70

2.5. Xưởng chế biến cao su tấn/năm 500

4. Đất phi nông nghiệp ha 182,23 9.35

5. Đất chưa sử dụng ha 30,54 1.87

3.1. Đất bằng chưa sử dụng ha 5,79

3.2. Đất rừng chưa sử dụng 42,58

3.3 Núi đá không có rừng 9,36

Nguồn: Phòng kế hoạch, kỹ thuật sản xuất của công ty nông trường

Nông trường nằm trên địa bàn vùng gò đồi, vùng núi thấp, và trung du. Tổng diên tích tự nhiên là 1.949,39 ha, trong đó đất nông nghiệp chủ yếu là 1.419,39 ha chiếm 72,78% tổng diên tích đất tự nhiên, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây

trồng cho phù hộ từng loại đất đai theo quy hoạch và quy hoạch từ năm 1991 đến nay đã có chuyển biến tích cực, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm chủ yếu cây cao su là 798,51 ha chiếm 41,12% đất nông nghiệp . Nguyên nhân là do yếu tố địa hình, và tính chất của đất đai cũng như các điều kiện tự nhiên phù hợp với trồng cây cao su. Đất phi nông nghiệp là 182.23ha chiếm 9.35% đất chưa sử dụng là 30,54 chiếm 1.87% tổng diên tích đất tự nhiên.

Công ty hiện có nhà xưởng chế biến mủ cao su tổng diện tích là 314m2 nằm cách công ty 2km, nhà máy chỉ chế biến mủ tạp thành cao su krếp(crepe). Mỗi năm xưởng chế biến trên 500 tấn cao su krếp.

2.4.3. Điều kiện kinh tế xã hội

2.4.3.1. Sự phát triển đội ngũ công nhân nông trường Sông con

Lịch sử phát triển của công ty nông trường Sông Con gắn liền gắn liền với lịch sử phát triển của lực lượng công nhân ở công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty được thành lập từ năm 1955 - những công nhân của công ty đầu tiên là những người con tập kết từ miền nam ra sau hiệp định ZƠ NE VƠ năm 1954

Cùng với sự phát triển lớn của Nông trường Quốc doanh, Đảng, nhà nước đã tuyển dụng thêm con em ở các huyện miền xuôi của tỉnh Nghệ An lên xây dựng nông trường

Lực lượng ban đầu chỉ có hơn 50 người năm 1955- đến năm 1960 đã có hơn 2.200 CNVC và đến năm 1970 cóhơn 3.500CNVC trên toàn Nông trường thời bấy giờ.

Với hơn 56 năm phát triển đến hôm nay các thế hệ công nhân cũ ngày đầu thành lập đã nghỉ hưu và chế độ mất sức. Cùng với đó là thế hệ con em của họ đã theo bước chân cha mẹ ông bà ngày trước vào hợp đồng lao động với Công ty

Hiện nay tổng số cán bộ Công nhân viên chức; 587 người. Trong đó công nhân gián tiếp: 44 người chiếm 8%

Công nhân trực tiếp : 543 người chiếm 92%, Lực lượng nữ: 332 người chiếm 56%, Tuổi đời bình quân 36.

Đội ngũ cán bộ - CNVC lao động thông qua được học tập, giáo dục rèn luyện được bồi dưỡng giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi, cho nên chất lượng CNVC ngày càng được nâng lên rõ rệt, thể hiện qua công tác đào tạo cán bộ và nâng cao tay nghề bậc thợ cho công nhân, nhìn chung CNVC - lao động có việc làm và thu nhập ổn

định, tương xứng, đảm bảo quyền lợi hợp pháp chính đáng, ổn định tổ chức và định hướng sản xuất cây con lâu dài.

2.4.3.2. Tình hình kinh tế

Thu nhập chính của người dân chủ yếu từ sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên từ khi có trục đường Hồ Chí Minh chạy dọc xuyên suốt địa bàn huyện và đường tỉnh lộ 545, cùng hệ thống đường nội huyện liên xã nên hệ thống giao thông hoàn thiện thuận lợi cho việc đi lại, buôn bán, trao đổi phát triển kinh tế. Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, cơ cấu cây trồng đa dạng, mặc dù sản xuất lương thực đã đủ ăn, sản xuất hàng hoá nông, lâm nghiệp cũng ở mức cao. Lương thực bình quân đạt 176 kg/người/năm, tổng thu nhập xã hội bình quân đầu người đạt 18triệu/người/năm (năm 2010).

2.4.3.3 Tình hình cơ bản nông trường Sông Con

* Giới thiệu về nông trường

- Tên giao dịch: Công ty TNHH một thành viên nông nghiệp Sông Con - Giám đốc nông trường : Thái Bá Ất

- Tổng số nhân viên: 120 người.

- Chức năng và nhiệm vụ: Sản xuất, phát triển cây cao su, khai thác, thu mua mủ cao su.

Nông trường hoạt động trên cơ sở quy định hiện hành áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước và điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng công ty cao su Việt Nam.

* Tổ chức bộ máy của nông trường

Trong nền kinh tế thị trường đầy tính cạnh tranh như hiện nay đối với mỗi doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì việc làm đầu tiên khi thành lập doanh nghiệp thì phải xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính sao cho phù hợp. Nó thể hiện cơ chế họat động và độ linh hoạt cũng như mối quan hệ giữa các phòng ban trong nông trường. Trên cơ sở chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, thông qua điều kiện thực tế cũng như các khó khăn thuận lợi nông trường sông con đã xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính cho quá trình sản xuất kinh doanh như sau:

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của nông trường

CHỦ TỊCH KIÊM GIÁM ĐỐC

(Kiêm bí thư Đảng ủy)

PHÓ GIÁM ĐỐC

(Phụ trách kinh doanh – dịch vụ)

Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch Phòng kế toán - tài vụ Đội sản xuất 1 Đội sản xuất 2 …… …... ... . Đội sản xuất 13

PHÓ GIÁM ĐỐC

(Kiêm chủ tịch công đoàn – phụ trách SX và an ninh –xãhội)

KIỂM SOÁT VIÊN Xưởng chế biến mủ Trạm điện, cơ khí

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá thực trạng sản xuất cao su của nông trường Sông Con và nông hộ được giao khoán được giao khoán

3.1.1. Thực trạng sản xuất cao su của nông trường Sông Con3.1.1.1 Tình hình sử dụng đất cao su của nông trường 3.1.1.1 Tình hình sử dụng đất cao su của nông trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nông trường Sông Con tiền thân là của nông trường quốc doanh Sông Con được thành lập ngày 22/12/1955 qua 56 năm xây dựng và phát triển ngày 10/02/2006 đơn vị được thành lập lại theo quyết định số 472/QĐ.UBND-ĐMDN của UBND tỉnh Nghệ An. Ngày 19/3/2010 nông trường Sông Con đổi tên tên thành Công ty TNHH một thành viên NN Sông Con.

Quản lý, khai thác diện tích đất do nông trường làm chủ sở hữu và giao khoán cho các hộ dân ở trên địa bàn 3 xã Tân Phú, Tân Long và Tân Xuân huyện Tân Kỳ, Nghệ An, phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhiệm vụ của nông trường Sông Con là sản xuất kinh doanh là: Trồng, chế biến cao su; Trồng Cam, Mía và cây lương thực; Trồng cỏ chăn nuôi bò; sản xuất mua bán vật liêu xây dựng; Dịch vụ kỹ thuật, giống cây trồng , vật nuôi, vật tư nông nghiệp... Nhưng nông trường chủ yếu trồng, chế biến cao su.

Bảng 3.1: Diện tích cây cao su chưa khai thác và cao đã khai thác năm 2010

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

Tổng diện tích Ha 875,98

Diện tích thời kì kinh doanh Ha 451,48

Diện tích cao su chưa khai thác Ha 424,5

Nguồn: Phòng kế hoạch, kỹ thuật sản xuất của nông trường

Qua bảng 3.2 ta thấy tổng diện tích vườn cây cao su của nông trường khoán cho nông hộ trồng là 875,98ha nay đã khai thác là 451,48 ha, qua diện tích cao su đã khai đó nông trường thấy cao su đã thực sự đem lại giá trị kinh tế cho các hộ dân và nông trường nên nông trường đầu tư, cây cao su đem vào khai thác là những cây được trồng từ năm 1993-2000. trong đó chủ yếu là trồng năm 1996, 1997 với tổng diện tích là 234,9 ha. Hiện nay loại cây cao su đem vào khai thác tối thiểu la 3 năm, trồng năm

2000. Phát triển cây cao su và mở rộng diện tích trồng từ năm 2008 đến 2010 là 424,5ha.

3.1.1.2. Các nguồn lực sản xuất cao su

a) Nguồn nhân lực sản xuất cao su của nông trường

Lực lượng ban đầu chỉ có hơn 50 người năm 1955 đến năm 1960 đã có hơn 2.200

CNVC và đến năm 1970 có hơn 3.500 CNVC trên toàn nông trường thời bấy giờ Với hơn 56 năm phát triển đến hôm nay các thế hệ công nhân cũ ngày đầu thành lập đã nghỉ hưu và chế độ mất sức - Cùng với đó là thế hệ con em của họ đã theo bước chân cha mẹ ông bà ngày trước vào hợp đồng lao động với nông trường

Hiện nay 2010 tổng số cán bộ Công nhân viên chức 587 người, Trong đó công nhân gián tiếp: 44 người chiếm 8%, Công nhân trực tiếp: 543 người chiếm 92%, Lực lượng nữ : 332 người chiếm 56% . Tuổi đời bình quân 36 tuổi

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất cao su của các hộ nhận khoán ở nông trường sông con, huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 32)