Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 30 - 36)

2. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng qua 3 năm 2008 2010.

2.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng.

Doanh số cho vay thể hiện lượng tiền mà Ngân hàng cung ứng cho nền kinh tế trong một thời hạn nhất định theo hợp đồng tín dụng. Sự gia tăng của nó thể hiện mức tăng trưởng trong hoạt động tín dụng. Trong năm 2008, nền kinh tế có nhiều biến động khó lường với chính sách thắt chặt tín dụng từ NHNN và việc hạn chế cho vay của BIDV Sóc Trăng trong năm 2008 và 2009, năm 2010 khi nền kinh tế ổn định cùng với nhiều chính sách mở rộng tín dụng doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên đáng kể.

Doanh số cho vay theo theo thời hạn tín dụng bao gồm doanh số cho vay ngắn hạn và trung dài hạn. Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay.

Bảng 2.4 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của BIDV Sóc Trăng qua 3 năm (2008-2010)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/1009

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Ngắn hạn 2.230.393 98,8 2.337.859 97 3.460.206 97 107.466 5 1.122.347 48

Trung và dài

hạn 24.998 1,2 80.538 3 114.756 3 55.540 222 34.218 42

Tổng cộng 2.255.391 100 2.418.397 100 3.574.962 100 163006 7 1.156.565 47,8

Để thấy được sự gia tăng của doanh số cho vay theo thời hạn như thế nào ta xem xét biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.4 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của BIDV Sóc Trăng qua 3 năm (2008- 2010)

Từ biểu đồ ta thấy doanh số cho vay theo thời hạn cứ tăng lên từ năm 2008 – 2010. Điều này đã thể hiện được bước đột phá quan trọng trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng tín dụng đem lại lợi nhuận ngày càng cao cho Ngân hàng, vị thế của Ngân hàng ngày càng vững mạnh tạo được lòng tin đối với khách hàng, thu hút ngày càng đông khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng.

Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, cụ thể năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 2.230.393 triệu đồng chiếm 98,8% tổng doanh số, năm 2009 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 2.337.859 triệu đồng chiếm 97% tổng doanh số tăng 107.466 triệu đồng tương ứng tăng 5% so với năm 2008. Doanh số cho vay trung và dài hạn 2008 là 24.998 triệu đồng, năm 2009 đạt 80.538 triệu đồng tăng gấp 222% so với năm 2008.

Nguyên nhân là do năm 2008 Ngân hàng thực hiện chủ trương thắt chặt tiền tệ của NHNN nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô và đồng thời đảm bảo tín thanh khoản cho hệ thống Ngân hàng với định mức tăng trưởng tín dụng trong cả năm không vượt quá 30%, các lĩnh vực đầu tư dài hạn đều bị đóng băng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, bên cạnh đó trong năm 2008 nhu cầu đầu tư vào tài sản trung hạn của các khách hàng hiện có rất thấp. Mặc khác để giảm bớt về rủi ro lãi suất khi cho vay trung và dài hạn, và dễ dàng hơn trong việc quản lý vốn vay của khách hàng, Ngân hàng đã tập trung đầu tư cho tín dụng ngắn hạn mở rộng cho vay ngắn hạn đến các tầng lớp dân cư nhàm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vụ đầu tư và phát triển đời sống của khách hàng. Tuy nhiên từ cuối năm 2008, chính sách tiền tệ bắt đầu có sự chuyển hướng, từ thắt chặt sang dần nới lỏng. cùng với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, góp phần tạo điều kiện tín dụng tăng trưởng trong năm 2009 như hai gói kích cầu vào quý I và quý IV năm 2009 về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ( bao gồm cả ngắn hạn và trung dài hạn). Các chính sách này đã tạo điều kiện cho Ngân hàng tăng trưởng tín dụng tốt hơn. Đặc biệt là gói kích cầu hỗ trợ lãi suất vay vốn trung và dài hạn đã góp phần làm doanh số cho vay trung và dài hạn tăng 222% và đạt tỷ trọng 3% trong khi năm 2008 chỉ chiếm tỷ trọng là 1,2% tổng doanh số cho vay.

Năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 3.460.206 triệu đồng chiếm 97% tổng doanh số tăng 1.122.347 triệu đồng tương ứng tăng 48% so với năm 2009, doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 114.756 triệu đồng tăng 34.218 triệu đồng tương ứng tăng 42% so với năm 2009. Đặc điểm kinh tế của Tỉnh Sóc Trăng chủ yếu là kinh doanh các ngành công nghiệp, thương nghiệp và

nhiều biến động, dịch bệnh liên tục xảy ra làm cho việc kinh doanh chậm lại và người dân chuyển sang khuynh hướng vay tiêu dùng, thu mua lương thực, hàng hóa, sửa chữa nhà nhiều hơn. Chính vì thế nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng chủ yếu là nhu cầu vốn ngắn hạn chiếm đa số trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Tuy nhiên xét về tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng doanh số cho vay hầu như không có biến động nhiều vẫn chiếm 3% tổng doanh số cho vay là do ban lãnh đạo Ngân hàng có chủ trương hạn chế cho vay trung và dài hạn, tăng cường cho vay ngắn hạn nhằm để hạn chế được nhiều rủi ro cho Ngân hàng,đồng thời sự tăng nhanh của nền kinh tế làm cho nhu cầu vốn ngắn hạn tăng nhanh. Ngoài ra, do một số doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức kinh tế hoạt động kém hiệu quả, đồng vốn chưa quản lý chặt chẽ nên Ngân hàng còn thận trọng trong việc xét duyệt cho vay khi bên vay không có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, không có mục đích sử dụng vốn rõ ràng,… Một nguyên nhân khác làm cho lượng vốn cho vay ngắn hạn cao hơn rất nhiều so với cho vay trung và dài hạn là do cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là vốn huy động ngắn hạn nên Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn là chủ yếu, vốn huy động ngắn hạn nếu cho vay dài hạn sẽ khiến cho Ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản nên Ngân hàng chỉ cho vay trung và dài hạn bằng vốn huy động trung và dài hạn và bằng một tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn phù hợp với qui định của NHNN.

Tóm lại doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên liên tục qua 3 năm đã thể hiện được bước đột phá quan trọng trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng tín dụng đem lại lợi nhuận ngày càng cao cho Ngân hàng, vị thế của Ngân hàng ngày càng vững mạnh tạo được lòng tin đối với khách hàng, thu hút ngày càng đông khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng. Để giảm bớt rủi ro về lãi suất khi cho vay trung và dài hạn và dễ dàng hơn trong việc quản lý vốn vay của khách hàng, Ngân hàng đã tập trung đầu tư cho tín dụng ngắn hạn đẩy doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên.

2.2.1.2 Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng.

Doanh số cho vay phản ánh số lượng và quy mô của Ngân hàng chứ chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng, vì hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở việc trả nợ vay của khách hàng. Nếu khách hàng luôn trả nợ đúng hạn thì chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng vốn vay của mình một cách có hiệu quả, có thể luân chuyển được nguồn vốn vay một cáh dể dàng. Nói cách khác doanh số cho vay là điều kiện cần, còn doanh số thu nợ là điều kiện đủ để hoạt động Ngân hàng được duy trì và phát triển. Như vậy, doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác tín dụng trong từng thời kỳ.

Ta có bảng số liệu sau thể hiện tình hình thu nợ theo thời hạn tín dụng của Chi nhánh qua 3 năm (2008-2010) như sau:

Bảng 2.5 Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng của BIDV Sóc Trăng qua 3 năm (2008-2010)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/1009

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Ngắn hạn 1.787.888 96,6 2.297.905 98,8 3.176.072 98,6 510.017 28,5 878.167 38,2

Trung và dài

hạn 25.866 3,4 27.264 1,2 45.792 1,4 1398 5,4 18528 68,0

Tổng cộng 1.813.754 100 2.325.169 100 3.221.864 100 511.415 28,2 869.695 37,4

Dựa vào bảng số liệu trên ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.5 Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng của BIDV Sóc Trăng qua 3 năm (2008- 2010)

Như đã phân tích doanh số cho vay ở phần trên, ta thấy là khi phân theo thời hạn thì doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với trung và dài hạn. Doanh số thu nợ theo thời hạn của Ngân hàng cũng vậy, do phần cho vay ngắn hạn nhiều nên khi thu nợ thì ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thu nợ. Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy rằng doanh số thu nợ qua 3 năm tăng nhanh. Cụ thể:

Ngắn hạn:

Năm 2008 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 1.787.888 triệu đồng, chiếm 96.6% tổng doanh số thu nợ. Năm 2009, doanh số thu nợ ngắn hạn là 2.297.905 triệu đồng chiếm 98,8% tổng doanh số thu nợ tăng 510.017 triệu đồng tương ứng tăng 28,5% so với năm 2008. Năm 2010, doanh số thu nợ đạt 3.176.072 triệu đồng chiếm tỷ trọng 98,6% tổng doanh số thu nợ, tăng 878.167 triệu đồng tương ứng tăng 38,2% so với năm 2009. Nguyên nhân của sự tăng lên là do tình hình kinh tế có bước phát triển khá cao, các doanh nghiệp sử dụng vốn ngày càng đúng mục đích và phát huy có hiệu quả đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Ngoài ra cán bộ của Ngân hàng đã thiết lập tốt mối quan hệ với khách hàng đáng tin cậy, thể hiện công tác thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng được nâng lên, đồng thời công tác đánh giá rủi ro, quản lý và thu nợ được thực hiện khá tốt.

Trung và dài hạn:

Do tình hình kinh tế biến động nên doanh số thu nợ trung hạn cũng biến động cùng chiều với doanh số thu nợ ngắn hạn và năm 2010 nó chiếm tỷ lệ cao hơn so với doanh số cho vay trung dài hạn chứng tỏ cán bộ tín dụng đã hoạt động tích cực để hoàn thành công tác thu nợ. Cụ thể năm 2008 doanh số thu nợ trung và dài hạn đạt 25.866 triệu đồng , năm 2009 đạt 27.264 triệu đồng tăng 1.398 triệu đồng tương ứng tăng 5,4% so với năm 2008, năm 2010 đạt giá trị 45.792 triệu đồng tăng 18.528 triệu đồng tương ứng tăng 68,0% so với năm 2009 Từ số liệu trên cho thấy công tác thu nợ trung hạn đạt hiệu quả cao hơn, mặt khác do Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn nên rủi ro cũng tập trung nhiều vào các khoản cho vay ngắn hạn.

Như vậy doanh số thu nợ hàng năm tăng lên liên tục cho thấy rằng người vay đã sử dụng vốn vay để đầu tư, sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả khả quan, có sự nỗ lực hết mình của đội ngũ cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ.

Công tác thu nợ trong thời gian qua đã đạt được sự quan tâm tích cực của đội ngũ cán bộ công nhân viên của Ngân hàng. Ngân hàng đã có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương tạo

điều kiện thuận lợi cho việc thu hồi nợ khi đến hạn, từ đó làm cho doanh số thu nợ tăng lên liên tục, năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên công tác thu hồi nợ còn phụ thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng với khách hàng về thời hạn trả nợ. Đối với các khoản cho vay ngắn hạn thì kỳ hạn trả nợ thường là sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên có nhiều trường hợp do Ngân hàng đầu tư vốn có hiệu quả nên khách hàng làm ăn đạt lợi nhuận cao và hoàn trả vốn trước kỳ hạn cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w