2. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng qua 3 năm 2008 2010.
2.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế của Chi nhánh qua 3 năm (2008-2010).
(2008-2010).
2.2.2.1. Doanh số cho vay theo ngành.
Doanh số cho vay theo ngành bao gồm: Nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thương mại- dịch vụ. Tỉnh Sóc Trăng có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch sinh thái.
Trong nhiều năm qua có rất nhiều doanh nghiệp đã khai thác những tiềm năng vốn có này. Trên địa bàn tỉnh các doanh nghiệp chế biến thủy sản chiếm số lượng lớn và ngày càng phát triển trong những năm gần đây. Vì thế tỷ trọng cho vay của lĩnh vực công nghiệp là chủ yếu.
Bảng 2.7 Doanh số cho vay theo ngành của BIDV Sóc Trăng qua 3 năm (2008-2010)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/1009
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 5.950 0,3 66.049 2,7 92.537 2,6 60.099 1010 26.488 40,1 Công nghiệp 1.482.463 65,7 1.610.331 66,6 2.403.544 67,2 127.868 8,6 793.213 49,3 Xây dựng 76.457 3,4 134.793 5,6 191.184 5,4 58.336 76.3 56.391 41,8 Thương mại, dịch vụ 690.521 30,6 607.224 25,1 887.697 24,8 -83.297 -12,1 280.473 46,2 Tổng cộng 2.255.391 100 2.418.397 100 3.574.962 100 163.006 7,2 1.156.565 47,8
Để thấy rỏ hơn sự biến động trong doanh số cho vay theo ngành của Ngân hàng trong thời gian qua, ta xem xét biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.7 Doanh số cho vay theo ngành của BIDV Sóc Trăng qua 3 năm (2008-2010)
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho ta thấy sự chênh lệch rất lớn giữa các ngành, công nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn bên cạnh đó nông nghiệp và xây dựng có tăng nhưng tỷ trọng không lớn trong khi thương mại dịch vụ tăng giảm không đồng đều qua các năm, cụ thể:
Nông nghiệp:
Tuy Sóc Trăng là một tỉnh nông nghiệp nhưng cho vay của Ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng không lớn, cụ thể doanh số cho vay nông nghiệp năm 2008 đạt 5.950 triệu đồng chiếm 0,3% tổng doanh số cho vay, năm 209 đạt giá trị 66.049 triệu đồng tăng 60.099 triệu đồng so với năm 2008 và chiếm 2,7% tổng doanh số cho vay. Ta thấy rằng tỷ trọng cho vay nông nghiệp năm 2009 tăng rất đáng kể so với năm 2008 nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Năm 2010 giá trị này đạt 92.537 triệu đồng chiếm 2,6% tổng doanh số cho vay tăng 26.488 triệu đồng tương ứng tăng 40,1% so với năm 2009, tuy về mặt giá trị có tăng lên nhưng tỷ trọng của nông nghiệp vẫn chiếm phần nhỏ trong tổng doanh số cho vay, do Ngân hàng nằm tại vị trí trung tâm của tỉnh, dân cư chủ yếu là tầng lớp lao động thành thị, diện tích đất nông nghiệp không nhiều, khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp nên tỷ lệ cho vay thành phần nông nghiệp ít.
Công nghiệp:
Doanh số cho vay đối với ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay qua các năm. Cụ thể, năm 2008 cho vay công nghiệp đạt 1.482.463 triệu đồng chiếm tỷ trọng 65,7% tổng doanh số cho vay, năm 2009 giá trị này đạt 1.610.331 triệu đồng chiếm tỷ trọng 66,6% tổng doanh số cho vay, tăng 127.868 triệu đồng tương ứng tăng 8,6% so với năm 2008, năm 2010 đạt 2.403.544 triệu đồng chiếm tỷ trọng 67,2% tăng 793.213 triệu đồng tương ứng tăng 49,3% so với năm 2009. Ta thấy rằng doanh số cho vay ngành công nghiệp tăng cả về giá trị lẫn tỷ trọng qua 3 năm, một phần do trên địa bàn có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nhất là chế biến thủy sản, may mặc… một phần do khách hàng lâu năm của Ngân hàng những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản và rất có uy tín trong nhiệm vụ trả nợ vì vậy nếu hạn chế vay đối với nhóm khách hàng này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của Ngân hàng.
Xây dựng:
Là một ngành còn mới mẻ trên địa bàn, chưa có nhiều công ty có uy tín, những công ty lớn hầu hết là doanh nghiệp Nhà nước, vì vậy doanh số cho vay đối với ngành xây dựng chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay tuy nhiên giá trị cho vay đối với ngành xây dựng luôn tăng trong 3 năm. Năm 2008, doanh số cho vay ngành xây dựng đạt 76.457 triệu đồng chiếm 3,4% tổng doanh số cho vay, năm 2009 đạt 134.793 triệu đồng chiếm 5,6% tổng doanh số, tăng 58.336 triệu đồng tương ứng tăng 76,3% so với năm 2008, năm 2010 doanh số cho vay ngành xây dựng chiếm 5,4% tổng doanh số đạt 191.184 triệu đồng tăng 56.391 triệu đồng tương ứng tăng 41,8% so với năm 2009. Tuy tỷ lệ các công trình xây dựng trên địa bàn tăng lên rất nhiều nhưng hầu hết là do các doanh nghiệp Nhà nước có uy tín đảm nhận, hiện chỉ có một số ít các công trình là do những doanh nghiệp trên địa bàn phụ trách vì vậy nhu cầu vốn của họ không cao, bên cạnh đó do chính sách tín dụng của Ngân hàng khá chặt chẽ nên việc những công ty này tiếp cận được với nguồn vốn còn rất hạn chế, nhưng trong tương lai đây là lượng khách hàng rất đáng kể cho Ngân hàng.
Thương mại, dịch vụ:
Qua bảng số liệu trên ta thấy tuy là giá trị cho vay qua các năm có tăng nhưng tỷ trọng của ngành có chiều hướng giảm trong tổng doanh số cho vay. Năm 2008 đạt 690.521 triệu đồng chiếm đến 30,6% tổng doanh số cho vay, năm 2009 cho vay thương mại, dịch vụ giảm về cả giá trị lẫn tỷ tọng chỉ đạt 607.224 chiếm 25,1%, giảm 83.297 triệu đồng tương ứng giảm 12,1% so với năm 2008. Trên địa bàn tỉnh có rất nhiều doanh nghiệp, thành phần kinh tế cá thể hoạt trong trong ngành thương mại, dịch vụ, năm 2009 doanh số cho vay giảm sút là do sự cạnh tranh của các Ngân hàng khác trên địa bàn, năm 2010 cùng với chính sách mở rộng tín dụng thì Ngân hàng đã áp dụng nhiều sản phẩm tín dụng mới phục vụ cho nhóm khách hàng này nên doanh số cho vay trong năm này tăng nhanh, cụ thể doanh số cho vay đạt 887.697 triệu đồng tăng 280.473 triệu đồng tương ứng tăng 46,2% so với năm 2009.
Doanh số cho vay chủ yếu là ngành công nghiệp vì đây là ngành hoạt động chủ lực trên địa bàn, do có vàng nuôi tôm rộng lớn cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định nên ngành chế biến thủy sản phát triển khá mạnh, mặt dù cuộc khủng hoảnh kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất khẩu mặt hàng này, năm 2009 với những hỗ trợ của chính phủ về lãi suất đã giúp cho khách hàng ngành này tiếp cận với nguồn vốn dễ dàng hơn, cùng với sự chỉ đạo kịp thời của Hội sở, hoạt động của Ngân hàng luôn ổn định, doanh số cho vay của ngành luôn tăng trưởng tốt. Bên cạnh đó, cho vay đối với ngành xây dựng, thương mại, dịch vụ và nông nghiệp cũng tăng qua các năm về mặt giá trị nhưng tỷ trọng cho vay ngành nông nghiệp vẫn chiếm rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay.
2.2.2.2. Doanh số thu nợ theo ngành.
Phân tích doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế giúp ta có cái nhìn tổng quát về tình hình thu nợ theo từng ngành nghề cụ thể so sánh với doanh số cho vay theo ngành nghề tương ứng. Qua đó, ta có thể đánh giá được tình hình thu nợ theo từng ngành nghề trong 3 năm qua của Ngân hàng đã tốt hay chưa, ngành nào cần tiếp tục duy trì và ngành nào cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thu nợ trong thời gian tới. Bên cạnh đó, phân tích doanh số thu nợ theo ngành nghề phần nào giúp Ngân hàng đề ra chính sách cấp tín dụng hợp lý cho từng ngành nghề trong thời gian tới.
Bảng 2.8 Doanh số thu nợ theo ngành của BIDV Sóc Trăng qua 3 năm (2008-2010)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/1009
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 25.381 1,4 23.283 1,0 77.721 2,4 -2.098 -8,3 54.430 233,8 Công nghiệp 1.248.230 68,8 1.654.856 71,2 2.209.606 68,6 406.626 32,6 554.750 33,5 Xây dựng 72.242 4,0 118.360 5,1 145.256 4,5 46.118 63,8 26.896 22,7 Thương mại, dịch vụ 467.901 25,8 528.670 22,7 789.281 24,5 60.769 13,0 260.611 49,3 Tổng cộng 1.813.754 100 2.325.169 100 3.221.864 100 511.415 28,2 869.695 37,4
(Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Sóc Trăng)
Biểu đồ 2.8 Doanh số thu nợ theo ngành của BIDV Sóc Trăng qua 3 năm (2008-2010)
Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay qua 3 năm doanh số thu nowj cũng tăng đáng kể. Qua bảng số liệu kết hợp với biểu đồ trên ta thấy rằng doanh số thu nợ công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất qua 3 năm, tiếp theo là thương mại dịch vụ, nông nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số thu nợ. Cụ thể:
Nông nghiệp:
Là ngành chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng doanh số thu nợ, năm 2008 doanh số thu nợ nông nghiệp đạt 25.381 triệu đồng, năm 2009 đạt 23.283 triệu đồng giảm 2098 triệu đồng tương ứng giảm 8,3% so với năm 2009, năm 2010 đạt giá trị 77.721 triệu đồng tăng 54.430 tương ứng tăng 233,8% so với năm 2009. Năm 2009 do tình hình thời tiết biến đổi bất thường ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của khách hàng, nên khách hàng chậm trả nợ cho Ngân hàng, bên cạnh đó tình hình giá cả biến đổi không tốt nên khách hàng bị thua lỗ cũng là một nguyên nhân khiến cho doanh số thu nợ giảm. Tỷ trọng tuy có tăng nhưng vẫn còn rất nhỏ bên cạnh đó tốc độ tăng của doanh số cho vay nông nghiệp rất nhanh là do năm 2010 doanh số cho vay đối với ngành này tăng đột biến, do khách hàng kinh doanh có hiệu quả và thu được nợ cũ nên doanh số thu nợ năm 2010 tăng mạnh.
Công nghiệp:
Đây là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số thu nợ, do Tỉnh phát triển mạnh ngành công nghiệp và có nhiều khu công nghiệp đang phát triển với quy mô lớn nên doanh số cho vay ngành này tăng mạnh, chiếm tỷ trọng lớn và vì thế doanh số thu nợ tăng nhanh. Năm 2008 thu nợ ngành này đạt 1.248.230 triệu đồng, năm 2009 đạt 1.654.856 triệu đồng tăng 406.626 triệu đồng tương ứng tăng 32,6% so với năm 2008, năm 2010 đạt 2.209.606 triệu đồng tăng 554.750 triệu đồng tương ứng tăng 33,5% so với năm 2009. Trong giai đoạn hiện nay ngành công nghiệp phát triển mạnh và khả năng thanh tóan các khoản nợ tốt nhưng Ngân hàng không nên tập trung cho vay nhiều vào một ngành để có thể hạn chế được rủi ro.
Xây dựng:
Qua bảng số liệu ta thấy ngành xây dựng chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng doanh số thu nợ, nhưng doanh số thu nợ đều gia tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2008 doanh số thu nợ đạt 72.242 triệu đồng, năm 2009 đạt giá trị 118.360 triệu đồng tăng 46.118 triệu đồng tương ứng tăng 63,8% so với năm 2008, năm 2010 đạt giá trị 145.256 triệu đồng tăng 26.896 triệu đồng tương ứng tăng 22,7% so với năm 2009. Đay là một ngành còn khá mới mẻ nhưng có nhiều điều kiện phát triển mạnh để có thể phù hợp với tiềm năng phát triển của tỉnh. Và do đây là ngành còn mới nên việc cho vay và thu nợ đối với ngành này còn chưa ổn định, trong thời gian qua tuy có rất nhiều khách
hàng ngành này yêu cầu được vay vốn nhưng qua công tác thẩm định xét thấy kế hoạch kinh doanh và khả năng trả nợ không khả thi nên Ngân hàng không đồng ý cấp tín dụng hoặc do giá trị khoản vay thấp nên tỷ trọng doanh số cho vay thấp dẫn đến tỷ trọng doanh số thu nợ cũng thấp, nhưng trong thời gian tới tin rằng việc cho vay đối với ngành này sẽ tăng trưởng và chiếm tỷ trọng rất cao.
Thương mại, dịch vụ:
Trên địa bàn tỉnh có rất nhiều doanh nghiệp, thành phần kinh tế cá thể hoạt trong trong ngành thương mại, dịch vụ. Do có sự cạnh tranh của các NHTM trên địa bàn nên doanh số cho vay của ngành này không ổn định nhưng doanh số thu nợ luôn tăng về mặt giá trị. Năm 2008 doanh số thu nợ thương mại, dịch vụ đạt 467.901 triệu đồng, năm 2009 đạt 528.670 triệu đồng tăng 60.769 triệu đồng tương ứng tăng 13,0% so với năm 2008, năm 2010 doanh số thu nợ đạt 789.281 triệu đồng tăng 260.611 triệu đồng tương ứng tăng 49,3% so với năm 2009. Ta thấy rằng tốc độ tăng của doanh số cho vay rất nhanh, có được điều này là do Ngân hàng rất chủ động trong công tác kiểm tra thu nợ, và khắc phục kịp thời mọi tình huống xảy ra.
Nhìn chung doanh số thu nợ trong thời gian qua tại Ngân hàng diễn ra khá tốt, luôn tăng với tốc độ cao và ổn định, tốc đọ tăng của doanh số cho vay rất nhanh dẫn đến tốc đọ tăng của doanh số thu nợ cũng tăng nhanh, điều này thể hiện sự ổn định trong việc cho vay và tổ chức thu nợ, tránh được những trường hợp rủi ro không cần thiết, trong tình hình kinh tế biến chuyển liên tục, cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng và tác động không tốt đến tình hình kinh doanh của Ngân hàng thì việc bảo toàn nguồn vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng để đảm bảo cho Ngân hàng tồn tại và phát triển.