Dư nợ theo thời hạn tín dụng.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 36 - 39)

2. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng qua 3 năm 2008 2010.

2.2.1.3. Dư nợ theo thời hạn tín dụng.

Phân tích dư nợ theo thời hạn giúp chúng ta thấy được nhu cầu vay vốn để đầu tư của nền kinh tế và khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của Ngân hàng. Qua đó, ta có thể đánh giá được tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn cũng như năng lực hoạt động của Ngân hàng.

Bảng 2.6 Dư nợ theo thời hạn tín dụng của BIDV Sóc Trăng qua 3 năm (2008-2010)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/1009

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Ngắn hạn 643.405 92,5 683.359 86,6 967.493 84,7 39.954 6,2 284.134 41,6

Trung và dài

hạn 52.332 7,5 105.605 13,4 174.570 15,3 53.273 101,8 68.965 65,3

Tổng cộng 695.737 100 788.965 100 1.142.063 100 93.228 13,4 353.098 44,8

(Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Sóc Trăng)

Từ bảng số liệu trên, ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.6 Dư nợ theo thời hạn tín dụng của BIDV Sóc Trăng qua 3 năm (2008-2010)

Dựa vào biểu đồ trên ta thấy rằng dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với dư nợ trung và dài hạn. doanh số thu nợ ngắn hạn, trung và dài hạn đều liên tục tăng qua 3 năm. Cụ thể:

Ngắn hạn:

Dư nợ ngắn hạn thì không ngừng tăng lên cả về giá trị tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng. Năm 2008 dư nợ ngắn hạn là 643.405 triệu đồng, sang năm 2009 tăng thêm 39.954 triệu đồng tương đương 6,2% làm cho dư nợ ngắn hạn đạt được 683.359 triệu đồng. Đến năm 2010 tiếp tục tăng thêm 284.134 triệu đồng tương đương tăng 41,6% so với năm 2009. Lý do dẫn đến sự tăng lên của dư nợ ngắn hạn là do Ngân hàng đã quan tâm mở rộng quy mô đầu tư, mở rộng đối tượng cho vay ngành nghề sản xuất. Không những thế, vào giai đoạn này tình hình kinh tế phát triển, ổn định, khách hàng vay vốn ngắn hạn tại Ngân hàng chiếm tỷ trọng tương đối cao và có đủ điều kiện để Ngân hàng cho vay nên đã được Ngân hàng đáp ứng, và một phần do khách hàng xin Ngân hàng cho gia hạn nợ khi đã đến hạn trả. Do cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng thì vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, điều này làm cho Ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn nên dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn.

Trung và dài hạn:

Tuy dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với dư nợ ngắn hạn, nhưng tốc độ tăng của dư nợ trung và dài hạn cao hơn rất nhiều so với dư nợ ngắn hạn. Năm 2008 dư nợ trung và dài hạn đạt 52.332 triệu đồng, năm 2009 đạt 105.605 triệu đồng tức là tăng thêm 53.273 triệu đồng tương ứng tăng 101,8% so với năm 2008. Đến năm 2010 đạt giá trị 174.570 triệu đồng tăng thêm 68.965 triệu đồng tương ứng tăng 65,3% so với năm 2009. Nguyên nhân làm cho dư nợ trung và dài hạn tăng mạnh về tốc độ tăng trưởng là do hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn, mở rộng phạm vi cho vay theo nhiều đối tượng, nhiều ngành nghề khác nhau theo nhiều xu hướng nên Ngân hàng tạo ra những chính sách nhằm gia tăng chỉ tiêu này vì dư nợ trung và dài hạn cao sẽ đem đến nguồn thu nhập cao cho chi nhánh nhưng ứng với lãi suất cao thì rủi ro cũng cao. Vì thế chi nhánh nên duy trì một cơ cấu dư nợ trung và dài hạn hợp lí với tình hình của chi nhánh và tình hình kinh tế chung. Ngày càng nhiều khách hàng quan tâm đến lĩnh vực đầu tư dài hạn khiến cho dư nợ dài hạn tăng với tốc độ cao nhưng khả năng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng là có hạn vì thế giá trị cho vay trung dài hạn thấp dẫn đến dư nợ thấp.

Mặc dù tình hình dư nợ trung và dài hạn đang có xu hướng ngày càng tăng nhưng so ra thì

tín dụng linh hoạt đảm bảo được dư nợ lành mạnh, nó có thể xâm nhập vào nhiều ngành nghề với nhiều quy mô lớn hay quy mô vừa và nhỏ, do vậy cho phép thỏa mãn nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản, đổi mới trang thiết bị, thay đổi dây chuyền công nghệ,…của chủ đầu tư. Nếu Ngân hàng cho vay nhiều đối với loại hình này thì dư nợ tạo ra, lợi nhuận kiếm được sẽ rất cao nhưng rủi ro của nó mang lại cũng không phải là nhỏ. Không phải thấy rủi ro của nó lớn hơn loại cho vay ngắn hạn thì chúng ta sẽ giảm bớt cho vay đối với loại hình này mà thay vào đó là chúng ta phải có những biện pháp để đảm bảo cho món vay được an toàn, cán bộ tín dụng quản lý được dư nợ tăng.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w