Dư nợ theo ngành.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 45 - 48)

2. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng qua 3 năm 2008 2010.

2.2.2.3.Dư nợ theo ngành.

Mục đích của phân phối tín dụng là đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn. Ngoài ra, nó còn thể hiện mục tiêu đầu tư của chi nhánh trong nền kinh tế. Dựa vào mức dư nợ hàng năm ta có thể biết được chi nhánh muốn đầu tư vào ngành nào là chủ yếu.

Bảng 2.9 Dư nợ theo ngành của BIDV Sóc Trăng qua 3 năm (2008-2010)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/1009

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 10.600 1,5 53.366 6,8 68.182 6,0 20.677 403,5 14.816 27,8 Công nghiệp 370.250 53,2 325.725 41,3 519.663 45,5 -15.654 -12,0 193.938 59,5 Xây dựng 49.350 7,1 65.783 8,3 111.711 9,8 24.701 33,3 45.928 69,8 Thương mại, dịch vụ 265.537 38,2 344.091 43,6 442.507 38,7 63.503 29,6 98.416 28,6 Tổng cộng 695.737 100 788.965 100 1.142.063 100 93.227 13,4 353.098 44,8

Biểu đồ 2.9 Dư nợ theo ngành của BIDV Sóc Trăng qua 3 năm (2008-2010)

Để thấy rỏ hơn sự biến động của dư nợ qua 3 năm ta đi vào phân tích từng ngành cụ thể như sau:

Nông nghiệp:

Dư nợ ngành nông nghiệp tăng trưởng qua từng năm rất rỏ rệt, nếu năm 2008 đạt giá trị 10.600 triệu đồng, năm 2009 tăng thêm 42.766 triệu đồng tương ứng tăng 403,5% so với năm 2008 do Ngân hàng mở rộng tín dụng đối với ngành kinh tế này trong năm 2009 làm cho doanh số cho vay tăng từ đó dư nợ cũng tăng theo nhưng tỷ trọng vẫn còn chiếm ít trong tổng dư nợ. Năm 2010 dư nợ đạt được 68.182 triệu đồng tăng thêm 14.816 triệu đồng tương ứng tăng 27,8% so với năm 2009. Tuy dư nợ có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ do Ngân hàng chưa cho vay nhiều đối với ngành nông nghiệp chủ yếu là cho vay nuôi tôm. Trong thời gian tới cần quan tâm mở rộng nhiều hơn tới khách hàng này nhằm phân tán rủi ro.

Công nghiệp:

Công nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ qua 3 năm. Năm 2008 dư nợ công nghiệp đạt 370.250 triệu đồng chiếm 53,2%tổng dư nợ năm 2008, năm 2009 dư nợ công nghiệp đạt giá trị 325.725 triệu đồng giảm 44.525 triệu đồng tương ứng giảm 120% so với năm 2008 là do thu nợ năm 2009 đối với ngành công nghiệp tăng cao hơn cho vay. Năm 2010 dư nợ công nghiệp đạt 519.663 triệu đồng tăng thêm 193.938 triệu đồng tương ứng tăng 59,5% do nền kinh tế hồi phục nhanh chóng, ngành công nghiệp ổn định trở lại và cần nhiều vốn sản xuất nên doanh số cho vay công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay năm này và vì vậy dư nợ cũng tăng lên.

Xây dựng:

Do là một ngành mới nên tỷ trọng dư nợ của ngành xây dựng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ, thời gian qua dư nợ xây dựng ngày càng tăng với tốc đọ nhanh, năm 2008 dư nợ ngành xây dựng là 49.350 triệu đồng thì năm 2009 tăng thêm 33,3% tương ứng đạt 65.783 triệu đồng tăng 16.433 triệu đồng so với năm 2008. Năm 2010 dư nợ ngành xây dựng đạt 111.711triệu đồng tăng 45.928 triệu đồng tương ứng tăng 69,8% so với năm 2009.

Mặc dù thời gian qua tình hình biến đổi không thuận lợi đối với ngành xây dựng nhưng Ngân hàng vẫn gia tăng tín dụng đối với những khách hàng đáng tin cậy vì vậy mà dư nợ đối với

Thương mại, dịch vụ:

Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ trên ta cũng có thể thấy rỏ dư nợ của ngành thương mại, dịch vụ tăng qua từng năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ chỉ sau ngành công nghiệp.

Năm 2008 dư nợ ngành thương mại dịch vụ đạt 265.537 triệu đồng, năm 2009 dư nợ đạt giá trị 344.091 triệu đồng tăng 78.554 triệu đồng tương ứng tăng 29,6%. Năm 2010 dư nợ ngành thương mại, dịch vụ đạt 442.507 triệu đồng tăng 98.416 triệu đồng tương ứng tăng 28,6% so với năm 2009. Nguyên nhân là do nhu cầu vay thuộc ngành thương mại dịch vụ trên dịa bàn qua các năm đều tăng dẫn đến doanh số cho vay tăng lên đồng thời hoạt động kinh doanh dịch vụ có nhiều biến chuyển tốt vào năm 2010 nên Ngân hàng tăng cho vay đối với thành phần này.

Trong thời gian vừa qua dư nợ cho vay công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao, như đã phân tích ở những phần trên do đặc điểm kinh tế của tỉnh có rất nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản và là những bạn hàng đáng tin cậy nên Ngân hàng tập trung cho vay ngành này để bảo toàn nguồn vốn tránh những rủi ro nhưng quá tập trung vào một ngành không phải là hướng cho vay tốt, để có thể tiếp cận được nhiều khách hàng và cung cấp nhiều dịch vụ hơn cần phải mở rộng cho vay nhiều thành phần khác nhau. Tuy doanh số cho vay đối với ngành thương mại, dịch vụ có chiều hướng giảm nhưng dư nợ qua 3 năm đều tăng (đây cũng là ngành có tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay), đều này sẽ không tránh được trường hợp tồn tại nợ xấu, nhưng khi mở rộng cho vay đối với ngành này Ngân hàng có thể cung cấp được nhiều dịch vụ hơn bằng việc bán chéo sản phẩm cho khách hàng vì khách hàng ngành này hoạt động kinh doanh đa dạng nhất. Ngân hàng nên mở rộng cho vay nhiều hơn đối với ngành nông nghiệp và xây dựng vì Sóc Trăng vẫn là một địa bàn mà người dân sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, và tiềm năng phát triển ngành xây dựng trong tương lai là rất lớn, mở rộng cho vay nhiều ngành nghề một mặt có thể phân tán được rủi ro mặt khác có thể tăng thu nhập cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 45 - 48)