Biện pháp xử lý nợ quá hạn, nợ xấu.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 64)

Qua kết quả dư nợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng trong 3 năm vừa qua (2008-2010) ta thấy tình hình nợ xấu theo xu hướng ngày càng giảm. Đó là kết quả khả quan có xu hướng phát triển tốt cho Ngân hàng trong việc sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng. Tuy nhiên vẫn còn tồn đọng một lượng vốn của Ngân hàng bị chiếm dụng vì vậy Ngân hàng cần xác định được nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu để có những biện pháp xử lý hiệu quả.

Nếu khoản nợ để phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu có tài sản đảm bảo thì Ngân hàng có thể phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi lại vốn gốc và lãi.

Với những khoản nợ không có Tài sản đảm bảo, đây là những khoản tín dụng thường là của các khách hàng có độ tín nhiệm cao, lâu năm nên có thể sử dụng biện pháp cơ cấu lại nợ hoặc áp dụng thương lượng để thu được hiệu quả nhất định.

Nếu do nguyên nhân chủ quan, thì tùy từng trường hợp cụ thể để có những giải pháp thích hợp như gia hạn thời hạn cho vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, tư vấn sản xuất kinh doanh theo sự hiểu biết của cán bộ tín dụng, động viên khách hàng trả nợ cho Ngân hàng, trường hợp xử lý những khoản nợ này gặp nhiều khó khăn thì có thể xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro.

Tóm lại, xử lý nợ xấu là công việc hết sức gian nan, mất nhiều thời gian, công sức, đòi hỏi nhiều tâm huyết của cán bộ tín dụng nhưng cách tốt nhất vẫn là kiên trì bám trụ, thường xuyên lui tới nhắc nhở, động viên thì việc thu hồi nợ cuối cùng cũng đạt một kết quả nhất định.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 64)