Giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản

Một phần của tài liệu Bài giảng môn nguyên lý II HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA (Trang 40 - 42)

III. VAI TRÒ, GIỚI HẠN VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

2. Giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản

Bên cạnh mặt tích cực nói trên, trong quá trình phát triển, chủ nghĩa tư bản đó gây ra những hậu quả nặng nề cho loài người; hai cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu và hàng trăm cuộc chiến tranh cục bộ khác; chạy đua vò trang và ô nhiêm môi trường; nạn đói nghèo và bệnh tật của hàng trăm triệu người, nhất là ở các nước chậm phát triển. Mặc dù chủ nghĩa tư bản ngày nay đó có điều chỉnh nhất định trong quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối nhưng không thể khắc phục được mâu thuẫn này.

Mâu thuẫn cơ bản nói trên biểu hiện thành những mâu thuẫn cụ thể sau đây a) Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động thể hiện ở sự phân cực giàu - nghèo và tình trạng bất công xã hội tăng lên.

b) Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc. Ngày nay, mâu thuẫn này đang chuyển thành mâu thuẫn giữa các nước chậm phát triển bị lệ thuộc với những nước đế quốc thành mâu thuẫn giữa các nước và tầng lớp thượng lưu giàu có ở phương Bắc với các nước và tầng lớn nghèo khổ ở phương Nam.

c) Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau, chủ yếu là giữa ba trung tâm kinh tế, chính trị hàng đầu của thế giới tư bản, giữa các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia.

Mâu thuẫn này là mâu thuẫn xuyên suốt thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liênxô và Đông Âu sôp đổ khiến chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, nhưng bản chất thời đại không hề thay đổi

Chủ nghĩa tư bản ngày nay- với những thành tựu đáng kể của nó, là sự chuẩn bị tốt nhất những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội trên phạm vị toàn thế giới. Nhưng bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội vẫn phải thông qua cuộc cách mạng xã hội.

Câu hỏi ôn tập

1. Phân tích nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước?

2. Tại sao nói chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn độc quyền là chủ nghĩa tư bản của tư bản tài chính?

3. Sự biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thăng dư trong giai đoạn độc quyền chủ nghĩa tư bản?

4. Phân tích nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước có những biểu hiện chủ yếu nào?

PHẦN THỨ III

LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘICHƯƠNG 7. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN CHƯƠNG 7. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN

VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨAI. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN I. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN

Một phần của tài liệu Bài giảng môn nguyên lý II HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w