0
Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa a Quan niệm về dân chủ và nền dân chủ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN NGUYÊN LÝ II HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA (Trang 56 -57 )

III. HÌNH THÁI KINH TẾ CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA

2. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa a Quan niệm về dân chủ và nền dân chủ

a. Quan niệm về dân chủ và nền dân chủ

Quan niệm về dân chủ. Dân chủ và thực hiện dân chủ là nhu cầu khách quan của con người. Ngay từ xã hội nguyên thuỷ, việc cử ra và phế bá người đứng đầu là do quyền lực của nhân dân. Như vậy, ngay từ buổi sơ khai của lịch sử nhân loại, dân chủ được hiểu là quyền lực thuộc về nhân dân. Thuật ngữ “dân chủ” mới chính thức sử dụng. Nó được ghép từ hai từ trong tiếng Hy Lạp cổ (thế kỷ VIII tr.c.n) là “demos” nghĩa là dân và “kratos” nghĩa là quyền lực với nghĩa, dân chủ là quyền lực nhân dân, nhân dân là chủ thể của quyền lực . Như vậy, dân chủ là một khái niệm mang ý nghĩa chính trị, tuy đã có mầm mống trong xã hội

nguyên thuỷ, nhưng nó chỉ xuất hiện với ý nghĩa đầy đủ như một chế độ chính trị trong xã hội có giai cấp và nhà nước.

Chủ nghĩa Mác-Lênin nêu những quan niệm chính về dân chủ

1) Dân chủ là sản phẩm tiến hóa của lịch sử xã hội loài người; là nhu cầu khách quan của con người. Với tư cách là quyền lực của nhân dân, dân chủ là sự phản ánh những giá trị nhân văn; là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân lao động chống lại áp bức, bất công và bóc lột

2) Dân chủ với tư cách là một phạm trù chính trị, gắn với một kiểu nhà nước và một giai cấp cầm quyền thì sẽ không có dân chủ phi giai cấp, dân chủ chung chung.

3) Dân chủ cũng là sản phẩm của quá trình vươn lên của con người trong quá trình làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân

Quan niệm về nền dân chủ. V.I.Lênin cho rằng “Chế độ dân chủ là một hình thức nhà nước, một trong những hình thái của nhà nước. Cho nên, càng như mọi nhà nước, chế độ dân chủ là việc thi hành có tổ chức, có hệ thống sự cưìng bức đối với người ta”13..

Chính vì vậy, kể từ khi nền dân chủ ra đời thì dân chủ trở thành một phạm trù lịch sử, phạm trù chính trị.

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ mà ở đó, những giá trị dân chủ, quyền lực của nhân dân được thể chế hoá thành pháp luật, thành hệ thống chính trị, thành nguyên tắc, mục tiêu của sự phát triển.

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được hình thành sau thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phương diện chính trị và nó được hoàn thiện từng bước phù hợp với sự phát triển kinh tế, chính trị và văn hoá - xã hội của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ có thực sự khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng đầy đủ.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN NGUYÊN LÝ II HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA (Trang 56 -57 )

×