0
Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Đặc trưng, chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN NGUYÊN LÝ II HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA (Trang 55 -56 )

III. HÌNH THÁI KINH TẾ CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA

b. Đặc trưng, chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Đặc trưng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, bất kỳ nhà nước nào cũng có các đặc trưng cơ bản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng có những đặc trưng riêng của nó.

1) Nhà nước xã hội chủ nghĩa không phải là công cụ để đàn áp một giai cấp nào đó, mà là công cụ thực hiện lợi ích cho tất cả những người lao động; nhưng vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó đối với nhà nước vẫn được duy trì

2) Nhà nước xã hội chủ nghĩa có đặc trưng về nguyên tắc khác hẳn với Nhà nước tư sản. Càng là công cụ của chuyên chính giai cấp, nhưng vì lợi ích của tất cả những người lao động, tức tuyệt đại đa số nhân dân

3) Trong khi nhấn mạnh sự cần thiết của bạo lực trấn áp, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn coi mặt tổ chức xây dựng là đặc trưng cơ bản của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

4) Nhà nước xã hội chủ nghĩa nằm trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; là phương thức thể hiện và thực hiện dân chủ.

5) Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước đặc biệt, “nhà nước không cũng nguyên nghĩa”, là nhà nước "nửa nhà nước”. Sau khi cơ sở kinh tế-xã hội cho sự tồn tại của nhà nước mất đi, thì nhà nước càng không cũng, nhà nước “tự tiêu vong”. Đây càng là đặc trưng nổi bật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Với những đặc trưng trên, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa biểu hiện ở việc quản

lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa thực hiện hai chức năng

1) Chức năng tổ chức, xây dựng

2) Chức năng bạo lực trấn áp nhằm chống lại sự phản kháng của kẻ thù giai cấp, chống lại công cuộc tổ chức, xây dựng xã hội mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

3) Ngoài hai chức năng cơ bản trên, Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng có chức năng đối ngoại nhằm mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau vì sự phát triển và tiến bộ xã hội đối với nhân dân cac nước trên thế giới.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa có những nhiệm vụ chính là quản lý đất nước trên tất cả các lĩnh vực.

c. Tính tất yếu của việc xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Tổng kết kinh nghiệm lịch sử của các cuộc cách mạng xã hội, chủ nghĩa Mác- Lênin chỉ ra vấn đề nhà nước là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Nhà nước xã hội chủ nghĩa càng là vấn đề cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa, là một trong những thiết chế quan trọng bậc nhất của quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Tính tất yếu phải có Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng được luận giải bằng thực tiễn của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 1) Trong thời kỳ này, các giai cấp bóc lột tuy đã bị xóa bỏ về phương diện chính trị, nhưng chưa bị xoá bá hoàn toàn về mặt giai cấp. 2) Trong thời kỳ quá độ còn có các giai cấp, tầng lớp trung gian khác. Do địa vị kinh tế-xã hội của mình, các giai cấp, tầng lớp này không thể tự mình đi lên chủ nghĩa xã hội.. 3) Để mở rộng dân chủ, chống lại mọi hành vi ngược lại những chuẩn mực dân chủ, vi phạm những giá trị dân chủ của nhân dân, càng đòi hỏi phải có một thiết chế nhà nước phù hợp.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN NGUYÊN LÝ II HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA (Trang 55 -56 )

×