Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hộ

Một phần của tài liệu Bài giảng môn nguyên lý II HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA (Trang 51 - 52)

III. HÌNH THÁI KINH TẾ CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA

a.Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hộ

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội Thời kỳ quá độ này có thể phân thành bốn giai đoạn phát triển là

1) Giai đoạn từ năm 1917-1945- giai đoạn thắng lợi của giai cấp vụ sản Nga, mở đầu thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

2) Giai đoạn từ năm 1945-1970- giai đoạn hình thành, tồn tại và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa

3) Giai đoạn từ năm 1970-1990- giai đoạn hệ thống xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng, dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực mô hình xôviết ở các nước đông Âu và Liênxô

4) Giai đoạn hiện nay là giai đoạn thoái trào của chủ nghĩa xã hội hiện thực.

Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

1) Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội khác nhau về chất; thể hiện ở hình thức sở hữu tư liệu sản xuất.

2) Chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ cao

3) Cần có thời gian để xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa

4) Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là công việc mới mẻ, khó khăn và phức tạp; giai cấp công nhân có thời gian để hoàn thành.

Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là tồn tại những yếu tố của xã hội tư bản với những yếu tố mới của xã hội xã hội chủ nghĩa

Trong lĩnh vực kinh tế, là sự duy trì và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, bên cạnh các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng có các thành phần kinh tế khác như kinh tế gia trưởng, kinh tế hàng hóa nhỏ, kinh tế tư bản nhà nước

Trong lĩnh vực chính trị. Nhà nước chuyên chính vụ sản mới ra đời và ngày càng hoàn thiện là công cụ để giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước 10 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, 2004, t.9, tr.33

Trong lĩnh vực tư tưởng văn hoá, có sự tồn tại đan xen và đấu tranh lẫn nhau giữa tư tưởng của giai cấp công nhân với tư tưởng cũ rất phức tạp phá hoại đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân

Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ đấu tranh giữa giai cấp công nhân liên minh với các tầng lớp lao động khác đó giành được chính quyền nhà nước đang thực hiện nhiệm vụ đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội

Nội dung kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

1) Trong lĩnh vực kinh tế, sắp xếp lại lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản để lại nhằm tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội

2) Trong lĩnh vực chính trị, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa vững mạnh để thực hiện vai trò chuyờn chính và xây dựng xã hội mới

3) Trong lĩnh vực xã hội, khắc phục những tệ nạn do xã hội cũ để lại, ngăn ngừa và đề phòng những tệ nạn xã hội mới phát sinh để từng bước thực hiện bình đẳng xã hội

4) Trong lĩnh vực tư tưởng văn hoá, tuyên truyền và phổ biến rộng rãi chủ nghĩa Mác-Lênin; kế thừa biện chứng văn hóa cũ, xây dựng nền văn hóa vụ sản tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Các hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội là quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp, “thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”12.

Hình thức quá độ trực tiếp là hình thức quá độ từ các nước tư bản phát triển lên chủ nghĩa xã hội.

Hình thức quá độ gián tiếp là hình thức quá độ từ các nước tư bản trung bình và các nước chưa trải qua chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn nguyên lý II HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA (Trang 51 - 52)