Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng

Một phần của tài liệu Bài giảng môn nguyên lý II HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA (Trang 27)

V. CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

c.Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng

Tư bản cho vay là tư bản được sùng bái nhất.

Do vận động theo công thức T-T’ nên nó gây ấn tượng hình thức rằng tiền có thể đẻ ra tiền.

Sự hình thành tư bản cho vay là kết quả của sự phát triển quan hệ hàng hoá- tiền tệ đến một trình độ nhất định làm xuất hiện một quan hệ là có nơi tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, có nơi lại thiếu tiền để hoạt động. Tư bản cho vay ra đời góp phần vào việc tích tụ, tập trung tư bản, mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản. Do đó nó góp phần làm tăng thêm tổng giá trị thặng dư trong xã hội.

- Lợi tức và tỷ suất lợi tức. Lợi tức (ký hiệu là z) là một phần của lợi nhuận bình quân mà tư bản đi vay trả cho tư bản cho vay về quyền sở hữu tư bản để được quyền sử dụng tư bản trong một thời gian nhất định. Người cho vay và người đi vay thoả thuận với nhau về tỷ suất lợi tức.

Tỷ suất lợi tức (ký hiệu là z’) là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức và số tư bản tiền tệ cho vay trong một thời gian nhất định. Công thức tính z’ = 100

cv

Kz z

; trong đó Kcvlà số tư bản cho vay.

Tỷ suất lợi tức phụ thuộc vào tỉ suất lợi nhuận bình quân và quan hệ cung - cầu về tư bản cho vay. Giới hạn vận động của tỷ suất lợi tức là 0 < z’ < p’.

c. Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa. Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng hàng

- Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa là hình thức vận động của tư bản cho vay

Những hình thức cơ bản của tín dụng tư bản chủ nghĩa gồm:

tín dụng thương nghiệp tín dụng ngân hàng

- Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng. Tư bản ngân hàng là loại xí nghiệp tư bản kinh doanh tư bản tiền tệ và làm môi giới cho người đi vay và người cho vay. Nghiệp vụ ngân hàng chia ra thành nghiệp vụ nhận gửi và nghiệp vụ cho vay. Ngân hàng vay tiền theo tỷ suất lợi tức thấp, cho vay theo tỷ suất lợi tức cao hơn. Ngân hàng đem một phần của số chênh lệch đó trang trải các chi phí cần thiết về nghiệp vụ của mình, phần còn lại là lợi nhuận ngân hàng. Sự cạnh tranh giữa các ngành trong xã hội tư bản chủ nghĩa làm cho lợi nhuận ngân hàng càng bằng lợi nhuận bình quân; nếu không, chủ ngân hàng sẽ chuyển vốn sang kinh doanh các ngành khác.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn nguyên lý II HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA (Trang 27)