Đánh giá tình hình quản lý công nợ phải thu tại công ty cổ phần gas

Một phần của tài liệu Luan van chuyen de quản lý công nợ phải thu và xử lý nợ khó đòi tại công ty cổ phần gas petrolimex chuan (Trang 45 - 48)

Petrolimex.

Tình hình các khoản phải thu của công ty trong 2 năm 2004 và 2005 như sau:

Các khoản phải thu ngắn hạn Năm 2005 Năm 2004 % tăng giảm

Phải thu khách hàng Trả trước cho người bán Phải thu nội bộ

Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐXD Các khoản phải thu khác

+ Tạm ứng + Tài sản thiếu chờ xử lý + Ký quỹ, ký cược ngắn hạn 62076151829 585238448 473481496217 946307904 446961237 56446057473 35031308 356903035874 2910753606 483069992 67782128 11.75% 157% 32.66% -67.5% 7.5%

+ Phải thu khác

Dự phòng phải thu khó đòi

Giá trị thuần của phải thu TM và phải thu khác

499346667 - 4841430762

2359901486 -78.84%

Tổng các khoản phải thu 532247763636 416294878261 27.85%

Nguồn: Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2005 tại Văn phòng công ty

Từ bảng cân đối kế toán tại đơn vị Văn phòng công ty ta nhận thấy tổng các khoản phải thu năm 2005 tăng lên nhiều so với năm 2004. Tổng các khoản phải thu năm 2005 tăng lên 116 tỷ tương đương 27.85% so với năm 2004, trong đó các khoản phải thu nội bộ tăng nhiều (32.66% so với năm trước), tiếp đó là các khoản phải thu khách hàng (tăng trên 6.6 tỷ tức là 11.75% so với năm trước). Những khoản phải thu này tăng có thể đưa ra kết luận các nhân viên quản lý phải thu làm việc không hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh phải thu khách hàng và phải thu nội bộ tăng thì những khoản trả trước cho người bán của công ty cũng tăng lên rõ rệt (157%). Điều này cho thấy không phải cán bộ quản lý công nợ làm việc không hiệu quả mà khả năng tiêu thụ hàng hoá của công ty năm 2005 tăng lên nhiều hơn so với năm 2004. Công ty đã nhập hàng nhiều hơn và tiêu thụ hàng cũng nhiều hơn. Sở dĩ như vậy vì đối tác nhận hàng hoá của công ty bao gồm những công ty con, những tổng đại lý thành viên và những khách hàng là đại lý, tổng đại lý ngoài ngành, lượng phải thu đối với những đối tác này tăng chứng tỏ công ty đã tiêu thụ được nhiều hàng hoá hơn. Nhưng những biến động tăng này cũng một phần do biến động giá xăng dầu trong năm 2005 gây nên sự biến động giá gas. Cuộc chiến tranh ở Irắc nổ ra đã làm giá dầu trên thế giới tăng lên và tăng đột biến trong năm 2005, sự gia tăng đó đã ảnh hưởng nhiều đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Giá dầu tăng ảnh hưởng trực tiếp đến giá gas, việc nhập gas cũng như tiêu thụ gas trở nên khó khăn hơn. Việc nới lỏng chính sách tín dụng làm tăng các khoản phải thu cũng là một biện pháp đẩy nhanh tiêu thụ hàng hoá tại công ty.

a. Hiệu quả trong quản lý công nợ phải thu tại công ty

Công tác quản lý công nợ phải thu tại công ty diễn ra một cách chặt chẽ, nhịp nhàng, theo một trình tự nhất định đem đến hiệu quả cao trong quản lý vì thế công ty đã kiểm soát được những khoản phải thu, hạn chế tối đa những khoản nợ khó đòi. Từ năm 2003 đến 2005 công ty không phải xử lý bất cứ khoản nợ quá hạn nào mà doanh thu tiêu thụ hàng hoá vẫn tăng lên qua các năm.

Công ty luôn nhận được sự tín nhiệm của khách hàng đầu ra cũng như những khách hàng đầu vào. Từ đó công việc kinh doanh của công ty cũng diễn ra thuận lợi hơn.

b. Hạn chế trong quản lý:

Hạn chế lớn trong quản lý công nợ phải thu ở công ty chính là những thông tin từ phía khách hàng. Đôi khi những thông tin này không chính xác do khách hàng không muốn đưa ra tình hình hoạt động kinh doanh thực tế ở doanh nghiệp của mình nhằm tranh thủ được vốn của công ty. Khi khách hàng đã cố tình giấu thì nhân viên trong công ty cũng khó có thể phát hiện ra được do hạn chế trong trình độ thẩm định của cán bộ nhân viên cũng như những hạn chế trong điều kiện đi sâu tìm hiểu thực tế về khách hàng.

Tuy công ty không phải thường xuyên xử lý các khoản nợ khó đòi nhưng vẫn luôn phải thúc giục khách hàng trả tiền đúng thời hạn do có nhiều khách hàng muốn chiếm dụng vốn của công ty (một khoản vốn có giá rẻ) nên đã kéo dài thời gian trả nợ. Hoặc có những khách hàng mới chưa tiếp cận được với thị trường khả năng tiêu thụ hàng còn thấp nên chưa có tiền hàng trả cho công ty ngay. Trường hợp này công ty cần phải có những biện pháp hỗ trợ cho khách hàng trong thời gian đầu, tạo điều kiện cho khách hàng làm quen với thị trường từ đó giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài với khách hàng. Đây là khó khăn ban đầu của công ty khi tiếp cận với khách hàng mới nhưng cũng là cơ

hội để công ty thu hút thêm nhiều khách hàng mới mở rộng thị phần của công ty.

Việc quản lý công nợ phải thu trong những năm trước chưa tốt nên đã dẫn đến những khoản nợ khó đòi và cuối năm 2005 công ty đã phải trích lập trên 4 tỷ đồng cho “dự phòng nợ phải thu khó đòi” và đến năm 2006 công ty đã phải tiến hành xử lý nợ khó đòi.

Một phần của tài liệu Luan van chuyen de quản lý công nợ phải thu và xử lý nợ khó đòi tại công ty cổ phần gas petrolimex chuan (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w