- Quy hoạch mạng lưới kiểm tra, kiểm soát lâm sản trong phạm vị cản ước
1.3. Các tiêu chí và chỉ số quản lý rừng bền vững tại Việt Nam
Sự phát triển của những tiêu chí và chỉ số quản lý rừng bền vững tại Việt Nam bắt đầu từ năm 1998, đã có rất nhiều cuộc hội thảo và các buổi thảo luận được tổ chức.
Đến năm 2001, các chuyên gia đã đề xuất một bản dự thảo về các nguyên tắc, tiêu chí và chỉ số bao gồm 10 nguyên tắc, 47 tiêu chí và rất nhiều các chỉ số. Bản tư liệu sau
đây sẽ chi tiết hoá các nguyên tắc, tiêu chí và chỉ số quản lý rừng bền vững đó.
Nguyên tắc 1: Tuân thủ luật pháp và nguyên tắc của quản lý rừng bền vững
Quản lý rừng phải tuân thủ tất cả các quy định và các điều khoản của luật pháp có liên quan tới rừng và lĩnh vực lâm nghiệp nói chung đang được áp dụng trên toàn quốc, tuân thủ tất cả các hiệp ước và hiệp định quốc tế mà chính phủ Việt Nam đã ký kết cũng như tuân thủ tất cả các nguyên tắc và các tiêu chí của quản lý rừng bền vững.
Các tiêu chí và chỉ số
1.1. Người quản lý rừng phải tôn trọng tất cả các điều khoản luật pháp của quốc gia, tôn trọng các hương ước của làng, xã và tôn trọng các quy định khác của cộng đồng và chính quyền địa phương nếu phù hợp với luật pháp của quốc gia.
1.1.2. Người quản lý rừng phải tuân thủ các văn bản, các quy định có tính pháp lý liên quan tới vấn đề quản lý rừng của cộng đồng và chính quyền địa phương.
1.1.3. Tất cả các cán bộ và công nhân đang làm việc trong ngành lâm nghiệp phải nhận thức rõ về các văn bản pháp lý có liên quan tới công việc của họ.
1.1.4. Không trường hợp nào đã từng vi phạm nghiêm trọng luật pháp, chính sách hay các quy định khác của quốc gia và của cộng đồng địa phương trong vòng 5 năm trở lại
đây.
1.2. Đơn vị quản lý rừng phải tuân thủ tất cả những điều khoản trong các hiệp ước quốc tế mà chính phủ Việt Nam đã ký kết như Công ước về buôn bán quốc tế các loài nguy cấp (CITES), công ước ILD, ITTA, và Công ước Đa dạng sinh học...
1.2.1. Người quản lý rừng phải tuân thủ các hiệp ước quốc tế có liên quan đến vấn đề
bảo vệ rừng mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết và có trách nhiệm phổ biến các hiệp
ước đó cho những người làm công.
1.2.2. Không có trường hợp nào đã từng vi phạm nghiêm trọng các công ước quốc tế
kể từ khi nó được ký kết bởi nhà nước.
1.3. Đơn vị quản lý rừng phải chứng tỏ là sẽ cam kết trung thành lâu dài với những nguyên tắc và các tiêu chí của quản lý rừng bền vững.
1.3.1. Người quản lý rừng phải có những hiểu biết nhất định về quản lý rừng bền vững dựa trên các tiêu chuẩn quốc gia về quản lý rừng bền vững.
1.3.2. Các tiêu chuẩn quốc gia về quản lý rừng bền vững phải được phổ biến cho tất cả
các cán bộ công nhân viên.
1.3.3. Tất cả các quy định và các kế hoạch quản lý phải tuân thủ nguyên tắc quản lý rừng bền vững dựa trên những tiêu chuẩn quốc gia trong quản lý rừng bền vững.
Nguyên tắc 2: Tuân thủ theo quyền hạn và trách nhiệm trong việc sử dụng đất rừng
Quyền sử dụng lâu dài các nguồn tài nguyên rừng và đất rừng phải được xác định rõ ràng, được ghi chép thành văn bản, được chỉ rõ trên bản đồ và được cấp giấy chứng nhận theo pháp luật hiện hành.
Các tiêu chí và chỉ số
2.1. Cần có đầy đủ các giấy tờ về quyền sử dụng lâu dài đối với đất rừng và các nguồn tài nguyên rừng.
2.1.1. Cần phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do người có thẩm quyền cấp hoặc có các loại giấy tờ sau:
- Bản phê chuẩn quy hoạch sử dụng đất được cấp bởi các cơ quan, ban ngành có thẩm quyền trong đó đã chỉ định rõ phạm vi được phép quản lý sử dụng đất.
- Bản hợp đồng thuê khoán sử dụng đất do những người có thẩm quyền cấp.
2.1.2. Các đường ranh giới của rừng và đất trồng rừng chịu sự quản lý phải được công nhận và xác định rõ ràng trên một bản đồ có tỷ lệ thích hợp tại những điểm có các dấu hiệu cốđịnh, dễ thấy nhưđường bình độ, các đường ranh giới và các cột mốc tự nhiên. 2.2. Cần áp dụng những cơ chế thích hợp để giải quyết những mâu thuẫn xảy ra xung quanh vấn đề quyền sử dụng rừng và đất trồng rừng.
2.2.1. Không nên để xảy ra tranh chấp, trong trường hợp có tranh chấp, người quản lý rừng phải phân xử một cách công bằng về quyền lợi cho tất cả các bên.
Nguyên tắc 3: Những quyền của nhân dân sở tại
Quyền sử dụng rừng và đất trồng rừng hợp pháp của người dân sở tại phải được công nhận và tôn trọng.
Các tiêu chí và chỉ số
3.1. Quản lý rừng phải tôn trọng các quyền của người dân sở tại trong việc sử dụng và quản lý rừng và đất trồng rừng đã được phân bổ cho họ trừ trường hợp người dân sở
tại tự nguyện uỷ thác các quyền này cho những người hay các tổ chức khác.
3.1.1. Quản lý rừng không được xâm hại đến các diện tích rừng và đất trồng rừng chưa
được phân bổ cho họ.
3.2. Quản lý rừng không và sẽ không đe doạ hay gây ra tác động xấu, trực tiếp hoặc gián tiếp, đối với các nguồn tài nguyên rừng hay các quyền của người dân sở tại.
3.2.1. Cần phải thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận về việc thiết lập và thực hiện các thoả thuận đồng lòng hợp tác trong quản lý và bảo vệ rừng giữa người quản lý rừng và cộng đồng dân cư địa phương. Các thoả thuận này phải được các bên hoàn toàn tôn trọng và hợp tác thực hiện.
3.2.2. Người dân sẽđược đền bù thoảđáng nếu các nguồn tài nguyên và quyền sở hữu của họ bị xâm phạm.
3..3. Các địa danh có ý nghĩa đặc biệt về văn hoá, sinh thái, kinh tế hay tôn giáo đối với nhân dân nước sở tại phải được xác định rõ ràng với sự hợp tác của họ và được công nhận và bảo vệ bởi những người quản lý rừng.
3.3.1. Cần có những ranh giới rõ ràng giữa rừng do các đơn vị quản lý và rừng đã được công nhận là dành riêng cho các mục đích văn hoá, lịch sử, tín ngưỡng của cộng đồng dân cưđịa phương.
3.1.2. Các hoạt động lâm nghiệp không được xâm phạm tới những diện tích rừng được sử dụng vào các mục đích kể trên.
Nguyên tắc 4: Những mối quan hệ cộng đồng và những quyền lợi của công nhân
Những hoạt động quản lý rừng phải duy trì tốt hoặc tăng cường phúc lợi kinh tế - xã hội lâu dài cho công nhân trong ngành lâm nghiệp và những cộng đồng địa phương có liên quan.
Các tiêu chí và các chỉ số
4.1. Những cộng đồng sinh sống ở trong hoặc ở gần diện tích rừng quản lý được tạo cơ
hội về việc làm, đào tạo và các dịch vụ khác khi có điều kiện.
4.1.1. Người quản lý rừng cung cấp việc làm và sử dụng tối đa lực lượng nhân công
địa phương vào những công việc thuộc lĩnh vực quản lý rừng. Quyền lợi của lực lượng nhân công địa phương cũng phải được đảm bảo theo luật lao động hiện hành.
4.1.2. Người lao động được tạo điều kiện tham gia các khoá đào tạo để nâng cao trình
độ kỹ thuật của họ.
4.1.3. Người quản lý rừng cần phối hợp với chính quyền địa phương để đảm bảo về
vấn đềđất đai sinh hoạt dành cho người lao động của họ.
4.2. Quản lý rừng cần đạt hoặc vượt những tiêu chuẩn hiện hành của luật pháp về bảo vệ sức khoẻ, an toàn lao động cho công nhân và gia đình họ.
4.2.1. Người lao động trong các đơn vị quản lý rừng được trả lương và được hưởng các khoản phúc lợi xã hội khác ở mức ngang bằng hoặc cao hơn so với mức trung bình chung trong vùng.
4.3. Công nhân phải được đảm bảo quyền đề đạt ý kiến và đàm phán tự nguyện với người sử dụng lao động về các vấn đề có liên quan tới quyền và những lợi ích hợp pháp của họ. Việc tham khảo ý kiến nhân dân và những nhóm người chịu tác động trực tiếp của hoạt động quản lý rừng phải được duy trì thường xuyên.
4.3.1. Người quản lý thường xuyên tham khảo ý kiến của công nhân về các kế hoạch quản lý rừng của các đơn vị quản lý rừng.
4.3.2. Người quản lý rừng phải thực hiện đầy đủ những quy định có tính dân chủ, tiếp thu những ý kiến đóng góp hay phê bình của người lao động trong các vấn đề có liên quan tới cuộc sống của họ, trong công việc hay những sáng kiến nhằm thúc đẩy hiệu quả của việc sử dụng rừng và đất rừng.
4.4. Phải áp dụng các cơ chế hợp lý giải quyết những khiếu nại và thực hiện đền bù một cách công bằng cho người dân hoặc cộng đồng địa phương trong trường hợp các hoạt động quản lý rừng làm mất hoặc gây thiệt hại tới những quyền lợi hợp pháp, đến tài sản, tài nguyên hoặc cuộc sống của nhân dân bản địa. Cần phải thực hiện những biện pháp để tránh gây ra mất mát hoặc các tổn hại như thế.
4.1.1. Không có quy định nào trong kế hoạch quản lý rừng có khả năng gây tổn hại tới quyền lợi hợp pháp, tài sản và cuộc sống của người dân địa phương.
4.4.2. Người quản lý rừng phải cam kết đền bù thoả đáng cho người dân địa phương trong trường hợp quyền lợi hợp pháp, tài sản và cuộc sống của họ bị thiệt hại.
4.4.3. Cần phải có cơ chếđể ngăn ngừa và giải quyết những tranh chấp.
4.5. Các các đơn vị quản lý rừng cần tích cực tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội được sáng tạo bởi cộng đồng và chính quyền địa phương.
4.5.1. Các các đơn vị quản lý rừng cần tích cực tham gia và các hoạt động văn hoá, kinh tế - xã hội tại địa phương.
Nguyên tắc 5: Quản lý, sử dụng và thúc đẩy những lợi ích từ rừng
Những hoạt động quản lý rừng phải có tác dụng khuyến khích việc sử dụng có hiệu quả những sản phẩm và dịch vụ của rừng để đảm bảo tính bền vững về kinh tế và đa dạng hoá những lợi ích môi trường và xã hội.
Các tiêu chí và chỉ số
5.1. Quản lý rừng phải phấn đấu đạt tới mục tiêu bền vững về kinh tế trong khi vẫn quan tâm đầy đủ đến những vấn đề về môi trường, xã hội, chi phí vận hành của sản xuất, đảm bảo cho sựđầu tư và tái đầu tư cần thiết nhằm duy trì năng suất sinh thái và các chức năng của rừng.
5.1.1. Cần phải có những dự án đầu tư hay những kế hoạch quản lý rừng đảm bảo cho tính bền vững trong các khía cạnh kinh tế - xã hội, môi trường và trong chi phí vận hành của hoạt động sản xuất.
5.1.2. Trong báo cáo tài chính và bản quyết toán tài chính đã được kiểm toán của các
đơn vị quản lý rừng cần chỉ rõ những khoản đầu tư và tái đầu tư cần thiết nhằm duy trì tính hiệu quả và các chức năng sinh thái của rừng.
5.1.3. Người quản lý rừng phải được đào tạo bài bản và có đủ năng lực cũng như kỹ
năng trong các công việc có liên quan tới rừng.
5.2. Quản lý rừng phải ngăn ngừa một cách hiệu quả sự mất mát hoặc làm suy giảm diện tích rừng. Mức độ khai thác các sản phẩm của rừng không được vượt quá mức độ
tái sản xuất của rừng.
5.2.1. Các diện tích rừng được phép khai thác phải tuân thủ chặt chẽ quy trình khai thác.
5.2.2. Sản lượng khai thác hàng năm bao gồm cả lượng bị tổn thất phải nhỏ hơn mức sinh trưởng hàng năm của rừng. Sản lượng khai thác hàng năm nên được ấn định ở
5.2.3. Cần phải có các bản báo cáo sau khai thác xác nhận các hoạt động khai thác đã tuân thủ chặt chẽ theo các bản thiết kế khai thác.
5.3. Các hoạt động quản lý và tiếp thị phải có tác dụng khuyến khích việc sử dụng và chế biến tối ưu tại chỗ những sản phẩm đa dạng của rừng.
5.3.1. Cần có các xưởng chế biến gỗ tại chỗ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và
đáp ứng được nhu cầu về gỗ của địa phương.
5.4. Quản lý rừng phải phấn đấu hạn chếđến mức thấp nhất những tổn thất trong quá trình khai thác và chế biến, tránh việc gây tổn hại cho những nguồn sản phẩm khác của rừng.
5.4.1. Hàng năm cần phải tiến hành đào tạo về các quy trình khai thác và các phương pháp vận chuyển sản phẩm cho cán bộ và công nhân ngành lâm nghiệp.
5.4.2. Hệ thống vận chuyển, địa điểm khai thác và kho trung chuyển gỗ cần phải tuân thủ thiết kế khai thác nằm giảm thiểu các tác động xấu.
5.4.3. Các phương tiện được sử dụng trong quá trình khai thác và vận chuyển phải phù hợp để tránh gây tổn hại cho các nguồn tài nguyên của rừng.
5.4.4. Các cán bộ kỹ thuật cần phải thường xuyên hướng dẫn, giám sát các hoạt động khai thác và các phương tiện vận chuyển tại các điểm khai thác.
5.4.5. Việc khai thác phải phù hợp với thiết kế khai thác và giảm thiểu các tác hại tới quá trình tái sinh tự nhiên. Gỗ được vận chuyển đến các kho trung gian sau khi khai thác, không được để gỗ tại rừng sau một thời gian quy định nào đó.
5.4.6. Các hoạt động chăm sóc và xử lý rừng phải được thực hiện ngay sau khi khai thác xong.
5.5. Quản lý rừng phải tìm cách tăng cường và đa dạng hoá nền kinh tế địa phương, tránh sự phụ thuộc vào một loại sản phẩm duy nhất của rừng.
5.5.1. Cần phải áp dụng những biện pháp kỹ thuật phù hợp vào các hoạt động trồng trọt và kỹ thuật lâm sinh để tăng năng suất và đa dạng hoá các sản phẩm của rừng. 5.5.2. Cần phải có kế hoạch mở rộng sản xuất và kinh doanh lâm sản ngoài gỗ.
5.5.3. Cần phát triển và thực hiện một cách hiệu quả những dự án có quy mô nhỏ trong các ngành kinh tế khác.
5.6. Những hoạt động quản lý rừng phải công nhận, duy trì và tăng cường (ở những nơi thích hợp) giá trị của các nguồn tài nguyên rừng cũng như các dịch vụ từ rừng như
bảo vệ vùng đầu nguồn hay thuỷ sản…
5.6.1. Cần phải có những bản đồ kế hoạch trong đó đã thể hiện rõ các đường ranh giới của rừng phòng hộ, rừng sản xuất, các đập nước trong vùng đất nông nghiệp…
5.6.2. Cần có và thực hiện các kế hoạch bảo vệ và phát triển các giá trị về dịch vụ của rừng bao gồm các công trình thuỷ lợi, đường sá, cầu cống theo thiết kế phù hợp.
Nguyên tắc 6: Tác động môi trường
Quản lý rừng phải có tác dụng bảo tồn đa dạng sinh học và những giá trị kèm theo, bảo vệ nguồn nước, đất đai, những hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên đặc thù và dễ bị
tổn thương, từđó duy trì các chức năng sinh thái và tính thống nhất của rừng.
Các tiêu chí và chỉ số
6.1. Cần phải thực hiện các biện pháp hiệu quả nhằm bảo tồn sự toàn vẹn của đa dạng sinh học, các quá trình sinh thái đặc biệt là bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm cũng như môi trường sinh sống của chúng (ví dụ những nơi làm tổ, nguồn thức ăn….). Các hoạt động săn bắn, đánh bẫy và khai thác bất hợp pháp hoặc không đúng đắn cần phải được ngăn chặn kịp thời.
6.1.1. Cần phải có các danh sách, tài liệu, và bản đồ phân bố của các loài quý hiếm cần phải được bảo vệ.
6.1.2. Cần có các biện pháp và các kế hoạch thực hiện nhằm kiểm soát và ngăn chặn các hoạt động có khả năng gây ra những ảnh hưởng xấu tới các loài cũng như môi