Những định nghĩa cơ bản

Một phần của tài liệu Tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 26 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG LÂM NGHIỆP Phần 2 pdf (Trang 48 - 49)

- Quy hoạch mạng lưới kiểm tra, kiểm soát lâm sản trong phạm vị cản ước

1.1. Những định nghĩa cơ bản

Theo Tổ chức gỗ rừng nhiệt đới (ITTO), những định nghĩa đây sau được sử dụng cho các tiêu chí và chỉ số (Criteria & Indicator) quản lý bền vững rừng nhiệt đới tự

nhiên.

Tiêu chí

Là một khía cạnh được coi là quan trọng bởi theo đó dùng để đánh giá quản lý rừng bền vững. Một tiêu chí được đi kèm theo nó là một tập hợp các tiêu chuẩn có liên quan.

Chỉ số

Là một thuộc tính định lượng, định tính hoặc mô tả mà khi được giám sát và đo lường thường xuyên sẽ cho biết xu hướng thay đổi.

Rừng tự nhiên

Là đất lâm nghiệp bao gồm những cây bản địa, không phải do con người trồng,

được phân loại sâu hơn sử dụng tiêu chí về sự hình thành rừng (hoặc kiểu rừng), mức

độ can thiệp hoặc tác động của con người.

Rừng trồng

Lô rừng được hình thành bằng cách trồng cây và/hoặc bằng gieo hạt trong quá trình trồng hoặc tái sinh bằng các loài cây đã có sẵn (tất cả các lô rừng đã trồng) hoặc các lô rừng cây bản địa được quản lý tác động mức độ cao đáp ứng tất cả những tiêu chí sau: một hoặc hai loài cây, độ tuổi đồng đều, khoảng cách đều nhau.

Khu rừng lâu năm

Đất dù là đất công hay đất tư, được pháp luật bảo hộ và được che phủ bởi một diện tích rừng lâu dài. Bao gồm đất để sản xuất gỗ và các lâm sản khác, để bảo vệđất và nước, và bảo tồn đa dạng sinh học, cũng như vùng đất đa mục đích kết hợp tất cả

các chức năng trên.

Ban quản lý rừng (FMU)

Một FMU là một đơn vị rừng được xác định rõ ràng, quản lý một tập hợp các mục tiêu rõ ràng và theo một kế hoạch quản lý dài hạn.

Quản lý rừng bền vững (SFM)

SFM là một quá trình quản lý rừng để đạt được một hoặc một số mục tiêu quản lý

muốn mà không làm giảm các giá trị vốn có của rừng và năng suất trong tương lai và không tạo ra những tác động không mong muốn đối với môi trường và xã hội.

Một phần của tài liệu Tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 26 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG LÂM NGHIỆP Phần 2 pdf (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)