lâm nghiệp ở Việt Nam”
2.1 Mục tiêu chung
Nhằm phân tích dự báo và phát hiện kịp thời những ảnh hưởng tác động của các hoạt động, dự án phát triển trong lâm nghiệp đến môi trường, kinh tế và xã hội, nhằm
đưa ra những giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả, hạn chế tác hại, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
• Nhằm đạt được mục tiêu cụ thểđặt ra cho mỗi hoạt động dự án thông qua việc đảm bảo mối liên hệ hữu cơ có tính khả thi cao giữa Kế hoạch và Thực hiện.
• Phát hiện kịp thời các vấn đề ảnh hưởng tác động phát sinh trong quá trình thực hiện và hoạt động, từ đó đề xuất hướng và biện pháp giải quyết vấn đề, đảm bảo
được các hoạt động, dự án đi đúng hướng, hiệu quả.
• Rút ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động dự án trong tương lai (công cụ cho việc lập kế hoạch)
2.3. Tầm quan trọng và sự cần thiết
Xuất phát từ các mục tiêu chung và cụ thể nêu trên cho thấy rằng, đây là hoạt
động rất quan trọng đảm bảo sự thành công đầy đủ ý nghĩa của khái niệm quản lý và sử dụng bền vững hiệu quả tài nguyên thiên nhiên lâm nghiệp, giảm thiểu các tác hại có thể của các hoạt động dự án gây nên, là công cụđể kịp thời điều chỉnh, bổ sung sao cho các mục tiêu của hoạt động phù hợp với yêu cầu thực tế. Hoạt động lập kế hoạch,
đánh giá giám sát vì thế cần được tiến hành ở tất cả các cấp, đặc biệt ở cấp cơ sở có sự
tham gia của người dân, để kịp thời xác định các khó khăn tồn tại và tìm cách khắc phục. Cần có cơ chế khuyến khích sự tham gia.
Ở cấp trung ương, Cục Lâm nghiệp trực thuộc Bộ NN & PTNT có trách nhiệm thẩm định, giám sát và đánh giá chung các hoạt động dự án, thẩm định báo cáo giám sát đánh giá của các cơ sở.
Các cơ sở có trách nhiệm:
- Phối hợp với các cơ quan hoạt động dự án tiến hành giám sát, đánh giá và cập nhật tình hình các hoạt động dự án, dựđoán phát hiện các vấn đề khó khăn tồn tại và hợp