Số hộ gia đình sinh sống trong các khu rừng đặc

Một phần của tài liệu Tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 26 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG LÂM NGHIỆP Phần 2 pdf (Trang 41 - 43)

- Phát triển các hoạt động nuôi trồng thuỷ hải sản dưới mọi hình thức đối với các hệ

1 Số hộ gia đình sinh sống trong các khu rừng đặc

dụng Tỉnh

Ngun: H thng thông tin và giám sát ngành (FSSP):http://www.vietnamforestry.org.vn

4.2. Tiêu chí cải thiện đời sống kinh tế và xã hội bền vững cho người dân sống phụ thuộc vào rừng (xem bảng 5.3) vào rừng (xem bảng 5.3)

4.3. Tiêu chí giám sát diễn biến diện tích và chất lượng

(Áp dụng theo Quyết định số 78/2002/QĐ/BNN-KL ngày 28/8/2002 của Bộ NN và PTNT về thực hiện các thủ tục theo dõi diến biến tài nguyên rừng)

Trình tự theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp

a) Cơ sở dữ liệu gốc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp gồm số

liệu, kết quả kiểm kê rừng đã được công bố tại Quyết định số 03/2001/QĐ-TTg ngày 5/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

Số hoá nền bản đồ địa hình chuẩn có ranh giới hành chính xã theo Chỉ thị số

364/CT ngày 6-11-1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã.

Số hoá bản đồ kết quả kiểm kê theo các cấp hành chính (xã, huyện, tỉnh) từ nguồn tài liệu kiểm kê, đặc biệt là phiếu tính diện tích 02.

Khởi tạo cơ sở dữ liệu gốc ứng với mốc thời điểm công bố kết quả kiểm kê để

theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp hàng năm. Cơ sở dữ liệu quản lý bao gồm cả bản đồ và số liệu.

b) Lực lượng Kiểm lâm thường xuyên thu thập thông tin biến động diện tích rừng và đất lâm nghiệp ngoài thực địa; cập nhật những thay đổi về rừng, đất lâm nghiệp bao gồm cả số liệu và bản đồ vào cơ sở dữ liệu.

Việc cập nhật diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp được tiến hành khoanh vẽ trên bản đồ đáp ứng theo cả hai mức độ:

Mức độ 1: Diện tích lô lớn hơn hoặc bằng 0,5 ha được khoanh vẽ trên bản đồ. Mức độ 2: Diện tích lô nhỏ hơn 0,5 ha hoặc cây phân tán, thì chỉ cần ghi số liệu trên phiếu cập nhật mà không nhất thiết phải khoanh vẽ trên bản đồ.

Trong trường hợp một lô có nhiều trạng thái và không thể bóc tách được các trạng thái riêng biệt để khoanh vẽ trên bản đồ, thì chấp nhận lô có nhiều trạng thái và phải tính toán diện tích, xác định các thuộc tính tương ứng như loại chủ quản lý, ba loại rừng cho từng trạng thái riêng biệt.

Phương pháp khoanh lô: Sử dụng phương pháp khoanh lô theo dốc đối diện, khoanh lô theo tuyến, khoanh lô theo phương pháp đo đạc, khoanh lô bằng máy định vị GPS. Nội dung của các phương pháp này được quy định cụ thể trong quy trình kỹ

thuật theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.

c) Định kỳ Chi cục Kiểm lâm làm tổng hợp báo cáo UBND cấp tỉnh công bố số

liệu hiện trạng rừng, đất lâm nghiệp địa phương. Cục Kiểm lâm tham mưu cho Bộ NN & PTNT công bố số liệu hiện trạng rừng, đất lâm nghiệp trong phạm vi toàn quốc.

d) Loại và tỷ lệ bản đồ́:

Sử dụng bản đồ có cùng tỷ lệ và hệ chiếu với bản đồ hiện trạng rừng; cấp xã tỷ lệ

1/25.000 hoặc tỷ lệ 1/10.000; cấp huyện tỷ lệ 1/50.000 và cấp tỉnh tỷ lệ 1/100.000 Bản đồ sử dụng để khoanh vẽ diễn biến tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp ngoài thực

địa, yêu cầu tỷ lệ tối thiểu 1/10.000.

4.4. Các tiêu chí về bảo vệđất

Các chỉ số giám sát đánh giá về rửa trôi, xói mòn đất, tính chất lý hoá, cấu trúc, pH, độ phì dinh dưỡng, vi sinh vật đất (xem bảng tổng hợp các chỉ số 5.3).

4.5. Các tiêu chí về bảo vệ nguồn nước

Các chỉ số giám sát đánh giá định tính và định lượng về xói mòn bề mặt, mực nước ngầm, điều tiết nước và chất lượng nguồn nước (BOC, COD, thực vật nổi, vv... cho các lưu vực thuỷ sinh, hệ thống ngập mặn ven biển) (xem bảng 5.3)

4.6. Các tiêu chí về chức năng phòng hộ

Trong đó đã bao gồm cả các tiêu chí về bảo vệđất đai, nguồn nước và hệ sinh thái như trình bày ở trên và trong bảng 5.3.

4.7. Các tiêu chí giám sát đánh giá định lượng thảm thực vật và hệ sinh thái

Nghiên cứu phân tích định lượng thảm thực vật và tài nguyên đa dạng sinh học là một hoạt động hết sức cần thiết nhằm tạo nên cơ sở dữ liệu cho các giải pháp bảo tồn, hoạch định chính sách và kế hoạch phát triển sử dụng bền vững tài nguyên. Các chỉ số định lượng cho phân tích đánh giá thảm thực vật và đa dạng sinh học được sử dụng rộng rãi cho các nghiên cứu cấu trúc chức năng quần thể và hệ sinh thái bao gồm:

(a) Ch s Giá tr Quan trng IVI (Importance Value Index): giá trị IVI cụ thể, vị trí xếp hạng trong trật tự giá trị IVI.

(b) Chỉ số đa dạng sinh học H (Shanoon-Weiner Index): giá trị cụ thể của chỉ số H, so với mức chuẩn thông thường của các giá trị H cho từng loại rừng và hệ sinh thái khác nhau, rừng tự nhiên nhiệt đới ẩm có chỉ số H là 5,06-5,40; rừng trồng nhiệt đới ẩm có H là 1,16-1,34.

(c) Chỉ số mức độ ưu thế Cd (Simpson Index): có giá trị và ý nghĩa ngược lại với chỉ số H.

(d) Chỉ số sự phong phú loài SR: đơn giản chỉ là thành phần, số lượng loài trong quần thể và hệ sinh thái.

Một phần của tài liệu Tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 26 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG LÂM NGHIỆP Phần 2 pdf (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)