(a) Cần có những quy hoạch vĩ mô đối với rừng phòng hộ đầu nguồn trên phạm vi toàn quốc từ đó làm cơ sở đề xuất các biện pháp tác động xây dựng, bảo vệ và sử
dụng tổng hợp và bền vững rừng phòng hộđầu nguồn.
(b) Tiếp tục hoàn thiện công tác giao đất khoán rừng cho các tổ chức, tập thể, cá nhân và hộ gia đình theo Nghị định 01/CP và Nghị định 02/CP của Thủ tướng Chính phủ.
(c) Nghiên cứu, tuyển chọn các loài cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt bổ
sung vào danh lục các loài cây trồng rừng phòng hộđầu nguồn cho từng vùng sinh thái.
(d) Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện và xây dựng các quy trình, quy phạm áp dụng cho việc gây trồng các loài cây bản địa phục vụ công tác trồng rừng phòng hộ lâu dài và trước mắt là Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
(e) Tiếp tục đầu tư nhằm nâng cao và ổn định đời sống người dân trong vùng phòng hộ đầu nguồn thông qua các chương trình, dự án trong và ngoài nước, từng bước xoá đói, giảm nghèo.
(f) Cần có những chính sách ưu đãi, ưu tiên đối với các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộđầu nguồn.
(g) Đầu tư xây dựng quy trình công nghệ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ lâm sản phụ và nông sản trong khu vực phòng hộđầu nguồn.
Phần 4: Giám Sát Tác Động Của Các Hoạt Động Lâm Nghiệp Ở Việt Nam 1. Các khái niệm liên quan
(a) Giám sát: Đây là công cụ chủ yếu, hữu hiệu để đảm bảo rằng các mục tiêu của chương trình dự án sẽ được thực hiện thành công và hiệu quả. Cần thiết lập hệ
thống các chỉ tiêu phù hợp để có thểđánh giá một cách toàn diện các tác động của chương trình dự án đến mọi khía cạnh của môi trường xã hội địa bàn. Một quy trình rõ ràng là yếu tố cơ bản để giám sát một cách hữu hiệu, vì vậy một khung pháp lý rõ ràng cũng như các văn bản hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm và quy trình giám sát cần được xây dựng. Một hệ thống giám sát cần được thiết lập sao cho có thể cập nhật được tất cả các nguồn thông tin và có cơ chế kiểm tra chéo hay kiểm tra liên ngành đểđánh giá nhằm đảm bảo sự chính xác của công tác giám sát, làm cơ sở cho việc hoàn chỉnh hệ thống chính sách, điều chỉnh kế hoạch hàng năm và cải tiến các biện pháp thực hiện.
(b) Giám sát tác động môi trường là quá trình theo dõi, kiểm tra giám sát và phân tích đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của tất cả các hoạt động bao gồm các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, của các hoạt động sản xuất kinh doanh, các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường. Do vậy, hệ thống giám sát môi trường bao gồm cả những hoạt động đánh giá tác động môi trường nêu trên.
(c) Đánh giá: Việc đánh giá cần bao trùm lên toàn bộ quá trình, kể từ khi lên kế
hoạch đến khi thực hiện. Chức năng cao nhất của đánh giá là chỉ ra hiệu quả của hoạt động. Tương tự như giám sát, việc đánh giá cần dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn, tiêu chí về kinh tế - xã hội và môi trường của chương trình hoạt động. Mục tiêu cao nhất của đánh giá là đưa ra được các chỉ tiêu chính xác về chất lượng và số lượng của từng hoạt động và so sánh với mục tiêu đã đề ra, tìm ra các nguyên do dẫn đến kết quảđó và đưa ra các kiến nghị.
Cần xây dựng cơ chế giám sát và đầu tư nguồn lực cho công tác này. Khuyến khích sự tham gia của người dân trong quá trình đánh giá.
(d) Sự phát triển bền vững (Sustainability), đã được FAO (1995) định nghĩa như sau: Sự phát triển bền vững là sự quản lý và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên với những định hướng thay đổi về công nghệ và thể chế theo cách mà sẽđảm bảo
đáp ứng được các nhu cầu cần thiết hiện tại và trong tương lai của con người. Sự
phát triển bền vững như vậy sẽ bảo vệđất đai, nguồn nước, tài nguyên động thực vật, không làm suy thoái môi trường, phù hợp công nghệ, hiệu quả về kinh tế và
được xã hội chấp nhận.