III. Vai trò ngữ nghĩa của từ láy trong phần Tập đọc
1. Vai trò ngữ nghĩa của từ láy trong việc thể hiện chủ đề Măng non ” Chủ đề “Măng non” gồm có 14 bài đọc trong đó có 9 bài văn xuôi và
Chủ đề “Măng non” gồm có 14 bài đọc trong đó có 9 bài văn xuôi và 5 bài thơ. Trong cả 14, bài các từ láy đều xuất hiện, trong đó có những bài xuất hiện đến 10 từ. Đó là một số lợng lớn.
Mở đầu phần Tập đọc là “Th gửi các học sinh” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Trong bức th này tác giả đã sử dụng một cách chính xác các từ láy để từ đó vẽ lên trong mắt của ngời đọc một quang cảnh bừng sáng, một nhịp điệu hoạt động gấp gáp, vui vẻ của các học sinh nhân ngày lễ khai trờng. “Tôi đã tởng t- ợng thấy trớc mắt cái cảnh nhộn nhịp, t ng bừng của ngày tựu trờng ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ, vì sau mấy tháng giời nghỉ học sau bao nhiêu biến chuyển khác thờng, các em lại đợc gặp thầy gặp bạn”. Các từ láy “nhộn nhịp”, “tng bừng” , “vui vẻ” đều có nghĩa tích cực, gần nghĩa nhau lại xuất hiện liên tiếp trong hai câu văn làm cho không khí của ngày khai trờng vốn đã nhộn nhịp, đã từng bừng, đã vui vẻ lại càng đợc nhân lên gấp nhiều lần. Nó nh thúc dục, nh mời gọi các em học sinh hãy đi học, hãy cố gắng hơn nữa để xứng đáng là công dân của một nớc Việt Nam mới: Nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nếu thay các từ láy đó bằng các từ láy khác hay bớt đi một từ thì không khí của ngày khai trờng chắc chắn sẽ khác đi rất nhiều. Đó là biệt tài trong việc chọn lọc và sử dụng từ ngữ của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Nếu nh trong “Th gửi các học sinh”, Hồ Chí Minh vẽ lên trớc mắt chúng ta không khí của một buổi khai trờng nhộn nhịp, tng bừng, vui vẻ thì trong đoạn trích “Lời khuyên của bố” của tác giả nớc ngoài Amixi ta lại thấy xuất hiện một loại các từ láy phụ âm đầu tiêu cực để nói lên sự khó khăn vất vả nhng cần thiết, quang vinh của công việc học tập: “khó khăn”, “vất vả”, “hối hả”, “đông
đúc”, “xa xôi” Bằng tình cảm tha thiết của một ng… ời bố dành cho đứa con yêu quý của mình, ngời bố đã khuyên con hãy cố gắng học tập. Từ láy phụ âm đầu “khó khăn” đã nói rất đúng về tính chất của công việc học tập. Nhng nh thế không có nghĩa là lùi bớc, ngời bố đã cho đứa con yêu quý của mình thấy ở khắp nơi,những ngời thợ dù “vất vả” vẫn đi học, những học sinh ở khắp nơi trên thế giới đều “hối hả” đến trờng cho dù đang ở những thị trấn “đông đúc” hay ở những vùng “xa xôi” tuyết phủ: “Khi một ngày mới bắt đầu tất cả mọi trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trờng. Những học sinh ấy hối hả bớc trên các nẻo đờng ở nông thôn, trên những phố dài đông đúc, dới trời nắng gắt hay trong tuyết rơi. Từ những ngôi trờng xa xôi trên miền tuyết phủ của nứơc Nga cho đến ngôi trờng hẻo lánh núp dới hàng cọ của xứ ảrập, hàng triệu, hàng triệu trẻ em cùng đi học”.
Có thể nói, các từ láy trên đều là những tính từ mạnh, nó chính là điểm nhấn của các câu văn dài trên làm cho câu văn trở nên sống động hơn, gợi hình hơn, diễn đạt chính xác điều ngời bố muốn nói với con.
Bài đọc “Em bé” trích trong “Mẹ vắng nhà”của Nguyễn Thi viết về em bé con chị Nguyễn Thị út, một anh hùng quân đội. Mặc dù còn ít tuổi, Bé đã chăm sóc các em nhỏ để mẹ đi chiến đấu. Bé còn theo dõi các trận đánh dòn bốt để báo tin chiến thắng cho bà con. Trong đoạn trích này, Nguyễn Thi Đã sử dụng nhiều từ láy, đặc biệt là các từ láy hoàn toàn để vẽ lên không gian ở vùng đất sông Hậu Giang thoáng đãng, để miêu tả âm thanh của những tiếng súng và âm thanh trong trẻo, thơ ngây của em bé.
“Hôm nay, gió ngoài sông Hậu vẫn thổi vào lồng lộng ”.… …Bé lại leo lên cây dừa.
- Đúng má đánh rô ồ ồ i !… Tiếng bé thét lên lanh lảnh… - Má đốt bót rồi !…
Tiếng súng nhỏ nổ rát hơn. Tiếng súng lớn dồn dập. Cả xóm đổ ra, nhóng lên ngọn dừa. Tiếng reo của bé bay xuống lẫn vào tiếng bơi xuồng vôi vã trên lạch…
- Má xung phong rồi nghen! Tiến lên má á á .…
Tiếng bé kéo dài văng vẳng. Các cô du kích đang chạy theo má. Tiếng súng quân ta xung phong diệt đồn nổ dồn dập”.
Từ láy hoàn toàn “lồng lộng” đợc Nguyễn Thi sử dụng để miêu tả những cơn gió nhng nó có sức gợi lớn hơn nhiều. Không một nét bút miêu tả nhng đọc câu văn, trớc mắt ngời đọc vẫn hiện lên hình ảnh một vùng đất rộng lớn, trống trải, thoáng đãng dờng nh không có gì ngăn cản lại những cơn gió. Đây chính là điểm hơn hẳn của từ láy so với các từ loại khác.
Cũng là những từ láy hoàn toàn nhng các từ “lanh lảnh”, “văng vẳng” lại là những từ miêu tả âm thanh của em bé. Những âm thanh đó rất trong, rất cao và vang xa nh những tiếng chuông đợc phát ra từ một điểm cao những âm thanh đó dờng nh đã lấn át tất cả những tiếng súng vẫn nổ ra dồn dập ở phía trớc.
Khác với những bài văn xuôi, thế giới của những bài thơ trong chủ đề “Măng non” là thế giới của những sắc màu. Bằng đôi mắt thơ ngây, trong sáng, bằng tâm hồn chân thật của những đứa trẻ thế giới xung quanh đã hiện lên rất đẹp, tràn ngập ánh sáng, màu sắc:
“Các vì sao nhấp nhánh Trên ánh sáng bầu trời Những ảnh hình lấp lánh Soi vô hạn vô hồi… Ôi triệu triệu vì sao
Bừng bừng muôn ánh mắt”.
(Gửi các vì sao – Cac Mac) “Em yêu màu vàng
Lúa đồng chín rộ Hoa cúc mùa thu Nắng trời rực rỡ”
(Sắc màu em yêu – Phạm Đình Ân) “Em yêu màu đen
Hòn than óng ánh Đôi mắt bé ngoan Màn đêm yên tĩnh”
(Sắc màu em yêu – Phạm Đình Ân) “Mặt ngời ánh sáng tự hào
Dáng đi cũng lấp lánh màu tự do”
(Việt Nam - Lê Anh Xuân)
Cảnh vật xung quanh trong mắt các em dờng nh đều phát ra những ánh sáng lung linh huyền ảo. Góp phần làm cho thế giới rực sáng nh vậy không thể không nói đến vai trò của các từ láy. Sự hoà phối ngữ âm có quy luật của các từ láy đã góp phần tạo nên tính cộng hởng của thơ ca, hội họa làm cho thiên nhiên xung quanh luôn ở trạng thái động: “nhấp nhánh”, “lấp lánh”, “bừng bừng”, “rực rỡ”, “óng ánh”…
Tóm lại, những bài đọc trong chủ đề “Măng non”dù là những bài văn xuôi hay là những bài thơ đều xoay xung quanh tâm t, tình cảm, cách nhìn cuộc sống của những em bé lứa tuổi mới lớn hoặc những lời khuyên răn của những ngời cha, những ngời chú, ngời bác đối với các em. Các nhà thơ, đã biết cách chọn lựa, tổ chức và phát huy khả năng biểu đạt của lớp từ láy để góp phần làm nên thành công nghệ thuật của chủ đề. Mỗi từ láy đợc các nhà thơ, nhà văn sử dụng đã hiện lên nh những bức tranh sinh động, đầy màu sắc, hình ảnh, có tác dụng gợi hình, gợi cảm cao.