II. Đặc điểm ngữ pháp của vốn từ láy trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp
1. Từ loại của từ láy trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp
Từ loại là những lớp từ đợc phân loại dựa trên đặc điểm ý nghĩa khái quát và khả năng kết hợp trong cụm từ và trong câu. Từ trớc đến nay, vấn đề phân chia từ loại không thống nhất với nhau từ đó dẫn đến sự khác nhau về số lợng các từ loại tiếng Việt. Dựa vào tiêu chí phân chia từ loại trong sách “Ngữ pháp tiếng Việt” của PGS.TS Đỗ Thị Kim Liên, Nxb Giáo dục 2002, ta thấy trong tiếng Việt có các từ loại sau: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ, quan hệ từ, phụ từ, trợ từ, tình thái từ.
Nhìn chung, qua khảo sát chúng tôi thấy các từ láy phần lớn nằm ở nhóm từ loại thực từ mà cụ thể là các từ loại: tính từ, động từ, danh từ. Ngoài ra còn có một số phụ từ thuộc nhóm h từ.
Tính từ thuộc nhóm thực từ, có ý nghĩa từ vựng chân thực, có khả năng làm thành tố trung tâm của cụm tính từ và có khả năng làm thành phần chính, thành phần phụ của câu.
Tính từ là lớp từ dùng để biểu thị mức độ, tính chất, thuộc tính của sự vật, hiện tợng trong thế giới khách quan.
Qua khảo sát, thống kê chúng tôi thấy từ loại của từ láy trong sách tiếng Việt lớp 5 chiếm số lợng nhiều nhất là tính từ.
Ví dụ:
- “Giọng của bà tôi đặc biệt trầm bổng, nghe nh tiếng chuông đồng. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, nh những đoá hoa, và cũng dịu dàng , rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà tôi mỉm cời, hai con ngơi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả”.
(Bà tôi – Macxim Goorki) - “ Đây rồi Hòn én, Hòn Tre”,
Xa xa Hòn Khói, đi về thuyền ai? Mặt trời vừa mọc ban mai
Mênh mông cát trắng hồng phai mịn màng”
(Đẹp thay non nớc Nha Trang – Sóng Hồng) - “Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?”
(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy) - “Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa”
(Hành trình của bầy ong – Nguyễn Đức Mậu) -“Ban đêm, suối Lìn t ng bừng ánh điện thì ban ngày suối Lìn rực rỡ màu hoa: hoa đào, hoa mận, cúc, thợc dợc, lay ơn mùa nào hoa ấy”.…
(Làng Dao suối Lìn - Đặng Quang Tình)
Động từ là lớp từ dùng để chỉ hành động, trạng thái của con ngời và sự vật. Động từ có khả năng làm trung tâm của cụm động từ và có khả năng đảm nhiệm các thành phần câu.
Trong sách Tiếng Việt lớp 5, xếp sau từ loại tính từ là từ loại động từ.
Ví dụ:
- “Mời lăm năm mỗi sáng chiều… Bác Hồ chăm chút, nâng niu từng cành”
(Cây vú sữa trong vờn Bác – Quốc Tấn) - “Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau”
(Truyện cổ nớc mình – Lâm Thị Mỹ Dạ) - “Rót xuống trang thơ tôi
Cành hoa đào phới đỏ Chiều Sơn La lặng gió Tôi nghe hoa thì thầm”
(Anh về cùng mùa hoa – Tạ Hữu Yên) - “Lớp mía đầu tiên đợc nâng giấc, chăm chút hơn xa”
(Mía CuBa – Thép Mới)
- “Một giải mây mỏng, mềm mại nh một giải lụa trắng dài vô tận ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi nh quyến luyến, bịn rịn”.
(Núi rừng Trờng Sơn sau cơn ma – Trích Tập đọc lớp 5, 1980)
1.3. Từ loại danh từ
Danh từ là lớp từ mang ý nghĩa sự vật, thuộc nhóm thực từ, nó có khả năng làm trung tâm của cụm danh từ và có khả năng làm các thành phần của câu.
Từ láy thuộc từ loại danh từ trong sách Tiếng Việt lớp 5 chiếm số lợng ít.
Ví dụ:
- “Em yêu màu nâu
áo mẹ sờn bạc Đất đai cần cù Gỗ rừng bát ngát”
(Sắc màu em yêu - Phạm Đình Ân)
-“Cây cối trên Hòn và các xóm nằm liền Hòn vụt rạo rực, tràn trề nhựa sống”.
(Phong cảnh Hòn Đất – Anh Đức)
- “Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vờn thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh” .
(Đêm trăng hành quân về đồng bằng – Khuất Quang Thuỵ)
1.4. Từ loại phụ từ
Phụ từ không mang ý nghĩa từ vựng chân thực mà chỉ đi kèm danh từ, động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa phụ cho danh từ, động – tính từ. Phụ từ không làm thành phần chính của câu.
Qua khảo sát chúng tôi thấy có xuất hiện một số từ láy thuộc nhóm từ loại phụ từ. Tuy nhiên, nó chiếm tỷ lệ rất ít.
Ví dụ:
-“Cụ bận chiếc áo màu thanh niên. Râu tóc đều bạc trắng nh cớc nhng da mặt hồng hào, nhất là đôi mắt rất sáng và cái miệng luôn luôn mỉm cời làm tôn thêm vẻ quắc thớc, yêu đời của cụ”.
(Bức tranh cụ già ngồi câu cá - Trích Tập đọc lớp 5, 1980)
- “Thỉnh thoảng mới có một con đờng nhỏ thọc sâu vào rừng mía thẳm, bí hiểm vô cùng”.
(Mía CuBa – Thép Mới)
Nh vậy, qua khảo sát chúng tôi thấy từ loại chiếm tỷ lệ cao nhất trong lớp từ láy trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 là từ loại tính từ, tiếp đến là động từ, ít hơn là danh từ. Ngoài ra còn có một số từ láy thuộc từ loại phụ từ tỷ lệ xuất hiện rất ít.