4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 15,024,091,923 7.80 0.0623 0.39
3.2. Hiệu suất sử dụng chi phí:
Đvt : VNĐ
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011
Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối
Tươ ng đối
95Tổng chi phí KD 141,381,501,533 181,212,277,537 192,522,811,598 39,830,776,004 128.17 11,310,534,061 106.24 Tổng chi phí KD 141,381,501,533 181,212,277,537 192,522,811,598 39,830,776,004 128.17 11,310,534,061 106.24 Hiệu suất H=DT/CPKD 1.2933 1.2720 1.2445 -0.0213 98.36 -0.0275 97.8 4 - Nhận xét :
Nhìn chung trong giai đoạn 2010-2012, hiệu suất sử dụng chi phí của công ty giảm dần, đồng nghĩa với việc hiệu quả trong việc sử dụng chi phí để tạo ra doanh thu của công ty giảm. Cụ thể :
Hiệu suất chi phí của năm 2010 là 1.2933, cho thấy với 1 đồng chi phí bỏ ra công ty thu được 1.2933 đồng doanh thu, nhưng đến năm 2011, tỉ lệ này giảm xuống còn 1.272 đồng nghĩa với việc trong năm 2011, 1 đồng chi phí bỏ ra công ty thu về ít hơn năm 2011 là 0.0213 đồng doanh thu. Năm 2012, con số này tiếp tục giảm xuống còn 1.2445, giảm 0.0275 tức chỉ bằng 97.84% so với năm 2011. Điều này chứng tỏ doanh thu trên 1 đồng chi phí bỏ ra đã giảm đi 0.0275 đồng, nghĩa là công ty đang tiết chưa quản lý tốt về mặt chi phí. Mặt khác, doanh thu công ty vẫn có tăng nhưng tốc độ tăng chi phí vẫn cao hơn khiến cho hiệu suất sử dụng chi phí của công ty giảm. Đây là một dấu hiệu không tốt và công ty cần có những biện pháp để kiểm soát chi phí tốt hơn.
- Những nhân tố tác động:
Nhân tố khách quan:
Thị trường gỗ đang dần bị lấn át bởi những sản phẩm từ nhựa, sắt, nhôm… gây khó khăn nhiều trong việc kinh doanh mặt hàng này.
Giá nguyên liệu đầu vào tăng kèm theo những đòi hỏi khắt khe về thông tin, tiêu chuẩn nguồn vật liệu của thị trường tiêu thụ nước ngoài.
Thuế thu nhập doanh nghiệp tăng
Thị trường trong và ngoài nước đều trong tình trạng cạnh tranh cao về giá và chất lượng.
Nhân tố chủ quan:
Giá vật liệu tăng cao làm thay đổi chi phí cũng như giá vốn và doanh thu nên chỉ số tỷ suất trở nên xấu dần
Chi phí tăng cao cho việc mở rộng công ty tốn kém nhiều cho đầu tư phân xưởng, máy móc, quản lý và cả chi phí đào tạo, tuyển dụng nhân công.
Chưa thực thi marketing một cách mạnh mẽ trong thị trường nội địa và nước ngoài.
Để xuất khẩu sản phẩm sang nước ngoài, đặc biệt là EU, công ty phải nhập khẩu gỗ có chứng chỉ FSC, giá thành sản phẩm đội lên.