Giải pháp đề xuất nhằm tăng doanh thu cho công ty gỗ Đức Thành:

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần gỗ đức thành (Trang 30 - 36)

Bảng 4: Tình hình kim ngạch xuất khẩu theo khu vực của công ty giai đoạn 2010-2012:

1.5. Giải pháp đề xuất nhằm tăng doanh thu cho công ty gỗ Đức Thành:

Giải pháp đề xuất nhằm tăng doanh thu nội địa, chiếm lĩnh thị trường sân nhà.

Công ty nên đầu tư mở rộng sản xuất và hướng đầu tư trồng các loại gỗ nguyên

liệu về các vùng xa trung tâm để nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm chi phí nguyên liệu cho công ty.

 Xây dựng chiến lược hoạt động sản xuất, kinh doanh cho thị trường trong nước nhằm tạo bước đột phá và hiệu quả cao, từng bước khẳng định thương hiệu của mình đối với đông đảo người tiêu dùng Việt Nam.

 Tận dụng tối đa nguồn gỗ nguyên liệu trong nước để tăng khả năng cạnh tranh trên sân nhà.

 Đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng phát triển các sản phẩm tiện ích, đa năng.

Giải pháp tăng doanh thu xuất khẩu :

 Công ty cần phải xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án xuất khẩu cụ thể đối với từng nhóm mặt hàng riêng biệt.

 Tận dụng những hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu biên mậu, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, chính sách khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ của chính phủ để tăng xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam.

 Ngân hàng Nhà nước giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn sản xuất kinh doanh phục vụ xuất khẩu. Công ty có thể tận dụng lợi thế này.

 Công ty cần thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng, tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu : lựa chọn nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật mà sản phẩm yêu cầu.

 Cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường, tập trung khai thác theo chiều sâu, chiều rộng đối với các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường xuất khẩu trọng điểm, đi đôi với việc phát triển các thị trường

có chung đường biên giới với Việt Nam để giảm bớt chi phí vận chuyển do khoảng cách địa lý.

 Riêng thị trường EU, Khi muốn xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường nào thì DN nên mua gỗ hợp pháp từ thị trường đó và phải cân đối lượng gỗ có nguồn gốc hợp pháp nhận vào với sản lượng sản phẩm làm ra. Bởi EU sẽ không hoàn toàn tin tưởng vào các xác nhận giấy tờ mà họ đòi hỏi gỗ phải hợp pháp trên thực tế. Vì thế, nếu gian lận trong các giấy xác nhận, DN sẽ gặp rất nhiều rủi ro khi bị kiểm tra.

 Chú trọng cải tiến kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm để dáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

 Kiến nghị Nhà nước và các ngân hàng thương mại có những chính sách vay vốn dài hạn cho các doanh nghiệp chế biến gỗ đầu tư cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao năng lực cho các lao động… tránh sự lệ thuộc vào nước ngoài, tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

2. Tình hình luân chuyển hàng hóa của công ty : Bảng 5: Phân tích tình hình mua bán và dự trữ của công ty

Đvt: VNĐ

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối (1) (2) (3) (4)=(2)-(1) (5)=(2)*100/(1) (6)=(3)-(2) (7)=(3)*100/(2) Doanh thu 182,844,750,457 230,502,056,353 239,599,687,433 47,657,305,896 126.06 9,097,631,080 103.95 Tồn kho đầu kỳ 31728009007 34,045,683,866 58,949,446,815 2,317,674,859 107.30 24,903,762,949 173.15 Nhập kho trong kỳ 112,351,793,520 171,261,564,678 164,807,964,769 58,909,771,158 152.43 -6,453,599,909 96.23 Bán trong kỳ(GVHB) 110,034,118,661 146,357,801,729 162,021,118,345 36,323,683,068 133.01 15,663,316,616 110.70 Tồn kho cuối kỳ 34,045,683,866 58,949,446,815 61,736,293,239 24,903,762,949 173.15 2,786,846,424 104.73 TG thực hiện 1 lần luân chuyển hàng. (ngày) 107.60 114.37 134.08 6.7749 106.30 19.7065 117.23

Vòng quy hàng

tồn kho=360/T 3.3458 3.1476 2.6850 -0.1982 94.08 -0.4626 85.30

HTK bình

quân=(ĐK+CK)/2 32886846437 46497565341 60342870027 13,610,718,904 141.39 13,845,304,687 129.78

Với Trị giá hàng mua trong kỳ = Trị giá tồn kho cuối kỳ +Giá vốn hàng bán trong kỳ - trị giá tồn kho đầu kỳ. Vì công ty gỗ Đức Thành là công ty vừa sản xuất, vừa bán hàng và xuất khẩu nên lượng hàng tồn kho hay dự trữ của công ty bao gồm gỗ nguyên vật liệu, công cụ sản xuất, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm, hàng gửi đi bán…

a. Nhận xét :

Tình hình mua bán và dự trữ :

- Trong quá trình luân chuyển vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì việc tồn tại vất tư hàng hóa dự trữ tồn kho là những bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Thông thường trong quản lý, vấn đề chủ yếu được đề cập là bộ phận dự trữ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp sản xuất; còn đối với doanh nghiệp thương mại thì dự trữ nguyên vật liệu cũng là dự trữ hàng hóa để bán. Đối với công ty Đức Thành, là một doanh nghiệp sản xuất và thương mại, chủ yếu là sản xuất để xuất khẩu thì hàng tồn kho của công ty bao gồm chủ yếu là nguyên vật liệu và thành phẩm, ngoài ra còn có các công cụ, dụng cụ, hàng gửi đi bán…Trong giai đoạn 2010-2012, trước tình hình khó khăn của ngành gỗ Việt Nam, do chính sách thuế bất hợp lý, thuế xuất khẩu gỗ nguyên liệu ở nước ta giảm còn 0-3% làm cho các doanh nghiệp gỗ nước ngoài ồ ạt nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Việt Nam khiến cho giá gỗ nguyên liệu tăng khá cao, làm mất lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam. Trước tình hình đó, trong giai đoạn này, công ty đã tăng cường mua gỗ nguyên liệu để dự trữ nhằm đáp ứng các đơn hàng trong giai đoạn này mà không phải thực hiện chính sách

tăng giá sản phẩm. Qua bảng số liệu có thể thấy nhìn chung, tình hình lưu chuyển hàng hóa của công ty có những chuyển biến như sau:

Tồn kho đầu kỳ: Gía trị dự trữ đầu kỳở năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ

thể là giá trị tồn năm 2011 đạt 31,728,009,007 đồng, tăng 2,317,674,859 đồng tương đương tăng 7,3% so với năm 2010. Năm 2012, tăng khá mạnh lên 58,949,446,815 đồng ,tức tăng 73,15% so với năm 2011.

Tình hình mua hàng: Do tình hình giá gỗ nguyên vật liệu nội địa tăng giá

khá cao nên công ty chủ yếu là mua nguyên vật liệu để dự trữ cho những đơn hàng sắp tới. Vì vậy lượng hàng mua vào tăng mạnh kể từ năm 2010. Cụ thể : năm 2010, lượng hàng mua vào đạt 112,351,793,520 đồng, tăng đột biến so với năm 2009. Đến năm 2011, lượng hàng mua vào tăng lên 171,261,564,678 đồng, tức tăng 58,909,771,158 đồng tương đương tăng 52,43% so với năm 2010. Sang đến năm 2012, do lượng đơn hàng giảm đi đồng thời công ty cũng đã chủ động hơn trong nguồn nguyên vật liệu nên lượng hàng mua vào (chủ yếu là gỗ nguyên liệu) giám xuống còn 164,807,964,769 đồng, tức giảm 6,453,599,909 đồng chỉ bằng 96,23% so với năm 2011.

Tình hình bán hàng của công ty có chuyển biến khá tốt, bằng chứng là

lượng hàng bán đều tăng qua các năm, tuy nhiên, cả lượng và tỷ lệ tăng đều giảm: năm 2011, giá vốn hàng bán đạt 146,357,801,729 đồng, tăng 36,323,683,068 đồng tương đương tăng 33,01% so với năm 2010.Trong năm 2012, trị giá hàng bán vẫn tăng lên nhưng chỉ tăng 15,663,316,616 đồng, tương đương tăng 10,7% so với năm 2011..

Tồn kho cuối kỳ cũng tăng qua mỗi năm: năm 2011, tồn kho cuối kỳ đạt

58,949,446,815 đồng, tăng 24,903,762,949 đồng tương đương tăng 73,15% so với năm 2010. Đến năm 2012, lượng tồn kho tiếp tục tăng lên 61,736,293,293 đồng nhưng so với năm 2011, chỉ tăng 2,786,846,424 đồng tương đương chỉ tăng 4,73%.

- Tóm lại, tình hình luân chuyển hàng hóa của công ty vừa tồn tại mặt tích cực, vừa tồn tại mặt tiêu cực. Về mặt tích cực, giá trị hàng bán ra của công ty ngày càng tăng chứng tỏ các đơn hàng của công ty ngày càng nhiều và quy mô hoạt động của công ty ngày càng mở rộng. Lượng hàng mua vào gia tăng chủ yếu là do lượng gỗ nguyên liệu được dự trữ nhiều để hạn chế ảnh hưởng của việc tăng giá gỗ nguyên liệu trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc lượng mua vào và dự trữ quá nhiều trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, cũng như khiến cho chi phí tồn kho, bảo quản tăng theo. Cũng có thể lý giải, do quy mô hoạt động tăng , đồng thời công ty cần lượng hàng dự trữ nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của các hợp đồng lớn. Nhưng vì doanh thu trong giai đoạn này của công ty đều tăng nên việc hàng tồn kho tăng là hoàn toàn hợp lý, mang lại hiệu quả cho công ty.

Phân tích tốc độ luân chuyển hàng hóa

- Nhìn chung, ta thấy tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho của công ty , tăng dần qua các năm.

 Thời gian luân chuyển hàng hóa tăng dần qua các năm: trong năm 2010, thời gian thực hiện một lần luân chuyển hàng hóa là 107,6 ngày, tức một năm lượng hàng dự trữ trong kho sẽ được luân chuyển 3,3458 lần để sản xuất hoặc bán ra thị trường. năm 2011, tăng 6,7749 ngày tương đương tăng 6,3% so với năm 2010. Năm 2012, thời gian luân chuyển hàng hóa tiếp tục tăng mạnh, 134,08 ngày/lần luân chuyển, tăng 19,7065 ngày tức tăng 17,23% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng hàng bán ra trong năm 2012 tăng chậm lại dần nên công ty giảm bớt sản xuất lại, tránh tình trạng dư thừa hàng gây lãng phí. Tuy nhiên, thời gian luân chuyển hàng hóa chậm lại sẽ làm tăng chi phí lưu kho, bảo quản.

 Số vòng luân chuyển hàng tồn kho giảm dần qua các năm: Năm 2011, 3,1476 vòng , giảm 0,1982 vòng, chỉ bằng 94,08% so với năm 2010. Năm 2012,giảm với lượng và tỷ lệ cao hơn so với giai đoạn trước, giảm 0,4626 vòng tức chỉ bằng 85,3% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu cũng là do mức bán tăng

chậm lại. Tuy nhiên, vòng quay hàng tồn kho của công ty nhìn chung ở mức trung bình, không quá cao và cũng không quá thấp, đủ để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

- Tóm lại, nhân tố mức bán ảnh hưởng chủ yếu một cách tích cực đến tốc độ luân chuyển hàng hóa của công ty. Bên cạnh đó, nhân tố dự trữ bình quân, tuy không phải là nhân tố chủ yếu, nhưng cũng ảnh hưởng tiêu cực ở mức độ khá lớn đối với tình hình luân chuyển hàng hóa của công ty. Vì thế, cần phải phân tích đánh giá các nhân tố này một cách toàn diện để khắc phục những mặt tiêu cực, duy trì và phát triển những mặt tích cực của các nhân tố trên.

b. Phân tích nhân tố:

Khách quan:

 Với phân khúc sản phẩm đồ gỗ cao cấp xuất khẩu sang các thị trường như Nhật Bản, EU, nguồn gỗ nguyên liệu như gỗ tròn, gỗ xẻ chủ yếu được nhập khẩu nhập khẩu từ các nước New Zealand, các nước EU, Mỹ, Canada…Nhưng giá cả nguồn gỗ từ các nước này khá cao nên công ty công ty cần tăng dự trữ để hạn chế tác động của việc giá gỗ nguyên liệu tăng và giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu.

 Giá gỗ nguyên liệu tăng khá nhanh từ 15-20% nên công ty phải tăng lượng dữ trữ gỗ nguyên liệu nhằm hạn chế ảnh hưởng của giá.

 Khoảng cách giữa nhà cung ứng và công ty khá xa, vận chuyển tốn nhiều chi phí, nên buộc phải dữ trự nhiều để đề phòng rủi ro.

 Các nước châu Âu dần áp dụng đạo luật FREGT, buộc các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sang các nước này phải giải trình nguồn gốc sản phẩm gây khó khăn cho doanh nghiệp dẫn đến giảm các đơn hàng từ các nước này làm cho lượng thành phẩm tồn kho cũng tăng lên.

Chủ quan:

 Công ty dự báo đúng đắn khả năng tăng giá trong thời gian tới nên đã tăng dự trữ nguyên vật liệu.

 Quy mô hoạt công ty tăng, lượng hàng bán ra tăng nên công ty chủ động tích trữ nhiều hàng hoá

 Công nghệ bảo quản có nhiều tiến bộ khiến công ty mạnh dạn dự trữ hàng với số lượng lớn.

 Tận dụng tốt các mối quan hệ với nhà cung cấp nên giá trị mua năm sau luôn cao hơn năm trước.

 Khả năng dự báo tốt xu hướng phát triển của nhu cầu người tiêu dùng nên vừa có thể đáp ứng nhu cầu bán ra trong kỳ vừa đảm bảo lượng dự trữ cần thiết cho kỳ sau.

 Công ty duy trì tốt các mối quan hệ của doanh nghiệp: những mối quan hệ này thể hiện trên hai phương diện là quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp. Điều này rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới nhịp độ sản xuất kinh doanh, khả năng phân phối sản phẩm, lượng hàng hoá tiêu thụ và đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Để tạo được mối quan hệ này doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể trong việc củng cố các bạn hàng truyền thống và tìm kiếm thêm bạn hàng mới.

c. Giải pháp đề xuất :

- Tồn kho được xem là một tài sản lưu động qua trọng của doanh nghiệp vì đó là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhhieen làm thế nào để có được con số tối ưu và kỹ thuật để cắt giảm chi phí tồn kho không phải doanh nghiệp nào cũng vận dụng tốt, đặc biệt đối với doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ như công ty Đức Thành. Và nhóm xin đề xuất một số giải pháp nhằm tăng tốc độ luân chuyển hàng hóa và giảm chi phí tồn kho :

 Các sản phẩm từ gỗ đòi hỏi yêu cầu chất lượng rất lớn nếu với tốc độ lưu kho lâu sẽ dẫn đến kém chất lượng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn do vậy ngành hàng này phải xác định chính xác thời điểm giao hàng để có kế hoạch dự trữ hợp lý.

 Công ty cần chủ động nắm bắt tín hiệu thị trường để điều hành sản xuất phù hợp, nhằm đưa chỉ số hàng tồn kho xuống thấp hơn nữa. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ hàng Việt phải được tăng cường, gắn với tiêu dùng, sản xuất và đầu tư mới mang lại hiệu quả cao.

3. Chi phí kinh doanh của công ty Gỗ Đức Thành :

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần gỗ đức thành (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w