Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao chất lượng đảng viên nhằm phát huy hơn nữa tính tiên phong gương mẫu của đảng viên

Một phần của tài liệu Vận dụng những kinh nghiệm tuyên truyền trong cuộc khánh chiến chống mỹ, cứu nước nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền của cấp uỷ xã, thị trấn ở huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 93 - 100)

- xã hội chậm được đổi mới, chưa gần dân, chưa thực sự là chỗ dựa tin cậy của

2.2.6.Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao chất lượng đảng viên nhằm phát huy hơn nữa tính tiên phong gương mẫu của đảng viên

đảng viên nhằm phát huy hơn nữa tính tiên phong gương mẫu của đảng viên trong cơng tác tuyên truyền, giáo dục quần chúng

Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong mọi hoạt động tuyên truyền. Người dạy: “nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm và đối với họ, một tấm gương sống có giá trị hơn trăm bài diễn văn tuyên truyền…” [19, 263]; cán bộ, đảng viên mà tư tưởng hành động không thống nhất với nhau thì không khác gì “một mớ cắt rời”, giống như “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” [19, 263]. Ghi nhớ lời Bác dạy, phương pháp nêu gương đã được Đảng ta vận dụng rất tốt trong hoạt động tuyên truyền thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thông qua việc vận động cán bộ, đảng viên gương mẫu, đi đầu đóng gĩp vật lực cho tuyền tuyến lớn niềm Nam, Đảng ta đã tuyên truyền giáo dục quần chúng nhân dân, nhờ vậy mà hiệu triệu, động viên quần chúng vượt qua mọi khó khăn trở ngại chi viện sức người, sức của để cả nước cùng ra trận đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Thực tế phong trào hành động cách mạng trong thời gian qua cũng đã chứng minh rõ: Cán bộ, đảng viên hô hào quần chúng, nhân dân nộp thuế cho nhà nước nhưng bản thân mình và gia đình lại vòng vo không chấp hành nộp thuế thì tuyên truyền có hay, có giỏi bao nhiêu cũng không thuyết phục được quần chúng, không được quần chúng nghe theo. Ở huyện Cao Lãnh trong những năm 2000, do thĩi quen canh tác theo truyền thống nên người nơng dân khơng tin tưởng và khơng dám ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật “phương pháp xạ hàng” (cơng cụ gieo hạt giống theo phương pháp mới). Tuy nhiên, từ việc phân cơng, phát động những đảng viên đi đầu trong phong trào áp dụng máy xạ hàng, sau hiệu quả đĩ tuyên truyền thuyết phục nơng dân làm theo đã chứng minh trong thực tế, đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Đến nay, hầu hết các hộ nơng dân đã áp dụng phương pháp xạ hàng trong sản xuất lúa. Vì vậy, phát

huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên là yêu cầu cần thiết nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền. Điều này còn rất khó khăn đối với các xã, thị trấn trong huyện Cao Lãnh hiện nay, khi mà đa số cán bộ đảng viên còn nghèo, trình độ còn hạn chế, đang chịu sự tác động rất mạnh mẽ của mặt trái chuyển đổi cơ chế thị trường. Báo cáo số 384-BC/BTGHU ngày 10/6/2010 về kết quả điều tra dư luận xã hội của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Cao Lãnh: Cĩ 72% ý kiến cho rằng đa số cán bộ, đảng viên gương mẫu, được quần chúng tín nhiệm (so với năm 2008: 58%; năm 2009: 71.8%), phong cách, thái độ phục vụ được dân tín nhiệm nhất là cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền 81,4%. Tuy nhiên, vẫn cịn 31.5% cĩ ý kiến cho rằng cán bộ, đảng viên hiện nay chưa thật sự gương mẫu và chưa được nhân dân tín nhiệm cao; một số chức danh dân tín nhiệm cịn thấp, so với các năm trước cĩ sự giảm sút như: Địa chính: 16,6% (năm 2009: 20,3%), Quân sự: 26,3% (năm 2009: 32,5%), Cơng an: 33% (năm 2009: 44,4%), Tư pháp - Hộ tịch: 30% (năm 2009: 32,7%), cán bộ ở ấp: 36,8%

(năm 2009: 43,6%); một số ý kiến khác cho rằng các cấp chính quyền phải đi

đầu, phải thật sự gương mẫu trước rồi mới vận động nhân dân (An Bình), cịn

một số ít cán bộ, đảng viên qua học tập cuộc vận động nĩi chưa thường xuyên đi

đơi với làm (Phong Mỹ). Đáng chú ý là năm 2008, Huyện cĩ 1 tập thể Đảng ủy

xã bị xử lý kỷ luật khiển trách (xã Phong Mỹ).

Cũng trong báo cáo trên, đánh giá chung sau 04 năm thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cĩ chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động của đa số đảng viên, cán bộ cơng chức và nhân dân, thể hiện qua những khuyết điểm, hạn chế trước đây, nay đã được cán bộ, đảng viên khắc phục tốt; mức độ tín nhiệm của quần chúng đối với cán bộ, đảng viên ngày được nâng lên. Tuy nhiên, cịn một bộ phận đảng viên, cán bộ, cơng chức chưa ra sức phấn đấu rèn luyện đạo đức và chuyên mơn nghiệp vụ,

cịn gây phiền hà đối với dân, một số tổ chức, cá nhân cĩ mức độ tín nhiệm khơng cao.

Đối với cấp ủy xã, thị trấn của huyện Cao Lãnh hiện nay, nâng cao chất lượng đảng viên nhằm phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong công tác tuyên truyền phải toàn diện về nhiều mặt nhưng trước hết phải quan tâm đẩy mạnh hơn nữa các việc sau đây:

- Thứ nhất: Cấp ủy xã, thị trấn phải xác định việc thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" là nhiệm vụ trọng tâm của cơng tác chính trị - tư tưởng trong những năm tiếp theo; tập trung các

giải pháp làm chuyển biến việc "làm theo" tấm gương đạo đức của Bác. Học tập

chính trị phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và làm nhiệm vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ, đảng viên. Tận tụy phục vụ, khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm nhân dân, sẵn sàng đối thoại với quần chúng, nghe quần chúng góp ý phê bình phải được xem là tiêu chí đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm. Duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng bí thư tiếp xúc đối thoại với nhân dân định kỳ theo hướng lấy hiệu quả việc khắc phục những hạn chế, tồn tại qua đĩng gĩp ý kiến của quần chúng làm thước đo đánh giá. Đây cũng là nội dung quan trọng nhằm thực hiện chế độ dân chủ trong Đảng và quy chế dân chủ ở cơ sở hiện nay.

- Thứ hai: Tăng cường tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ đảng viên. Chỉ thông qua thực tiễn và cọ xác với thực tiễn, phẩm chất, năng lực của đảng viên mới được hình thành và phát triển. Cũng thông qua hoạt động thực tiễn, mỗi đảng viên có điều kiện tiếp xúc với quần chúng, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của quần chúng, xây dựng lòng tin đối với quần

chúng, đồng thời kiểm tra trình độ, năng lực của mình, từ đó có kế hoạch khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác. Các cấp ủy cơ sở Đảng có kế hoạch giao nhiệm vụ cho đảng viên, định kỳ đánh giá đảng viên thực hiện nhiệm vụ được phân cơng trong các lần họp lệ chi bộ; có chính sách biểu dương khen thưởng đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời kịp thời phát hiện, uốn nắn và xử lý nghiêm đảng viên vi phạm kỷ luật không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Thứ ba: Chi đảng bộ cơ sở trực thuộc, trước hết là người đứng đầu cấp ủy phải thực sự coi trọng phát triển đảng viên, hàng năm có kế hoạch cụ thể phát triển đảng viên mới. Trong kế hoạch cần định rõ đối tượng và địa bàn tập trung chỉ đạo. Trong sinh hoạt hàng tháng, chi bộ phải có nội dung kiểm điểm đánh giá kết quả công tác phát triển đảng viên, tránh thái độ thụ động trông chờ quần chúng đủ tiêu chuẩn chi bộ mới xét công nhận đối tượng và cử đi học lớp tìm hiểu đảng hoặc tránh tình trạng kết nạp đảng viên không đảm bảo quy trình, xem nhẹ chất lượng.

- Thứ tư: Cải tiến và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ để thường xuyên tạo ra môi trường cho cán bộ, đảng viên rèn luyện. Cấp ủy xã, thị trấn cần sơ kết đánh giá việc triển khai thực hiện Chỉ thị 10 của Ban Bí thư Trung ương về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, xem nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là một tiêu chí quan trọng để đánh giá xếp loại chi bộ hàng năm. Thực tiễn cho thấy sinh hoạt chi bộ buông lõng, rời rạc, không có nội dung chính trị – tư tưởng cụ thể, thiết thực thì nơi đó, lúc đó bắt đầu có nguy cơ chệch hướng đường lối, chính sách của Đảng, hạ thấp vai trò tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Đa số những trường hợp đảng viên sa sút

phẩm chất, vi phạm nguyên tắc sinh hoạt, bị xử lý kỷ luật đảng thời gian qua, nguyên nhân chính là do chi bộ, Đảng bộ cơ sở buông lỏng quản lý, không kịp thời uốn nắn đảng viên có dấu hiệu vi phạm. Chất lượng đảng viên suy yếu, tiêu cực nảy sinh, mối quan hệ giữa đảng và quần chúng không được thực hiện, nhiệm vụ chính trị của địa phương đơn vị không hoàn thành, uy tín của đảng đối với quần chúng bị giảm sút, công tác tuyên truyền thông qua sự gương mẫu, tiền phong của đảng viên sẽ kém hiệu quả.

Kết luận Chương 2:

Là một bộ phận rất quan trọng trong cơng tác tư tưởng của Đảng, tuyên truyền là hoạt động chủ yếu để Đảng ta tuyền bá Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối, chủ trương, quan điểm, chính sách đến với cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nĩ tạo nên sự thống nhất ý chí và hành động trong tồn xã hội, động viên cổ vũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo.

Thời gian qua, cấp ủy xã, thị trấn trong huyện Cao Lãnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác tuyên truyền, triển khai thống nhất, đồng bộ và khoa học các hoạt động nghiên cứu, tuyên truyền, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước; xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục phong phú có hiệu quả. Công tác tuyên truyền đã có bước tiến trong việc huy động, kết hợp các lực lượng và đa dạng hóa hình thức, nội dung tuyên truyền, coi trọng cả bề rộng lẫn chiều sâu, gĩp phần thực hiện cĩ hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Tuy nhiên cơng tác tuyên truyền cũng cĩ những mặt hạn chế, yếu kém như: Nội dung tuyên truyền chưa phong phú;

phương pháp tuyên truyền chậm đổi mới, tính chiến đấu chưa cao, nặng từ trên xuống; phương tiện kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cơng tác tuyên truyền; việc quản lý đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên chưa được quan tâm đúng mức; năng lực của đội ngũ cán bộ tuyên truyền nhìn chung cịn hạn chế; chậm sơ kết đề ra nhiệm vụ tuyên truyền.

Những giải pháp vận dụng kinh nghiệm tuyên truyền trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước xuất phát từ việc nghiên cứu những thành tựu và hạn chế cơng tác tuyên truyền của cấp ủy xã, thị trấn trong thời gian qua và điều kiện thực tế của các xã, thị trấn trong huyện Cao Lãnh. Những giải pháp đĩ cĩ mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, khơng được xem nhẹ giải pháp nào. Trong đĩ, vai trị lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy xã, thị trấn chính là giải pháp quan trọng hàng đầu để cơng tác tuyên truyền phát huy hiệu quả. Bên cạnh đĩ, phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ trực tiếp tham gia cơng tác tuyên truyền, xem đây là nhân tố đảm bảo cho cơng tác tuyên truyền chủ động, sáng tạo, nhạy bén, kịp thời trong Đảng trong nhân dân.

Một phần của tài liệu Vận dụng những kinh nghiệm tuyên truyền trong cuộc khánh chiến chống mỹ, cứu nước nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền của cấp uỷ xã, thị trấn ở huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 93 - 100)