Phát huy sức mạnh tổng hợp; đa dạng hĩa lực lượng, hình thức và phương pháp tuyên truyền

Một phần của tài liệu Vận dụng những kinh nghiệm tuyên truyền trong cuộc khánh chiến chống mỹ, cứu nước nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền của cấp uỷ xã, thị trấn ở huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 84 - 89)

- xã hội chậm được đổi mới, chưa gần dân, chưa thực sự là chỗ dựa tin cậy của

2.2.3. Phát huy sức mạnh tổng hợp; đa dạng hĩa lực lượng, hình thức và phương pháp tuyên truyền

Thông báo số 71 của Thường vụ Bộ Chính trị (khóa VIII) nêu rõ: “Các cấp ủy Đảng…. phải tăng cường lãnh đạo, đổi mới có hiệu quả công tác tuyên truyền miệng, trong đó báo cáo viên là bộ phận quan trọng”. Mặc dù hiện nay ta có các phương tiện thông tin hiện đại, nhưng hình thức tuyên truyền này không được xem nhẹ. Tuyên truyền miệng thông qua hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên phải được xác định là lực lượng tuyên truyền nồng cốt của Đảng.

Thế mạnh của loại hình tuyên truyền này là ở chỗ cán bộ tuyên truyền trực tiếp nói với dân, bàn bạc với dân, nghe ý kiến của dân, thông qua nhân dân và từ nhân dân, cán bộ tuyên truyền phản ánh nguyện vọng chính đáng của nhân dân với cấp ủy Đảng để Đảng hoàn thiện đường lối chủ chương, chính sách phù hợp, gắn bó với thực tiễn cuộc sống nhân dân. Tuyên truyền miệng không chỉ bó hẹp ở các cuộc mittinh, các lễ kỷ niệm, các lớp học mà còn bao gồm hình thức cán bộ tuyên truyền đến với từng xóm ấp, đến với từng gia đình, từng người, trao đổi, tọa đàm, giải thích, trả lời ý kiến nhân dân. Đây là kinh nghiệm quý báo của tuyên truyền cách mạng mà ta không thể lãng quên.

Ở huyện Cao Lãnh hiện nay, khi mà dân trí cịn thấp, điều kiện tiếp cận với thơng tin đại chúng cịn nhiều khĩ khăn, cơ sở vật chất của cơng tác tuyên truyền cịn thiếu thốn thì tuyên truyền miệng thơng qua hoạt động của báo cáo viên, tuyên tuyền viên là phương pháp tuyên truyền tốt, vũ khí tuyên truyền sắc bén của cấp ủy xã, thị trấn. Mặc khác, qua khảo sát thực tế, phương pháp tuyên truyền bằng lời nĩi trực tiếp được đảng viên ở cơ sở xã, thị trấn lựa chọn và coi là một trong những kênh thơng tin chủ yếu để tiếp thu đường lối, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, cũng như tình hình thời sự trong và ngồi nước (chiếm

tỷ lệ 100% ý kiến trả lời). Theo báo cáo của cấp ủy xã, thị trấn, mức độ tham dự tuyên truyền bằng lời nĩi trực tiếp của đảng viên cao, chiếm bình quân trên 90% tổng số đảng viên của đảng bộ (xem bảng 2).

Các ngày kỷ niệm lớn là dịp tốt để tập trung tuyên truyền truyền thống cách mạng, đường lối chính sách của Đảng, củng cố niềm tin, nâng cao khí thế hành động cách mạng cho quần chúng. Nâng cao hiệu quả tuyên truyền thông qua hoạt động kỷ niệm những ngày lịch sử là một cách thiết thực nhất là hướng sự chú ý của toàn Đảng, toàn dân vào phong trào thực hiện những nhiệm vụ trước mắt. Cần có nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn,

vì trên thực tế, việc sử dụng hình thức, phương pháp tuyên truyền trực quan, sử dụng các phương tiện kỹ thuật làm khâu trung gian chưa được cấp ủy xã, thị trấn chú ý (Qua khảo sát thực tế nhĩm tuyên truyền trực quan chiếm 7,33%; nhĩm tuyên truyền sử dụng các phương tiện kỹ thuật làm khâu trung gian chiếm 4,34%). Tuy nhiên, việc lựa chọn, sử dụng hình thức, phương pháp tuyên truyền

cũng cần chú ý đến điều kiện thực tế của mỗi địa phương, tránh bệnh hình thức,

coi trọng hình thức, tổ chức linh đình, tốn kém mà không có nội dung cụ thể, không phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị (xem bảng 1).

Trong khi lực lượng cán bộ tuyên truyền hiện nay còn mỏng, để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, cấp ủy xã, thị trấn phải đặc biệt chú ý đến “xã hội hóa”, “quần chúng hóa” công tác này bằng cách phát huy vai trò của các đoàn thể quần chúng, nhất là đoàn thanh niên, công đoàn, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh….. Cấp ủy xã, thị trấn cần xây dựng đội ngũ tuyên truyền hùng hậu gồm cán bộ tuyên truyền của Đảng, của các cơ quan Nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội, thu hút các chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong xóm, ấp, tạo điều kiện cho nhân dân tuyên truyền cho nhân dân. Đặc biệt cần

phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên các cấp, những kỹ sư tâm hồn mà tiếng nói của họ thường xuyên tác động vào lý trí tình cảm của hàng chục triệu thanh thiếu niên, học sinh. Bởi vì cùng với xu hướng của cả nước, đã có lúc chúng ta có biểu hiện lúng túng, coi nhẹ tuyên truyền chính trị, xem nhẹ giáo dục chủ nghĩa Mác - LêNin trong nhà trường, đó là một khuyết điểm cần phải được lưu ý khắc phục để đẩy mạnh hiệu quả tuyên truyền, giáo dục. Như vậy, lực lượng trực tiếp tham gia công tác tuyên truyền không chỉ là những cán bộ tuyên truyền chuyên trách mà còn là tất cả những ai tiếp xúc với quần chúng. Điều này không chỉ phù hợp với kinh nghiệm tuyên truyền đã được đúc rút trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà còn là sự thấm nhuần quan điểm của Đảng ta và tư tưởng Hồ Chí Minh về sử dụng lực lượng tuyên truyền trong tình hình hiện nay. Bởi lẽ, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Chẳng những người phụ trách tuyên truyền, những người viết báo, viết sách, những người nghệ sĩ là người tuyên truyền mà tất cả cán bộ, đảng viên, hễ những người có tiếp xúc với dân chúng đều là người tuyên truyền của Đảng” [16, 301].

Trong những năm vừa qua, cùng với phong trào chung của cả nước, ở các xã, thị trấn trong huyện Cao Lãnh đã xuất hiện nhiều hình thức tuyên truyền chính trị đa dạng, sinh động sáng tạo vừa kế thừa được những giá trị kinh nghiệm tuyên truyền trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, vừa phù hợp với hoàn cảnh của đất nước trong giai đoạn đổi mới mà chúng ta cần tổng kết để phát huy, đồng thời cải tiến để nâng cao chất lượng và hiệu quả. Đó là các hình thức tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, các sinh hoạt xã hội khác. Có thể nêu các ví dụ như: phong trào đền

ơn đáp nghĩa; cuộc vận động hướng về cội nguồn; cuộc vận động vì người nghèo; gặp gỡ các nhân chứng lịch sử…. Việc tổ chức về cội nguồn cũng là một sáng kiến hay, một hình thức tuyên truyền tốt, hấp dẫn, phù hợp với thế hệ trẻ cần được tiếp tục phát huy lên tầm cao mới.

Tuyên truyền là khoa học, là nghệ thuật cho nên tuyên truyền phải sắc bén nhưng cần uyển chuyển, mềm dẻo, linh hoạt, tranh thủ mọi lúc mọi nơi để tuyên truyền. Ví dụ như: Nên có các cụm Panô, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền cụ thể, thiết thực, tuyên truyền tập trung cho nhân dân ở cụm, tuyến dân cư của xã, thị trấn vì hiện nay công tác này còn bỏ ngỏ; giáo dục truyền thống cho thanh niên thơng qua các cuộc thi tìm hiểu về tên đường tên trường, tên các địa danh lịch sử địa phương…Thiết nghĩ, tuyên truyền linh hoạt và mềm dẻo mọi lúc, mọi nơi có thể được như kể trên rất thiết thực, ít tốn kém, lại có hiệu quả và kế thừa sâu sắc giá trị tuyên truyền của cha anh ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà hiện nay ít được cán bộ, cơ quan tuyên truyền quan tâm, chú ý.

Công tác tuyên truyền trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ tuy phương tiện nghèo nàn nhưng hiệu quả rất cao vì trước hết cán bộ tuyên truyền luôn bám sát thực tiễn, trực tiếp sống và chiến đấu ở mũi nhọn của cuộc sống để phát hiện cái mới, cái tốt đẹp, cái anh hùng trong đời sống con người Việt Nam, phát hiện những kiến thức phong phú của phong trào quần chúng, từ đó đúc rút thành kinh nghiệm tuyên truyền của ngành. Ngày nay huyện Cao Lãnh có điềâu kiện về kinh tế - xã hội để sử dụng phương tiện tuyên truyền hiện đại. Muốn nâng cao hiệu quả tuyên truyền cần phải sử dụng có hiệu quả các phương tiện, từng bước hiện đại hóa các phương tiện

tuyên truyền, đặc biệt chú trọng sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng, văn hóa văn nghệ, trung tâm học tập cộng đồng, hệ thống nhà trường, điểm bưu điện văn hĩa..v.v.. trong tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng.

Một phần của tài liệu Vận dụng những kinh nghiệm tuyên truyền trong cuộc khánh chiến chống mỹ, cứu nước nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền của cấp uỷ xã, thị trấn ở huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w