Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với cơng tác tuyên truyền ở các xã, thị trấn hiện nay

Một phần của tài liệu Vận dụng những kinh nghiệm tuyên truyền trong cuộc khánh chiến chống mỹ, cứu nước nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền của cấp uỷ xã, thị trấn ở huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 80 - 84)

- xã hội chậm được đổi mới, chưa gần dân, chưa thực sự là chỗ dựa tin cậy của

2.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với cơng tác tuyên truyền ở các xã, thị trấn hiện nay

Để đảm bảo cho cơng tác tuyên truyền hoạt động đúng hướng, đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thì phải cĩ

sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là cấp uỷ và ban tuyên giáo của cấp uỷ. Cấp uỷ các cấp hàng năm tổ chức kiểm tra chặt chẽ, đi đơi với việc sơ, tổng kết rút kinh nghiệm về cơng tác tuyên truyền.

Từ ngày thành lập đến nay, nhất là trong quá trình lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta luôn giữ vững sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối và trực tiếp công tác tuyên truyền. Toàn bộ hệ thống các công cụ tuyên truyền và các lực lượng chủ chốt trong các binh chủng tuyên truyền đều đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng. Tuyên truyền hiện nay được tiến hành trong bối cảnh bùng nổ thơng tin tồn cầu. Sự phát triển nhanh chĩng của các lực lượng đặt ra yêu cầu sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất cơng tác tuyên truyền, tạo ra sức mạnh tổng hợp, tác động cùng hướng, cùng chiều. Đây là nhân tố quyết định sự đảm bảo về chính trị trên lĩnh vực tuyên truyền. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền của cấp ủy xã, thị trấn ở huyện Cao Lãnh cần quan tâm đến những nội dung sau đây:

- Về nội dung, các cấp ủy cần đầu tư nhiều hơn vào việc xác định quy mô, chiều sâu và mức độ lồng ghép các nội dung tuyên truyền. Trong chỉ đạo về nội dung, nên có các chương trình: Chương trình tuyên truyền giáo dục thường xuyên, phổ cập; chương trình tuyên truyền tập trung từng đợt; chương trình giáo dục riêng cho từng đối tượng đặc thù, từng chuyên đề theo từng thời điểm do yêu cầu chính trị đặt ra…. Các chương trình này phải hỗ trợ lẫn nhau, tiếp sức cho nhau. Giáo dục chính trị tư tưởng là quá trình giáo dục toàn diện hướng dẫn đến mục đích công tác tư tưởng và cung cấp tri thức, củng cố niềm tin và cổ vũ hành động của đối tượng. Vì vậy công tác tuyên truyền giáo dục

sẽ bị khô cứng nếu chỉ dừng lại ở tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền đạt nghị quyết. Tuy vậy, là một huyện thuần nông, kinh tế gần đây có bước phát triển nhưng chưa mạnh, đời sống nhân dân còn nhiều thiếu thốn khó khăn, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ Huyện, mà trước hết là của cấp ủy xã, thị trấn là tập trung phát triển kinh tế để sớm đưa huyện nhà phát triển. Đặc điểm tình hình ấy đang đòi hỏi công tác tuyên truyền nói chung cần có nội dung trọng tâm trọng điểm nhằm phục vụ tốt nhất các mục tiêu, chương trình đã được Đảng bộ huyện đã đặt ra cho nhiệm kỳ 2010 - 2015. Thông qua tổ chức nắm bắt dư luận xã hội, các cấp ủy nắm chắc diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân để từ đó xác định nội dung, hình thức và mức độ thông tin cần tuyên truyền cho mọi người. Nội dung tuyên truyền phải khoa học, toàn diện, cụ thể, thiết thực, phù hợp với đối tượng, sát cơ sở.

- Xét về chức năng và nhiệm vụ, Ban Tuyên giáo xã, thị trấn chỉ là cơ quan tham mưu đề xuất cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền chứ không phải là cơ quan lãnh đạo các ngành hữu quan. Hơn nữa, ở xã, thị trấn hiện nay ngồi cán bộ được phân cơng trực tiếp làm cơng tác tuyên giáo, cịn lại thành viên Ban Tuyên giáo xã, thị trấn đều kiêm nhiệm từ các ngành cĩ liên quan. Vì vậy, về sự phối hợp giữa các lực lượng tuyên truyền, cấp ủy Đảng phải là người ra quyết định tổ chức sự phân công và phối hợp giữa các lực lượng. Ban tuyên giáo các cấp phải là người xây dựng nội dung tham mưu cho cấp ủy có kế hoạch phân công và phối hợp, không để trống đối tượng, bỏ sót nội dung, tránh ỷ lại dựa dẫm, đùn đẩy trách nhiệm làm cho công tác tuyên truyền kém hiệu lực và hiệu quả. Cấp ủy giao nhiệm vụ, nêu yêu cầu, hướng

dẫn về nội dung, phương thức và tăng cường theo dõi, kiểm tra, các công việc cụ thể do các cơ quan nhà nước tiến hành theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Trong lãnh đạo tăng cường đảm bảo các nguồn lực, điều kiện cho hoạt động tuyên truyền. Cấp ủy cần có sự chỉ đạo đối với chính quyền cung các điều kiện thông tin, kinh phí, phương tiện kỹ thuật cần thiết vì trên thực tế, nhiều nơi chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này. Qua khảo sát thực tế ở 18 xã, thị trấn cho thấy: Tất cả các xã, thị trấn khơng cĩ máy thu hình; bộ Video chỉ được trang bị ở 50% xã, thị trấn; máy ảnh chỉ được trang bị 40% xã, thị trấn; máy ghi âm chỉ được trang bị ở 30% xã, thị trấn; máy vi tính được trang bị 100% cho văn phịng cấp ủy nhưng chưa cĩ máy vi tính chuyên dụng phục vụ riêng cho cơng tác tuyên truyền (như tổng hợp, biên soạn, thiết kế, khai thác Internet…); máy Photocoppy được trang bị 40% xã, thị trấn. Qua đây cho thấy rằng, ngân sách đầu tư mua sắm trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động tuyên truyền ở xã, thị trấn trong huyện Cao Lãnh cịn thấp; thực trạng trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho cơng tác tuyên truyền cịn nhiều thiếu thốn và hạn chế (xem bảng 2).

Tính đến nay, 18/18 xã, thị trấn trong huyện Cao Lãnh đều đã thành lập Trung tâm học tập cộng đồng, cĩ hội trường khang trang phục vụ cho hoạt động của Trung tâm, thế nhưng việc phát huy, khai thác hoạt động của Trung cịn nhiều hạn chế. Qua kết quả khảo sát thực tế, các ý kiến nhận xét như sau: Chậm xây dựng quy chế hoạt động (65%); Ban quản lý chưa được tập huấn kinh nghiệm về quản lý hoạt động của Trung tâm (82%); chưa xây dựng được nội dung, chương trình học tập phù hợp với đối tượng người học (80%); chưa cĩ sự đấu tư kinh phí từ ngân sách Nhà nước (76%); chưa cĩ sự phối hợp giữa các ban, ngành, đồn thể, các tổ chức xã hội với Trung tâm (77%); chưa cĩ sự quan tâm đúng mức của cấp ủy Đảng, chính quyền (83%) (xem bảng 5).

Cấp ủy cần quan tâm tăng cường cơ sở vật chất cho công tác tuyên truyền như tăng cường cung cấp sách, báo, tạp chí, tài liệu tuyên truyền, từng bước hiện đại hóa phương tiện tuyên truyền như nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của các đài truyền thanh, khai thác mạng Internet, phát huy tối đa vai trị của Trung tâm học tập cộng đồng… để phục vụ công tác tuyên truyền. Không đặt đúng vị trí và tầm quan trọng của các yếu tố cơ sở vật chất, kỹ thuật trong công tác tuyên truyền hiện đại khó đem lại cho tuyên truyền hiệu quả cao. Cấp ủy cần có chế độ đãi ngộ cho cán bộ tuyên truyền, nhất là tuyên truyền miệng; cấp kinh phí cho cán bộ tuyên truyền đi cơ sở, xuống thâm nhập với phong trào của quần chúng.

- Trong những năm gần đây, nhất là từ khi cĩ Nghị quyết số 22-NQ/TW của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6 (khĩa X), với tinh thần đổi mới, cấp ủy xã thị trấn được củng cố, kiện tồn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu. Tuy nhiên, vẫn cịn một số cấp ủy xã, thị trấn năng lực xác định nhiệm vụ chính trị, ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết chưa cao. Việc xác định nhiệm vụ chính trị đúng đắn là cực kỳ quan trọng, là tiền đề để tiến hành cơng tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Cĩ xác định nhiệm vụ chính trị đúng đắn mới cĩ thể tạo ra phong trào hành động cách mạng sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Cơng tác tuyên truyền sẽ khơng khoa học, khơng cĩ sức thuyết phục cao nếu chủ trương, nghị quyết của cấp ủy Đảng khơng phù hợp với tình hình, khơng thật sự đi vào cuộc sống của nhân dân. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy xã, thị trấn đối với cơng tác tuyên truyền nhất thiết phải nâng cao năng lực ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của cấp ủy Đảng.

Một phần của tài liệu Vận dụng những kinh nghiệm tuyên truyền trong cuộc khánh chiến chống mỹ, cứu nước nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền của cấp uỷ xã, thị trấn ở huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp hiện nay (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w