Yêu cầu và phương pháp giải quyết mâuthuẫn giữa đời sống vật chất với đời sống tinh thần

Một phần của tài liệu Lý luận về mâu thuẫn với công tác bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống ở quảng bình hiện nay (Trang 116 - 122)

TRONG CƠNG TÁC BẢO TỒN GIÁ TRỊ VĂN HỐ TRUYỀN THỐNG Ở QUẢNG BÌNH HIỆN NAY

2.2.1.Yêu cầu và phương pháp giải quyết mâuthuẫn giữa đời sống vật chất với đời sống tinh thần

với đời sống tinh thần

Chúng ta phải mạnh dạn thừa nhận rằng trong những nguyên nhân dẫn đến những thực trạng bảo tồn giá trị văn hố truyền thống của Quảng Bình đều bắt đầu từ vấn đề kinh tế. Cĩ thể nĩi Quảng Bình là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương một lần về thăm quê hương Quảng Bình đã

phát biểu: so với các tỉnh đồng bằng Nam Bộ và Bắc Bộ, sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường ở Quảng Bình cịn chậm và khá vất vả. Cĩ lẽ, những thiếu thốn vật chất trong kinh tế thị trường, những địi hỏi của nhu cầu mưu sinh, đã phần nào tác động tiêu cực đến ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị văn hĩa truyền thống của bản thân những người chủ di sản. Người Quảng Bình ở một số bộ phận dân cư chưa năng động, linh hoạt nhạy bén thích nghi với kinh tế thị trường cịn nặng tâm lý sản xuất của nền nơng nghiệp sản xuất tự cung, tự cấp, vì thế mà kinh tế thị trường phát triển chưa đủ mạnh để gĩp phần nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân. Mặt khác trước những tác động của kinh tế thị trường đang làm biến dạng một số giá trị văn hố truyền thống trong đời sống tinh thần của người Quảng Bình, thậm chí cĩ một số người trong xã hội ngày càng nghèo nàn về văn hố, giá trị văn hố truyền thống.

Vấn đề đặt ra với các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền và đồn thể nhân dân trong tỉnh là làm thế nào để người dân Quảng Bình vừa chủ động tham gia vào quá trình xây dựng, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm phát triển đời sống vật chất, vừa bảo tồn được những giá trị văn hĩa, đời sống tinh thần ngày càng phát triển là hết sức cần thiết. Muốn đạt được mục tiêu đĩ địi hỏi phải cĩ phương pháp giải quyết mâu thuẫn đời sống vật chất và đời sống tinh thần trong cơng tác bảo tồn giá trị văn hố truyền thống Quảng Bình. Phương pháp giải quyết mâu thuẫn đĩ được thực hiện đồng thời những biện pháp sau:

Trước hết, sử dụng lực lượng vật chất (kinh tế thị trường) để nâng cao đời sống vật chất.

Xuất phát từ quan điểm coi mục tiêu của phát triển kinh tế thị trường là phải nâng cao chất lượng cuộc sống con người, đời sống vật chất của con người ngày càng phát triển tiến đến văn minh. Để quan điểm đĩ biến thành hành động, phải sử dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Quảng Bình vừa cĩ ý nghĩa cơ bản lâu dài, vừa cĩ tính cấp bách trước mắt vì thế phải nâng cao

vai trị, trách nhiệm của các chủ thể lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đồn thể nhân dân trong vấn đề phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hĩa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hĩa bảo đảm sức cạnh tranh trên thị trường; ưu tiên phát triển các ngành cơng nghiệp cĩ thế mạnh, cơng nghiệp tạo ra các sản phẩm cĩ hàm lượng cơng nghệ và giá trị gia tăng cao; khuyến khích phát triển ngành cơng nghiệp, nơng, lâm, dịch vụ và các nghề tiểu thủ cơng nghiệp, ngành nghề truyền thống ở nơng thơn cĩ lợi thế, giải quyết nhiều lao động. Để phát huy mọi tiềm năng to lớn của tỉnh nhà trong phát triển kinh tế thị trường thì phải tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, tiếp tục đổi mới tồn diện, đồng bộ song phải kiện trì định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh.

Tiếp theo, cần phải xây dựng mơi trường văn hố lành mạnh gĩp phần nâng cao đời sống tinh thần phù hợp với nền kinh tế thị trường (đời sống vật chất) ở Quảng Bình hiện nay.

Nhằm khắc phục được mặt trái của kinh tế thị trường đang tác động đối với văn hố, làm cho giá trị văn hố truyền thống đang biến đổi chiều hướng tiêu cực thì trong suốt quá trình bảo tồn giá trị văn hố truyền thống của quê hương Quảng Bình phải xây dựng được mơi trường văn hố lành phù hợp với kinh tế thị trường hiện nay.

Mơi trường văn hố được xem là lành mạnh, mơi trường văn hố đĩ chứa đựng những giá trị văn hố truyền thống tạo dựng nên từ nhiều thế hệ trong trường kỳ lịch sử dân tộc được lưu giữ, bảo tồn và di sản văn hố cách mạng (cả văn hố vật thể và phi vật thể); những giá trị sáng tạo mới đang hình thành, phát triển; những tinh hoa văn hố tiếp thu từ bên ngồi.

Để xây dựng được mơi trường văn hố lành mạnh mang tính nhân văn vừa phù hợp với kinh tế thị trường vừa bảo tồn giá trị văn hố truyền thống thì phải xây dựng được mơi trường truyền thống nhằm làm sống lại những giá trị văn hố, những âm vang, âm hưởng của bản sắc văn hĩa trong điều kiện kinh tế thị trường làm cho mỗi người đang sống cĩ trách nhiệm bảo tồn giá trị văn hố truyền thống khơng đánh mất bản sắc là việc làm quan trọng. Mơi trường văn hố được tạo nên bởi nhiều yếu tố,

trong đĩ trung tâm là yếu tố con người, nên việc tiếp theo là khai thác hết giá trị văn hố lành mạnh, tiến bộ trong sinh hoạt vật chất của người Quảng Bình cũng như sinh hoạt tinh thần, mở rộng nhiều dạng hoạt động văn hố giáo dục truyền thống cĩ tính nhân văn cao. Hạn chế, lấn át tác hại của những tư tưởng đồi bại, tha hố nhân phẩm và những tệ nạn xã hội. Và phải phục dựng, tổng kết nhằm khai thác hết giá trị nhân văn của văn hố truyền thống trên cơ sở đĩ đánh giá và ban hành những yêu cầu quy chế, chuẩn mực cho giá trị văn hố truyền thống phù hợp với cơ chế thị trường. Với những biện pháp cơ bản và thiết thực đĩ nhằm tạo được đời sống tinh thần phong phú và lành mạnh của con người Quảng Bình phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay.

Như vậy, khi kinh tế thị trường ngày càng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì tất yếu kéo theo hệ quả là đời sống tinh thần con người ngày càng nâng cao, vì thế phải bảo đảm sao cho cĩ sự hài hồ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa mức sống cao với nếp sống đẹp, nếp sống văn minh của con người cĩ văn hố.

“Chăm lo văn hố là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, khơng quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và cơng bằng xã hội thì khơng thể cĩ sự phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hố, vì xã hội cơng bằng, văn minh, con người phát triển tồn diên ” [14, tr.55]

Thứ ba, phải nhận thức được mối quan hệ giữa kinh tế và văn hố là mâu thuẫn biện chứng tức là vừa thống nhất vừa đối lập nhau giữa kinh tế và văn hĩa. Nhận thức được vấn đề đĩ mới đưa ra chính sách, biện pháp hữu hiệu để kết hợp kinh tế và văn hố trong bảo tồn giá trị văn hố.

Chính sách văn hĩa trong kinh tế và chính sách kinh tế trong văn hĩa là nhằm tạo ra sự thống nhất, đồng thuận, hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy nhau để cả kinh tế và văn hĩa cùng phát triển. Đã cĩ một thời gian dài trong tư tưởng của các cấp lãnh đạo, văn hĩa chỉ được coi là kết quả thuần túy của kinh tế chứ chưa thấy được văn hĩa chính là mơi trường, là điều kiện, là động lực của sự phát triển tồn diện. Từ tư tưởng dẫn đến hành động, nhiều dự án đầu tư xây dựng phát triển kinh tế khơng tính tới khía

cạnh văn hĩa, làm ảnh hưởng đến cảnh quan mơi trường, xâm hại đến những giá trị văn hĩa cổ truyền của dân tộc. Điều đĩ cũng nảy sinh nghịch lý ở địa phương là kinh tế cĩ phát triển nhưng đời sống tinh thần lại nghèo nàn, đạo đức, lối sống, gia phong bị suy đồi, xuống cấp, nhiều giá trị văn hĩa khơng được phát huy, những tệ nạn xã hội cũng từ đĩ mà nảy sinh. Hoặc cũng cĩ tình trạng nhiều vùng dân tộc cĩ nhu cầu vốn, kỹ thuật để phát triển kinh tế nhưng đầu tư khơng đáp ứng được, đời sống nhân dân gặp nhiều khĩ khăn, sự bức bách trong kinh tế sẽ là mảnh đất tốt cho những yếu tố phi văn hĩa trỗi dậy.

Thực trạng sinh động về mâu thuẫn giữa kinh tế và văn hố cho thấy văn hố được tơn trọng và phát huy đầy đủ thì nĩ trở thành sức mạnh vật chất tác động hữu hiệu vào sự phát triển kinh tế.

Như vậy phải tìm sự kết hợp hài hồ, thống nhất giữa kinh tế và văn hố trong cơng tác bảo tồn giá trị văn hố truyền thống ở Quảng Bình hiện nay.

KẾT LUẬN

Lý luận về mâu thuẫn là cơ sở để xây dựng phương pháp tư duy mâu thuẫn - phương pháp cơ bản, khoa học và cách mạng để gĩp phần làm nên giá trị sức sống trường tồn của triết học Mác - Lênin.

Lý luận mácxít ra đời, đã đánh đỗ hẳn các quan niệm duy tâm, siêu hình, phiến diện về cách nhìn nhận nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Đồng thời đây là quá trình đứng trên lập trường duy vật, kế thừa một cách cĩ phê phán tất cả những thành thành tựu cĩ giá trị trong tồn bộ lịch sử triết học, dựa trên những thành tựu cĩ tính chất vạch thời đại của khoa học hiện đại và thực tiễn lúc bấy giờ, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát triển học thuyết về mâu thuẫn trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng khoa học và sau này Lênin coi học thuyết đĩ là hạt nhân của phép biện chứng. Các ơng đã đưa ra và chứng minh mâu thuẫn tồn tại phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy, mâu thuẫn là hiện tượng tự thân và là nguồn gốc, động lực của mọi sự vận động, biến đổi.

Với tư cách là những nhà triết học thực tiễn, những nhà duy vật chiến đấu C.Mác, Ph.Ăngghen và V.Lênin đã đạt đến trình độ cao của tư duy biện chứng trong việc sử dụng phương thức giải quyết mâu thuẫn và vận dụng thành cơng vào trong hoạt động thực tiễn cách mạng. Và đĩ cũng là cẩm nang của các Đảng Cộng sản và cơng nhân trong việc giải quyết các mâu thuẫn của hiện thực, làm tốt sứ mệnh lãnh đạo nhân dân lao động và cả lồi người xĩa bỏ xã hội cũ và xây dựng xã hội mới.

Là những nhà biện chứng vĩ đại, Mác, Ăngghen và Lênin khơng bao giờ coi tư tưởng của mình là hệ thống khép kính, “nĩi một lần cho xong tất cả”. Ngược lại, các ơng bao giờ cũng dành những phát biểu của mình một sự gợi mở rộng rãi, dành cho hậu thế phát triển một cách sáng tạo, năng động.

Trong lịch sử hàng ngàn năm của mình, trải qua bao biến thiên của lịch sử, qua nhiều lần thay đổi về khơng gian lãnh thổ, về thể thức hành chính và cả về danh tính, trong diễn trình phát triển của mình, cĩ thể ví Quảng Bình như một “bảo tàng sống” hiện hữu và tiềm ẩn các giá trị văn hĩa truyền thống hết sức phong phú và đa dạng.

Người Quảng Bình vừa theo mạch vừa bảo lưu những nét cơ bản nhất các giá trị văn hĩa truyền thống của mình, vừa mở rộng vừa tiếp thu, chọn lọc nhuần nhuyễn mọi luồng, làm cho các giá trị văn hĩa truyền thống của mình luơn đổi mới, bổ sung thêm nhiều giá trị mới, làm cho những giá trị văn hố truyền thống Quảng Bình ngày càng phong phú, đa dạng và hồn thiện hơn.

Tuy nhiên, những năm gần đây do tác động của quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố cho nền kinh tế - xã hội Quảng Bình cĩ những biến đổi về mọi mặt, đặc biệt, là xu thế tồn cầu hĩa cũng như cơn lốc của cơ chế thị trường đã dần đi vào từng ngõ ngách của đời sống xã hội, tác động sâu rộng đến mọi tầng lớp dân cư ở tỉnh Quảng Bình. Bên cạnh rất nhiều thuận lợi mà nĩ đem lại cho văn hố và làm phong phú các giá trị văn hố truyền thống thì cũng cĩ những thách thức khơng nhỏ và làm nãy sinh nhiều mâu thuẫn, đĩ là mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới; giữa truyền thống và hiện đại, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần...làm cho các giá trị văn hố truyền thống đang đứng trước những nguy cơ đe dọa về sự mai một của bản sắc văn hĩa dân tộc và luơn tiềm ẩn nguy cơ biến mất nhanh chĩng. Đứng trước thực trạng đĩ, các cấp, các ngành trực tiếp và liên quan tới văn hĩa và các hoạt động văn hĩa, cũng như chính quyền địa phương tỉnh Quảng Bình đã cĩ chủ trương, những chương trình nhằm bảo tồn các giá trị văn hĩa truyền thống. Song, trên thực tế đơi lúc việc triển khai thực hiện diễn ra rất chậm chạp, chủ yếu mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Bởi vậy, vấn đề đang đặt ra cần cĩ tư duy lý luận sắc bén trong nhận dạng, xác định các loại mâu thuẫn, phân tích tồn diện sâu sắc và đưa ra biện pháp thích hợp, giải quyết cĩ hiệu quả các mâu thuẫn. Muốn làm được điều đĩ phải tuân thủ lý luận mâu thuẫn của chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hĩa truyền thống trong sự phát triển tồn diện của tỉnh nhà, làm cho các giá trị văn hố truyền thống của Quảng Bình tiếp tục tỏa sáng trong xu thế giao lưu, hội nhập. Đây là nhiệm vụ quan trọng, cĩ ý nghĩa khoa học và thực tiễn hiện nay.

Một phần của tài liệu Lý luận về mâu thuẫn với công tác bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống ở quảng bình hiện nay (Trang 116 - 122)