Thẩm tra và tư liệu hóa

Một phần của tài liệu khóa luận nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000-2005 cho nhà máy xản xuất rượu vang (Trang 91 - 94)

4. Phương pháp nghiên cứu

4.4.7.Thẩm tra và tư liệu hóa

Khi việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hoàn thành thì cần có hoạt động thẩm tra đánh giá để cấp chứng chỉ. Việc thẩm tra sẽ được tiến hành thẩm tra nội bộ và thẩm tra bên ngoài tất cả các hoạt động có liên quan đến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

* Một vài ví dụ về hoạt động thẩm tra - Sản phẩm:

+ Xác nhận giá trị sử dụng:

Bảng 15: Bảng xác nhận giá trị sử dụng Thẩm tra

cái gì

Thẩm tra như thế nào Tần

suất

Ai thẩm tra

Hồ sơ lưu trữ thẩm tra

Rượu Đánh giá độ chính xác của

phương pháp (hàm lượng cồn, đường sót, axit, chất thơm, chất khoáng

Kiểm tra độ chính xác của các dụng cụ đo Xác nhận giá trị còn chấp nhận được 6 tháng/ lần Trưởng nhóm an toàn thực phẩm Bản sao đính kèm vào hồ sơ an toàn thực phẩm

Bản sao tài liệu các nhà sản xuất thiết bị Bản sao báo cáo kết quả thẩm tra

+ Hiệu chuẩn dụng cụ đo: Kiểm tra việc kiểm định hiệu chuẩn theo đúng kế hoạch hay không? Hồ sơ lưu trữ có được duy trì hay không?...

Bảng 16: Bảng hiệu chuẩn dụng cụ đo Ngày Dụng cụ hiệu chuẩn Ai hiệu chuẩn Hiệu chuẩn như thế nào Kết quả hiệu chuẩn Hồ sơ hiệu chuẩn Cồn kế Thành viên nhóm an toàn thực phấm So sánh độ chính xác với 1 thiết bị tham chiếu Bản sao thủ tục hành chính

Bản sao kết quả hiệu chuẩn, ghi số người tiến hành và thời gian tiến hành

+ Xem xét hồ sơ hiệu chuẩn bao gồm các thông tin: Ngày, giờ, người thực hiện, kết quả...

+ Lấy mẫu và kiểm nghiệm theo các tiêu chí đã định đối với nguyên liệu và bán thành phẩm

- Quy trình thủ tục kiểm tra có thực tế không

+ Thẩm tra các điểm kiểm soát tới hạn có được kiểm soát chặt chẽ không

+ Thẩm traGMP, SSOP thông qua các biểu mẫu có phù hợp với thực tế không

+ Xem xét, đánh giá mọi hồ sơ ghi chép trong quy trình giám sát và quy định thực hiện GMP,SSOP, kế hoạch HACCP và các hồ sơ khác (quyết định, sổ nhật ký...)

- Thẩm tra hệ thống (hiệu quả hoạt động và hiệu lực của hệ thống)

+ Hiệu quả: Thẩm tra các điểm kiểm soát trọng yếu có được kiểm soát tốt hay không (bao gồm cả GMP, SSOP)

+ Hiệu lực: Các thủ tục có được thực hiện triệt để hay không (biểu hiện ở các biểu mẫu thực hiện có theo các quy định đặt ra hay không)

Tư liệu hóa tất cả các hoạt động tiến hành thành văn bản tài liệu, hồ sơ, và lưu trữ đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, sẵn có khi cần thiết

Sau khi đánh giá bên ngoài và được cấp chứng chỉ cần duy trì hệ thống và thường xuyên cập nhật, cải tiến liên tục hệ thống cho phù hợp

KẾT LUẬN

Rượu vang thành phẩm đạt chỉ tiêu, chất lượng theo tiêu chuẩn của an toàn thực phẩm. Đạt được giá trị cảm quan, chất lượng với người tiêu dùng

Các điều kiện của cơ sở sản xuất phù hợp, có thể áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm để đáp ứng yêu cầu về chất lượng của sản phẩm

TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. http://www.ipsi.gov.vn

3. http://vietbao.vn

4. “TC ISO 22000:2005_ Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm”- Hoàng Mạnh Dũng

5. “ Làm rượu vang từ trái cây và gia đình”- Vũ Công Hậu- NXB Nông Nghiệp TP.HCM,2006

6. “ Quản lý chất lượng trong công nghiệp thực phẩm”- Hà Duyên Tư- NXB Khoa Học Kỹ Thuật, 5-2006

7. “ Độc học, môi trường và sức khỏe con người”- Trịnh Thị Thanh- NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội,2001

8. “Chất độc trong thực phẩm”- Nguyễn Thị Thìn dịch- NXB Khoa Học Kỹ Thuật, 2001

9. “ Độc tố học và an toàn thực phẩm”- Lê Ngọc Tú- NXB Khoa Học Kỹ Thuật,7-2006

Một phần của tài liệu khóa luận nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000-2005 cho nhà máy xản xuất rượu vang (Trang 91 - 94)