DUY TRÌ TUỐC BI NỞ TRẠNG THÁI SẴN SÀNG LÀM VIỆC (TRẠNG THÁI STANBY)

Một phần của tài liệu Tài liệu THIẾT BỊ ĐỘNG LỰC HƠI NƯỚC - Phần 3 doc (Trang 79 - 80)

STANBY)

Duy trì tuabin ở trạng thái sẵn sàng làm việc ‘stanby’, nhằm đảm bảo luôn khởi động được tuabin trong thời gian ngắn nhất. Có thể duy trì trạng thái ‘stanby’ trong một giờ, trong 1/2 giờ và trong bất cứ lúc nào.

Quy trình duy trì trạng thái sẵn sàng làm việc ‘stanby’ là:

− Sau khi đóng van manơ để dừng tuabin, người ta mở một ít van manơ để đưa một lượng hơi nhỏ vào tuabin, đảm bảo cho rôto tuabin quay thật chậm.

− Mở tất cả các van xả nước ở thân tuabin.

− Giảm và sau đó ngừng cấp nước làm mát tới sinh hàn dầu nhờn. Đảm bảo nhiệt độ dầu nhờn không giảm xuống dưới 400C.

− Cho tuabin quay trong thời gian 2 đến 3 phút, đóng van manơ lại để dừng tuabin. Sau 10÷15 phút dừng tuabin, lại via máy quay tuabin trong vòng 2 đến 3 phút. Chú ý nghe tiếng động lạ.

− Quay tuabin tiến sau đó quay tuabin lùi với tốc độ tối thiểu.

− Nếu quá 15 phút mà không cho tuabin làm việc thì đóng van manơ lại. Via máy bằng máy via, sau 1÷2 giờ lại via máy bằng hơi.

− Phải duy trì áp suất dầu nhời trong phạm vi quy định. IV. DỪNG TUỐC BIN

Sau khi kết thúc manơ và được lệnh từ buồng lái dừng tuabin, đóng van manơ chính, mở các van xả nước của tuabin. Một phần các van xả nước có thể đã được mở ngay trong thời gian manơ, vì vậy trong khi dừng tuabin phải mở mốt các van xả nước đọng còn lại. Nếu có lệnh của buồng lái thì phải duy trì tuabin ở trạng thái sẵn sàng làm việc.

Trong thời gian tuabin nguội đi thường xuất hiện các ứng xuất nhiệt, cũng như trong thời gian hâm nóng tuabin. Thời gian làm nguội tuabin khá dài và phụ thuốc vào loại tuabin, phụ thuộc vào nhiệt độ quá nhiệt của hơi. Nhiệt độ quá nhiệt của hơi càng lớn, thời gian làm nguội tuabin càng dài, thời gian làm nguội tuabin thường bằng 24 giờ đến 36 giờ kể từ khi thực hiện manơ dừng tuabin. Trong thời gian làm nguội tuabin, nếu trục tuabin không quay thì quá trình làm nguội tuabin sẽ diễn ra không đều, phần dưới tuabin nhiệt độ sẽ thấp hơn phần trên tuabin (do không khí nóng được đẩy lên phía trên), chênh lệch nhiệt độ phần trên và phần dưới tuabin có thể lên đến 600C. Do phần dưới của tuabin nguội nhanh hơn, nên phần dưới của trục tuabin cũng nguội nhanh hơn, làm cho phần dưới của trục tuabin bị co lại nhiều hơn so với phần trên, do đó trục tuabin bị võng lên trên. Quá trình làm nguội tuabin khi trục không quay và khi trục quay định kỳ thể hiện trên hình 3.49.

2 - Quá trình nguội dần của trục tuabin khi quay định kỳ.

Hình 3.71. Quá trình làm nguội tuabin.

Nếu trục tuabin nguội dần chúng ta quay đi một góc 1800, thì phần dưới của trục nguội nhanh hơn sẽ quay lên trên ở phần nóng hơn và ngược lại, làm cho độ võng của tuabin bị hãm lại và ứng suất nhiệt sẽ làm cho trục tuabin thẳng ra. Trục tuabin được làm mát bằng cách này, sau thời gian ta, tb sẽ có độ võng nhỏ như tại thời điểm dừng tuabin.

Sau khi dừng tuabin 24h phải đo khe hở hướng kính, khe hở hướng trục của tuabin. Kết quả đo phải được ghi vào nhật ký máy. Sau 2÷3 ngày phải xả khí cho tuabin, bằng cách cho bơm chân không làm việc và quay trục đi 1/3 vòng, cấp dầu bôi trơn vào cổ trục.

CHƯƠNG 11. CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC PHÁP KHẮC PHỤC

Một phần của tài liệu Tài liệu THIẾT BỊ ĐỘNG LỰC HƠI NƯỚC - Phần 3 doc (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w