HỆ THỐNG BÔI TRƠN TUABIN

Một phần của tài liệu Tài liệu THIẾT BỊ ĐỘNG LỰC HƠI NƯỚC - Phần 3 doc (Trang 71 - 73)

1. Các yêu cầu đối với dầu nhờn bôi trơn tuabin

Dầu nhờn bôi trơn tuabin phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

− Phải có độ nhớt thích hợp, độ nhớt ít phụ thuộc vào nhiệt độ để đảm bảo tạo thành lớp dầu bôi trơn tin cậy.

− Độ ổn định cao, có khả năng chống được ôxy hoá trong không khí ở nhiệt độ cao. Khi hâm nóng dầu tới nhiệt độ công tác t = 60÷800C và khi có không khí thì độ axít của dầu không được tăng lên nhiều.

− Có khả năng khử được nhũ tương tốt, để nhanh chóng khử được nước khi nước dò lọt vào dầu nhờn bôi trơn.

− Có độ axít và hàm lượng tro thấp.

− Không có tạp chất cơ học.

Dầu nhờn bôi trơn cho tuabin có các nhiệm vụ sau:

− Giảm masát cho các ổ đỡ.

− Giảm mài mòn các bề mặt masát.

− Làm mát các vị trí bôi trơn.

− Chống ăn mòn hoá học.

2. Hệ thống dầu nhờn bôi trơn

a. Yêu cầu đối với hệ thống dầu nhờn bôi trơn tuabin

− Cung cấp đầy đủ và liên tục dầu nhờn tới các vị trí bôi trơn.

− Phải có độ tin cậy cao.

− Ít bị lẫn bẩn, lẫn nước.

− Dễ làm sạch và thay thế dầu bẩn.

− Không bị dò rỉ.

Có 2 loại hệ thống dầu nhờn được sử dụng cho hệ động lực tuabin hơi nước tàu thuỷ là hệ thống bôi trơn kiểu trọng lực có két treo và hệ thống bôi trơn tuần hoàn kiểu áp lực không có két treo.

Hình 3.67. Hệ thống bôi trơn tuần hoàn kiểu trọng lực có két treo 1 – Phin lọc. 11 – Hâm dầu. 2 – Bơm dấu nhờn lai bởi động cơ điện. 12 – Ống xả khí.

3 – Bơm dầu nhờn lai bởi động cơ hơi nước. 13 – Két treo (két trọng lực). 4 – Van an toàn. 14 – Phin lọc từ.

5 – Van điều chỉnh hơi. 15 – Tới điểm bôi trơn. 6 – Phin lọc từ. 16 – Ống dẫn dầu tràn. 7 – Hơi cấp cho bơm dầu nhờn. 17 – Lọc dầu.

8 – Bầu làm mát. 18 – Bộ điều tốc.

9 – Dầu tới két treo. 19 – Tấm ngăn lọc nước. 10 – Chỉ báo mức dầu. 20 – Dầu về két.

Dầu nhờn từ két treo 13 (còn gọi là két trọng lực, két tuần hoàn) dưới tác dụng của thế năng, tự chảy qua các phin lọc từ kép 14 tới các điểm bôi trơn trong tuabin. Sau khi bôi trơn dầu bẩn theo đường 20 về két dầu bẩn.

Dầu trong két dầu bẩn được lọc nước lẫn vào trong quá trình bôi trơn bằng các tấm ngăn lọc nước 19. Dầu sau khi lọc được bơm 3 hoặc bơm 2 bơm qua bầu lọc 1, bầu lọc 6, bầu làm mát 8 và theo đường ống 9 về lại két treo 13.

Thiết bị lọc dầu 17 có tác dụng lọc dầu trong két dầu bẩn hoặc lọc dầu bẩn xả từ két treo xuống.

c. Hệ thống bôi trơn tuần hoàn (bôi trơn cưỡng bức)

Hình 3.68. Hệ thống bôi trơn tuần hoàn kiểu áp lực.

Trên hình 3.68 ta có:

1 – Phin lọc. 10 – Ống xả không khí. 2 – Bơm dấu nhờn lai bởi động cơ điện. 11 – Hâm dầu.

3 – Bơm dầu nhờn lai bởi động cơ hơi nước. 12 – Ống xả khí.

4 – Van an toàn. 15 – Tới điểm bôi trơn. 5 – Van điều chỉnh hơi. 17 – Lọc dầu.

6 – Phin lọc từ. 18 – Bộ điều tốc.

7 – Hơi cấp cho bơm dầu nhờn. 19 – Tấm ngăn lọc nước. 8 – Bầu làm mát. 20 – Dầu về két.

9 – Dầu từ bộ điều tốc tới.

Ở hệ thống này không có két treo, dầu bôi trơn được bơm dầu nhờn cấp trực tiếp tới các điểm bôi trơn.

Nhược điểm của hệ thống này là trong trường hợp hỏng bơm dầu nhờn hoặc bơm dầu nhờn ngừng làm việc đột ngột thì không có dầu nhờn dự trữ để bôi trơn. Để khắc phục điều này có thể sử dụng bình tích năng có tác dụng cung cấp dầu nhờn trong trường hợp bơm dầu nhờn bị sự cố. Nguyên lý hoạt động của bình tích năng giống như nguyên lý hoạt động của các hydrôfor.

Một phần của tài liệu Tài liệu THIẾT BỊ ĐỘNG LỰC HƠI NƯỚC - Phần 3 doc (Trang 71 - 73)