CÁC TỔN THẤT KHÁC

Một phần của tài liệu Tài liệu THIẾT BỊ ĐỘNG LỰC HƠI NƯỚC - Phần 3 doc (Trang 29 - 31)

Các tổn thất khác trong tuabin bao gồm: tổn thất do dò lọt, tổn thất do sức cản, tổn thất do cấp hơi cục bộ và tổn thất do hơi ẩm gây nên.

1. Tổn thất do dò lọt ∆hdl

Giữa phần tĩnh và phần động của tuabin bao giờ cũng có các khe hở, các khe hở này là nguyên nhân gây nên các tổn thất do dò lọt trong tuabin.

Hình 3.24. Các khe hở hướng trục và khe hở hướng kính trong tuabin

a – Các khe hở ở tuabin xung kích. b – Các khe hở ở tuabin phản kích.

Có 2 loại khe hở trong tuabin: khe hở hướng trục (khe hở dọc trục) s3, s4, sa, sa’ và khe hở hướng kính srk, srw, s1, s2, s5. Do có dò lọt nên lượng hơi thực tế giãn nở sinh công giảm đi; mặt khác lượng hơi dò lọt không tham gia sinh công sẽ làm tăng entalpi của hơi sau khi ra khỏi tuabin, làm tăng tổn thất của hơi thải ∆hth.

Khe hở dọc trục phụ thuộc vào khoảng cách của cánh tuabin tới bệ đỡ chặn. Bệ đỡ chặn thường lắp ở phía hơi vào, vì vậy càng ở các tầng sau khe hở dọc trục càng lớn.

Ở các tầng đầu sd = 1,5 ÷ 2 mm.

Ở các tầng sau sd có thể lên đến 10 mm.

Khe hở hướng kích phụ thuộc chủ yếu vào kết cấu của các chi tiết trong tuabin và sr≥ 0,2 mm.

Để giảm tổn thất do các khe hở hướng kích gây nên, trong kết cấu tuabin thường sử dụng các vành làm kín giữa các chi tiết quay và các chi tiết tĩnh của tuabin.

2. Tổn thất do sức cản gây nên ∆hsc

Tổn thất do sức cản gây nên ∆hsc là tổn thất gây ra do cánh động quay trong môi trường hơi nước có mật độ ρ.

3. Tổn thất do cấp hơi cục bộ gây nên ∆hsc

Tổn thất do cấp hơi cục bộ gây nên ∆hsc xảy ra ở tải bộ phận, khi chỉ cấp hơi vào một phần cánh động; phần không có hơi của các cánh có su thế hút hơi vào, tạo nên tổn thất cục bộ; mặt khác khi cánh vào và ra khỏi vùng cấp hơi sẽ xuất hiện các va đập thuỷ lực làm tăng thêm các tổn thất.

4. Tổn thất do hơi ẩm gây nên ∆hha

Tổn thất do hơi ẩm gây nên ∆hha là do các hạt nước trong hơi ẩm làm hãm chuyển động của cánh động, làm suất hiện xoáy và dòng thứ cấp trong dòng hơi làm tăng các tổn thất trên cánh tuabin. Tổn thất này thường xuất hiện ở các tầng tuabin thấp áp, khi đó hơi đã trở thành hơi ẩm. Để giảm tổn thất do hơi ẩm gây nên phải duy trì độ khô của hơi ở các tầng cuối của tuabin thích hợp x ≥ 0,88.

Hình 3.26. Biến đổi năng lượng trong tầng tuabin phản kích có xét đến tất cả các tổn thất

Một phần của tài liệu Tài liệu THIẾT BỊ ĐỘNG LỰC HƠI NƯỚC - Phần 3 doc (Trang 29 - 31)