KHỚP NỐI, Ổ ĐỠ, Ổ CHẶN TRỤC TUABIN 1 Khớp nố

Một phần của tài liệu Tài liệu THIẾT BỊ ĐỘNG LỰC HƠI NƯỚC - Phần 3 doc (Trang 62 - 63)

1. Khớp nối

Theo kết cấu khớp nối tuabin tàu thuỷ có thể chia ra thành khớp nối cứng, khớp nối di động và khớp nối mềm.

Khớp nối cứng được dùng cho các tuabin công suất nhỏ lai các máy phụ.

Khớp nối di động được dùng cho các tuabin có công suất lớn. Trong khớp nối di động có khớp nối kiểu cam và kết cấu kiểu bánh răng. Khớp nối kiểu bánh răng đơn giản về kết cấu và tin cậy trong sử dụng, được sử dụng rộng rãi trong hệ động lực tuabin hơi nước tàu thuỷ.

Khớp nối mềm: Trong khớp nối mềm có khớp nối mềm kiểu thuỷ lực và khớp nối mềm kiểu thuỷ lực – lò xo.

2. Ổ đỡ trục

Các ổ đỡ trục đỡ toàn bộ trọng lượng của trục và những lực phụ phát sinh khi nạp hơi cục bộ, khi rôto quay, khi tàu nghiêng lắc.

Ổ đỡ trục tuabin thường là ổ trượt, kết cấu bao gồm hai máng lót (nửa dưới và nửa trên) có bulông vít cấy để ghép với thân và nắp đạy ổ đỡ. Đi kèm các ổ đỡ là các dụng cụ đo và kiểm tra ổ đỡ.

Theo cách định vị máng lót ta có ổ đỡ cứng và ổ đỡ tự chỉnh định vị (máng lót có thể xoay được trong mặt phẳng vuông góc với trục).

Hình 3.59.Ổ đỡ trục tuabin

Ổ đỡ cứng chỉ dùng cho các rôto tuabin có chiều dài ngắn. Ổ đỡ cứng có nhược điểm khi trục bị uốn, phần cổ ngỗng của trục sẽ tiếp súc với mép của máng lót, làm cho độ mài mòn của trục tăng lên.

Ổ đỡ tự chỉnh định vị khắc phục được nhược điểm của ổ đỡ cứng, nên được dùng rộng rãi trong tuabin. Ổ đỡ tự chỉnh định vị có kết cấu phức tạp hơn ổ đỡ cứng. Ổ đỡ tự chỉnh định vị có vai trò vô cùng quan trọng khi khởi động tuabin, khi tàu manơ.

3. Ổ đỡ chăn trục

a – ổ đỡ cứng.

Ổ đỡ chặn trục chịu tất cả lực dọc trục của tuabin (bao gồm lực phát sinh do chênh lệch áp suất trước và sau cánh gây nên và phân lực Pa của dòng chảy). Ổ đỡ chặn còn có tác dụng đảm bảo sự định tâm chính xác của trục tuabin với thân tuabin.

Ở tuabin tàu thuỷ thường sử dụng các ổ đỡ chặn kiểu 1 vành chặn thuỷ lực, có áp suất dầu thuỷ lực đạt tới 27 kG/cm2.

Hình 3.60. Ổ đỡ chặn của trục tuabin

A) – trạng thái làm việc không ổn định. B) – trạng thái làm việc ổn định.

Khi tuabin làm việc giữa vành chặn 1 và gối chặn 2 tạo thành nêm dầu 5. Ở trạng thái không ổn định lực dọc trục F và phản lực R của gối chặn 2 lệch nhau, tạo thành cặp lực, làm quay các gối chặn quanh điểm tựa 3. đến vị trí sao cho lực dọc trục F và phản lực R trùng nhau, ứng với trạng thái làm việc ổn định mới.

Số lượng các gối chặn bằng 8÷16, tuỳ thuộc vào đường kính của vành chặn và lực dọc trục.

Các gối chặn được tráng một lớp babít, chiều dày của lớp babít phải nhỏ hơn khe hở dọc trục nhỏ nhất cho phép của tuabin, để bảo vệ cánh tuabin trong trường hợp lớp babít bị bóc, bị chảy. Khi đó vành chặn 1 sẽ tỳ lên vật liệu của gối chặn có độ bền cao, do đó bảo vệ được cánh tuabin.

Ổ đỡ chặn cũng có ổ đỡ cứng và ổ đỡ tự chỉnh định vị.

Một phần của tài liệu Tài liệu THIẾT BỊ ĐỘNG LỰC HƠI NƯỚC - Phần 3 doc (Trang 62 - 63)