XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNC CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh xăng dầu Bạc Liêu” pptx (Trang 60 - 62)

CHÍNH TẠI CHI NHÁNH

1. Quản lý nguồn vốn:

Trong tình hình hiện nay nhu cầu cho vốn lưu động là hết sức cần thiết, vốn tự có thì hạn hẹp đó mới thành lập, tích luỹ chưa nhiều, Chi nhánh cần tìm nguồn tài trợ và thực trạng hiện nay là nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, phải trả khách hàng chiếm tỷ lệ cao trong tong nguồn vốn.

Để hoạt động mang lại hiệu quả cao hơn doanh nghiệp phải tìm cách giảm tỷ lệ nợ trên nguồn vốn, tăng vốn chủ sở hữu của mình thông qua việc trích lợi nhuận bổ sung nguồn vốn.

Hạn chế giảm các khoản phải thu, phải trả: các nghiệp vụ phát sinh đồng thời như hàng đi trên đường, tiền đang chuyển sẽ gây nên tình trạng chiếm dụng và bị chiếm dụng giả tạo.

Một biện pháp làm tăng nguồn vốn là tận dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi? Các nguồn vốn này bao gồm quỹ của Chi nhánh, các khoản phải trả nhưng chưa đến hạn và lợi nhuận trong kỳ chưa phân phát. Đây là nguồn vốn nhàn rỗi có thể sử dụng để tài trợ cho nhu cầu về vốn lưu động. Ngoài ra các khoản này sử dụng có thể được tính vào chi phí kinh doanh (coi như nguồn vốn vay) nguồn vốn nhàn rỗi được sử dụng để trang trải cho nhu cầu vốn vừa đáp ứng nhu cầu sản xuất vừa tăng hiệu quả của đồng vốn.

2. Nâng cao khả năng thanh toán:

Tình hình thực tế năm 2006 các tỷ số về khả năng thanh toán của Chi nhánh giảm so với năm 2005 và các tỷ số thanh toán nợ đến hạn đều nhỏ hơn. Để nâng cao khả năng thanh toán cũng như cũng cố tỷ số khả năng thanh toán. Chi nhánh cần xem xét, làm tốt các công tác như sau:

- Hoàn thiện phương thức thanh toán với khách hàng:

Khi tình hình tài chính của Chi nhánh tốt thì khả năng thanh toán dồi dào, uy tín của Chi nhánh được nâng lên, ít chiếm dụng vốn và cũng ít bị chiếm dụng vốn. Điều đó tạo cho Chi nhánh chủ động về vốn, đảm bảo trong quá trình kinh doanh thuận lợi

hơn. Ngược lại tình hình tài chính của Chi nhánh gặp khó khăn sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, Chi nhánh sẽ mất đi tính chủ động trong kinh doanh.

Phương thức thanh toán của chi nhánh tốt hay xấu nói lên được thực trạng tài chính của Chi nhánh có đủ chi trả các khoản nợ đến hạn hay không. Muốn thu hồi nợ của khách hàng đúng hạn đầy đủ thì ngoài việc uy tín sẵn có của chi nhánh trên thị trường mà còn phải thay đồi phương thức thanh toán cho khách hàng sao cho cảm giác an toàn. Bên cạnh đó, đối với những khách hàng nợ đã quá hạn nhưng chưa thanh toán cho Chi nhánh, cần phải có những biện pháp khắc khe hơn như: ngưng thi công, hoặc không thiết kế cho các chủ đầu tư.

3. Quản lý tài sản

3.1. Quản lý tài sản ngắn hạn

- Xác định nhu cầu vốn lưu động: Đây là việc làm hết sức quan trọng vì có xác định được lượng vốn lưu động cần thiết là cơ sở để có kế hoạch huy động vốn và xác lập một cơ cấu nguồn vốn hợp lý và sử dụng vốn có hiệu quả đồng thời đảm bảo cho hoạt động sản xuất của Chi nhánh. Việc xác định nhu cầu vốn lưu động là vấn đề rất cần thiết nó được xác định riêng cho từng hoạt động đồng thời nó cũng có những phương pháp riêng phù hợp cho từng hoạt động theo đặc điểm của từng ngành kinh doanh.

- Giảm lượng dự trữ hàng tồn kho: Hàng tồn kho có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán nhanh của Chi nhánh. Việc tính toán, xác định hàng tồn kho dự trữ như thế nào là hợp lý ở từng thời điểm, nhằm tránh hư hao tài sản trong khâu bảo quản. Nên nắm bắt tình hình biến động của thị trường, như thời gian qua (năm 2006) khi giá xăng tăng giảm thất thường làm cho chi phí đầu vào cũng tăng, giảm theo. Do đó, cần định mức tồn kho phù hợp, để hạn chế mua vào giá cao, sau đó bán ra giá thấp. Khi Chính phủ giảm giá. Có như thế, Chi nhánh mới hạn chế được rủi ro kinh doanh. (nếu nắm vững thông tin, khi giá xăng có chiều hướng gia tăng, Chi nhánh mua dự trữ, khi tăng giá Chi nhánh vẫn có hàng để bán, trong khi giá thành không tăng, còn ngược lại nếu giá có xu hướng giảm thì Chi nhánh không cần thiết phải dự trữ nhiều vì hiện nay khi mà nguồn nhiên liệu rất dồi dào với nhiều phương thức bán).

- Có biện pháp xử lý các khoản phải thu: Các khoản phải thu là khoản vốn bị chiếm dụng, có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình vốn trong thanh toán của doanh nghiệp Chi nhánh cần phải tăng cường các biện pháp thu hồi các khoản nợ phải thu, nhất là những khoản nợ dây dưa kéo dài, có như vậy mới cải thiện được tình hình vốn lưu động bị thiếu hụt như hiện nay.

- Đặc biệt là cần phải thực hiện tốt các biện pháp nhằm làm tăng doanh thu thuần, qua đó sẽ giúp cho doanh nghiệp rút ngắn được kỳ thu tiền bình quân, tăng được vòng quay các khoản phải thu.

- Thường xuyên thu hồi công nợ nhằm tạo vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

3.2. Quản lý tài sản cố định

- Đối với những tài sản không cần sử dụng Chi nhánh nên cho đơn vị khác thuê mướn hoặc có khả năng thanh lý để bổ sung vốn kinh doanh.

- Đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề để sử dụng hết chức năng của các thiết bị.

4.1. Tăng doanh thu tiêu thụ:

Tăng doanh thu tiêu thụ là biện pháp đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn, đây là biện pháp cơ bản để tăng được lợi nhuận - Tăng được doanh thu tiêu thụ sẽ làm gia tăng hiệu quả sử dụng vốn. Để gia tăng doanh thu tiêu thụ cần thực hiện đồng thời các biện pháp sau:

- Tổ chức hệ thống từng cửa hàng nhỏ lẻ, linh động, chấp nhận bán ở vùng sâu. Thực hiện việc thuê mướn lao động thời vụ ở những nơi này.

- Muốn tăng được doanh thu tiêu thụ còn cần phải tính đến chất lượng và uy tín đối với khách hàng. Do đó, cần kiểm tra thường xuyên chất lượng hàng hoá, nhất là tiêu chuẩn đo lường.

4.2. Tăng lợi nhuận

Tăng lợi nhuận thì phải chú trọng đến việc giảm chi phí kinh doanh Cụ thể: Chi phí ở đây bao gồm cả chi phí lưu thông và chi phí bán hàng. Quản lý các khoản chi phí này là công việc vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, ở mức độ tương đối Chi nhánh nên quy định chi phí quản lý hợp lý, tiết kiệm theo tỷ lệ phần trăm doanh thu trong kỳ. Riêng các khoản nợ vay trong năm tương đối lớn do Chi nhánh sử dụng vốn vay nhiều. Trên cơ sở xác định lại lượng vốn cần thiết hợp lý và tận dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi và lợi nhuận chưa phân phát, để có thể giảm được nguồn tín dụng từ đó giảm được chi phí phải trả lãi vay.

Việc tính toán định mức đúng các chi phí trong quá trình kinh doanh sẽ giúp cho Chi nhánh kiểm sốt, giảm được các chi phí bất hợp lý. Chi nhánh cần phải quan tâm giảm các khoản chi phí gián tiếp, vì các khoản này hiện nay chiếm tỷ lệ cao nên ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của Chi nhánh. Kiểm sốt chặt chẽ các khoản chi phí tiền lương, chi phí văn phòng, chi phí tiện ích... Cần tiết kiệm tối đa các khoản dịch vụ mua ngoài chi phí mua hàng, bán hàng .. sẽ nâng cao được hiệu quả trong kinh doanh.

5. Giảm rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính

- Rủi ro mà Chi nhánh phải đối phó gồm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Trong đó rủi ro kinh doanh là rủi ro tiềm ẩn còn rủi lo tài chính xảy ra khi Chi nhánh sử dụng nợ nhưng EBIT không đủ khả năng trả lãi vay. Nói chung trong kinh doanh Chi nhánh luôn luôn tìm ẩn rủi ro vì vậy Chi nhánh nên dự đón trước những điều kiện và sự biến động của môi trường kinh doanh để hạn chế rủi ro.

- Thường xuyên phân tích hoà vốn từ phân tích hoà vốn, giúp Chi nhánh có cơ sở để so sánh thực tế với kế hoạch nhằm chấn chỉnh kịp thời với sự thay đổi của thị trường, hạn chế được mức độ rủi ro.

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh xăng dầu Bạc Liêu” pptx (Trang 60 - 62)