QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1 Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh xăng dầu Bạc Liêu” pptx (Trang 30 - 35)

1. Quá trình hình thành và phát triển

Chi nhánh Xăng dầu Bạc Liêu là đơn vị trực thuộc Công ty Xăng dầu Tay Nam Bộ, được thành lập năm 1990, khi đó Chi nhánh Xăng đầu Minh Hải.

Đầu năm 1997 do tình hình phân chia 02 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Được sự chấp thuận của Tổng Công ty, Chi nhánh Xăng dầu Bạc Liêu tách ra riêng so với tỉnh Bạc liêu bằng Quyết định số 151/QĐ -Cty ngày 01/01/1997 của Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ.

Tên Chi nhánh: Chi nhánh Xăng dầu Bạc Liêu;

Địa chỉ: số 15, đường Hồ Bình, Phường 7, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Điện thoại: 0781.824009, Fax: 0781.824009.

Lĩnh vực kinh doanh: xăng dầu, gas,...

2. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ2.1. Mục tiêu 2.1. Mục tiêu

- Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh;

- Tạo công ăn việc làm thường xuyên cho nhân viên của Chi nhánh; - Góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách tỉnh.

2.2. Chức năng:

Là một đơn vị kinh doanh bán buôn, bán lẻ trên thị trường trong với những mặt hàng chủ yếu: xăng, dầu gas, khí đốt

2.3. Nhiệm vụ:

Trong những năm mới hình thành cơ chế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt nhiều thành phần, đồng vốn kinh doanh còn hạn hẹp, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, công nhân viên trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nặng lực còn hạn chế. Trong những

năm gần đây, do nắm bắt kịp thời cơ chế thị trường, Công ty đã mở ra những phương thức kinh doanh mới, tìm những nguồn hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu chung của đời sống nhân dân. Hiện nay Chi nhánh đã tái tạo được nguồn vốn phát triển mạng lưới kinh doanh, từng bước trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật. Đảm bảo đầy đủ nguồn hàng kinh doanh có hiệu quả, làm tròn nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Do việc quản lý chặt chẽ công tác tổ chức, kinh doanh đạt được hiệu quả cao là nhờ sự phấn đấu của toàn thể cán bộ - công nhân viên Chi nhánh.

3. Cơ cấu tổ chúc quản lý bộ máy của Chi nhánh.3.1 Cơ cấu tổ chức: 3.1 Cơ cấu tổ chức:

Ở bất kỳ một đơn vị kinh tế nào, cơ cấu tổ chức kinh doanh của đợn vị ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh tế cuối cùng mà đơn vị đạt được, xây dựng bộ máy quản lý thích hợp khoa học là yêu cầu quan trọng, giúp cho việc thực thi các nhiệm vụ kinh doanh có hiệu quả mang lại lợi ích kinh tế cho đơn vị.

Sơ đồ tổ chức:

SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG KẾ TOÁN - TÀI VỤ

PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KINH DOANH

CÁC CỬA HÀNG, ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC

Cơ cấu tổ chức quản Lý của Công ty giám sát trực tiếp từng đơn vị. Tuy qui mô kinh doanh của Chi nhánh tương đối rộng nhưng với bộ máy gọn nhẹ vẫn đảm bảo năng suất cao, phân công công tác đúng với chuyên môn, giúp cho mọi hoạt động kinh doanh của Công ty luôn luôn được vận hành tốt, mặc dù vẫn còn gặp một ít khó khăn trong vấn đề phân cấp quyền quản lý và thực hiện nhiệm vụ.

3.2. Nhiệm vụ của phòng, ban

a/ Ban Giám đốc:

- Đại diện pháp nhân của Chi nhánh và chịu trách nhiệm trước Công ty và pháp luật Nhà nước về điều hành hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, Giám đốc là người điều hành cao nhất của Chi nhánh.

- Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, ngắn hạn, dự án đầu tư, phương án liên doanh, đề án tổ chức quản lý của Chi nhánh, quy hoạch đào tạo lao động, phương án phối hợp kinh doanh của các đơn vị trực thuộc.

- Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký với các đối tác, chỉ đạo xây dựng và phê duyệt các định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá tiền lương phù hợp với các quy định của Nhà nước.

- Kiểm tra các đơn vị trực thuộc việc thực hiện các định mức kinh tế, kỹ thuật, phương thức kinh doanh tài sản, hàng hóa tiền vốn của Chi nhánh.

- Là chủ tài khoản, là người duy nhất ký các phiếu thu chi tài chính trong Chi nhánh. Khi Giám đốc đi vắng ủy quyền cho một Phó Giám đốc ký thay.

b. Phòng tổ chức hành chính

- Có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc điều hành, quản lý lĩnh vực tổ chức cán bộ, lao động tiền lương và quản trị hành chính.

- Làm tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân lao động.

- Lập sổ theo dõi nắm vững biến động tăng, giảm số lượng, chất lượng lao động, thời gian lao động, đề xuất việc tổ chức bộ máy quản lý, mạng lưới kinh doanh, phân công và sử dụng lao động hợp lý.

- Làm tham mưu cho Giám đốc trong việc tuyển dụng, ký kết các hợp đồng lao động, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ Trưởng Phó phòng và cấp tương đương, khen thưởng, kỹ thuật cán bộ và công nhân lao động trong Chi nhánh.

- Xây dựng kế hoạch lao động tiền lương, các định mức lao động, đơn giá tiền lương, tiền thưởng, các phương án giao khoán tiền lương, trả công lao động.

- Theo dõi chặt chẽ, chính xác quỹ tiền lương, tiền thưởng, diễn biến tiền lương của cán bộ - công nhân lao động qua các thời kỳ để có kế hoạch nâng lương theo định kỳ.

- Tổ chức thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người lao động, tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ chuyên môn, tham gia các phong trào thể dục, thể thao, văn nghệ, giải quyết kịp thời tiền lương, tiền thưởng chế độ nghỉ hưu, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm xã hội...

- Thực hiện chức năng hành chính quản trị như quản lý lưu trữ công văn đi, đến, soạn thảo, phát hành các văn bản đối nội, đối ngoại.

- Trưởng phòng Tổ chức hành chính chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc, có trách nhiệm quản lý điều hành mọi hoạt động thuộc chức năng nhiệm vụ của phòng.

c. Phòng Kinh doanh:

- Làm tham mưu cho Giám đốc việc xây dựng kế hoạch lưu chuyển hàng hóa, kế hoạch tài vụ, quản lý sử dụng các nguồn vốn.

- Làm tham mưu cho Giám đốc xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, phương thức, qui mô tổ chức kinh doanh. Điều hành các phương tiện vận tải, tổ chức thực hiện các công trình xây dựng sửa chữa nhà kho, mua sắm phương tiện, thiết bị phục vụ kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt;

- Tổ chức hệ thống thông tin kinh tế, nắm bắt nhanh kịp thời diễn biến thị trường, giá cả, cân đối cung cầu thị trường sát thời điểm để giúp Giám đốc trong công tác chỉ đạo kinh doanh.

d. Phòng kế toán - tài vụ

- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc các chế độ thống kê, kế toán tài chính thống nhất theo quy định Nhà nước. Đôn đốc kiểm tra giám sát tình hình hoạt động kinh doanh và chế độ hạch toán toàn Chi nhánh.

- Theo dõi, thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký kết, thanh lý kịp thời những hợp đồng đã được thực hiện xong.

- Kế toán Trưởng giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kế của chi nhánh và có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

- Mở sổ theo dõi, theo dõi chính xác toàn bộ tài sản, tiền vốn Chi nhánh, quản lý và sử dụng theo đúng quy định của chế độ hạch toán kế toán, thống kê hiện hành, phản ánh kịp thời tình hình sử dụng, biến động tài sản vốn.

- Ghi chép đầy đủ chứng từ ban đầu. - Cập nhật sổ sách kế toán.

- Kế toán phải phản ánh đầy đủ, trung thực, chính xác, khách quan.

- Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu tình hình công nợ, xác định và phân loại các khoản nợ tồn động, phân tích khả năng thu hồi để có biện pháp xử lý thích hợp.

- Thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ theo quy định của Nhà nước và báo cáo bất thường theo yêu cầu của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về tính xác thực của các báo cáo.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra giám sát các hoạt động tài chính, tiền vốn của các đơn vị trực thuộc Công ty, kiểm tra và quản lý các phiếu thu - chi hợp lệ, đúng chính sách, đúng phạm vi quy định của Giám đốc Công ty.

- Định kỳ hàng tháng, quý và khi kết thúc năm tài chính, Kế toán Trưởng phải tổ chức kiểm kê toàn bộ tài sản và vốn hiện có, xác định chính xác số tài sản thừa, thiếu, tài sản ứ đọng, mất phẩm chất, nguyên nhân để xử lý trách nhiệm, đồng thời làm căn cứ lập báo cáo tài chính Công ty.

e. Trách nhiệm chung của các cửa hàng, đơn vị trực thuộc:

- Chủ động kế hoạch đặt và nhận hàng của Chi nhánh, tổ chức đẩy mạnh mua bán và bán lẻ theo phương thức kinh doanh của Chi nhánh và kế hoạch hàng tự doanh của cơ sở phải được Giám đốc phê duyệt.

- Tổ chức quản lý lao động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Chi nhánh, vốn tự doanh, tài sản... công cụ.

- Có trách nhiệm ghi chép, phản ánh đầy dủ, trung thực chính xác các hoạt động kinh tế phát sinh, hạch toán đúng, đủ, không được bỏ xót bất cứ thương vụ, mặt hàng nào, tự cân đối thu - chi (theo đinh mức) hoạt động tự doanh và làm tròn nghĩa vụ thuế theo luật định.

- Các Trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật việc quản lý điều hành cán bộ - công nhân viên lao động thuộc đơn vị.

3.3. Tổ chức kế toán

SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Kế toán hàng mua Kế toán ngân hàng và TSCĐ

Kế toán hàng bán Kế toán tiền mặt

Kế toán tại các đơn vị trực thuộc

* tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung

4. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh 4.1. Thuận lợi: 4.1. Thuận lợi:

- Chi nhánh có mạng lưới cửa hàng trải rộng và tương đối ổn định tạo điều kiện thuận lợi trong mua bán, lưu thông hàng hóa.

- Có mối quan hệ lâu năm với khách hàng mua bán và đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh.

- Có nhiều kho lưu trữ hàng hóa bảo đảm không thiếu hụt hàng trong các tình huống hàng hóa trên thị trường khan hiếm (khan hiếm cục bộ một vài nơi trong thời gian ngắn).

- Đội ngũ lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với nghề; cán bộ công nhân viên đoàn kết gắn bó với chi nhánh.

4.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, Chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn: - Hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2005 - 2006 gặp khó khăn do tình hình thị trường diễn biến phức tạp, xăng dầu là mặt hàng chính của Chi nhánh chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu và lợi nhuận, nhưng giá cả biến động liên tục và bất thường làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch lợi nhuận của Chi nhánh. Bên cạnh đó, lực lượng tham gia kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tăng nhanh dẫn đến cạnh

- Do cạnh tranh về giá làm cho tỷ suất lợi nhuận ngày càng thấp dù doanh thu vượt so với kế hoạch và các mặt hàng chủ yếu vẫn giữ được số lượng bán ra và cạnh tranh về giá cả là phổ biến nhất.

- Việc tồn tại nhiều phương pháp và hình thức tính thuế dẫn đến thiếu bình đẳng trong cạnh tranh như xăng dầu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì đầu vào của Chi nhánh đã cao hơn các thành phần kinh tế khác là 4%;

- Trong một thời gian dài giá đầu vào xăng dầu (nhận qua các đầu mối, cộng với phí vận chuyển đưa về tỉnh đã gần bằng, có lúc vượt giá trần, trong khi giá bán được quy định không vượt giá trần làm cho việc kinh doanh không hiệu quả).

- Cơ sở vật chất tuy được quan tâm cải thiện từng bước. Nhưng do nguồn vốn có hạn nên việc cải tạo và xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho yêu cầu kinh doanh trong tình hình hiện nay, bên cạnh đó thủ tục xây dựng đất đai phức tạp tốn nhiều thời gian.

- Nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là vốn vay, chiếm dụng làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh

B. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH XĂNG DÀU XĂNG DÀU

BẠC LlÊU QUA HAI NĂM2005 - 2006

Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải cần có một lượng vốn nhất định. Vì vậy doanh nghiệp phải tổ chức huy động và sử dụng nó sao cho hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính, tín dụng và chấp hành luật pháp. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính, từ đó có những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính.

Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp qua các báo cáo tài chính sẽ cung cấp một cách tổng quát nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Điều đó cho phép chủ doanh nghiệp thấy rõ thực chất quá trình hoạt động sản xuất và dự đón được khả năng phát triển hay suy thoái của doanh nghiệp, trên cơ sở đó có những giải pháp hữu hiệu để quản lý.

Đánh giá khái quát tình hình tài chính trước hết cần căn cứ và các số liệu đã phản ánh trên bảng cân đối kể toán để so sánh tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu năm để thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào sự tăng hay giảm của tổng số tài sản và tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì chưa thể thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp được. Vì vậy cần

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh xăng dầu Bạc Liêu” pptx (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w