Xem xét thực tế tình hình tài chính tại Chi nhánh Xăng dầu Bạc Liêu qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 2 năm 2005 - 2006, giúp cho ta thấy được bức tranh về tình hình tài chính của Chi nhánh: từ đó đưa ra những giải pháp giúp cải thiện tình hình tài chính của chi nhánh ngày một tốt hơn, mang lại hiệu quả cao hơn.
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ĐỐI KẾ TOÁN
1. Tình hình biến động tài sản - nguồn vốn của Chi nhánh:
Là một Chi nhánh chuyên thiết kế và xây dựng công trình dân dụng nên tình hình sử dụng vốn là rất quan trọng. Qua phân tích, so sánh, đánh giá sự biến động của các bộ phận vốn cấu thành (kết cấu) vốn của doanh nghiệp để thấy được sự bố trí hợp lý hay không hợp lý trong các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó ta có biện pháp khắc phục nâng cao hiệu quả.
Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán năm 2005 - 2006 của Chi nhánh Xăng dầu Bac Liêu, ta có bảng phân tích sau:
Bảng số 01: Bảng cân đối kế toán năm 2005 - năm 2006 của Chi nhánh xăng dầu Bạc Liêu
Đơn vị tính: ngàn đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 Chênh lệchTiền % A TS ngắn hạn 7.915.917 9.673.986 1.758.069 22,21 I Tiền 1.556.287 3.486.534 1.930.247 124,03 II Đầu tư ngắn hạn 0 0 0
III Các khoản phải thu 1.708.084 1.892.641 184.557 10,80 IV Hàng tồn kho 4.651.545 4.284.221 -367.324 -7,90 V TSLĐ khác 0 10.590 10.590 VI Chi phí bằng nguồn B TS dài hạn 6.210.473 8.816.505 2.606.032 41,96 I TS cố định 6.105.590 8.654.808 2.549.218 41,75 II TS dài hạn khác 104.883 161.697 56.814 54,17 Tổng cộng tài sản 14.126.391 18.490.492 4.364.101 30,89 Nguồn vốn A Nợ phải trả 10.447.242 14.667.531 4.220.289 40,40 I Nợ ngắn hạn 10.447.242 14.667.531 4.220.289 40,40 II Nợ dài hạn 0 0 0 III Nợ khác 0 0 0 B Vốn CSH 3.679.148 3.822.960 143.812 3,91 I Vốn chủ sở hữu 3.550.828 3.784.511 233.683 6,58 II Nguồn kinh phí và quỹ 128.320 38.449 -89.871 -70,04
Tổng cộng nguồn vốn 14.126.391 18.490.492 4.364.101 30,89
Qua bảng phân tích ta nhận thấy
1.1. Về phần tài sản
Tổng tài sản của doanh nghiệp tăng 4.364.101 ngàn đồng tức tổng tài sản tăng 30,89% điều này cho thấy quy mô tài sản của doanh nghiệp tăng lên, nguyên nhân là:
- Tài sản cố định tăng 2.606.032 ngàn đồng tương ứng tăng 41,96%, trong năm chi nhánh đã đầu tư thêm một cửa hàng bán xăng dầu;
Từ số liệu phân tích cho thấy năm 2006 Chi nhánh tăng quy mô tài sản chủ yếu là đầu tư tăng tài sản cố định (xây thêm cửa hàng bán xăng dầu), đây là đầu tư chiều sâu. Bên cạnh đó, tiền gửi ngân hàng tăng cao, chứng tỏ nguồn tiền dư, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Đồng thời, khoản phải thu cũng tăng, đều này chứng tỏ Chi nhánh bị khách hàng chiếm dụng vốn tăng, đây là biểu hiện chưa tốt. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay với việc cạnh tranh quyết liệt của mặt hàng này, thì việc tăng số dư nợ là phù hợp. Nhưng Chi nhánh cần phải quan tâm để thu hồi nợ, tránh xảy ra nợ đọng, quá hạn phát sinh. Một điều đáng ghi nhận ở khoản mục tài sản ngắn hạn đó là hàng tồn kho giảm, đều này thể hiện vốn ít bị ứ đọng, nhưng Chi nhánh cần phải nghiên cứu thật kỹ tình hình biến động giá xăng trên thị trường để có nên mua xăng dự trữ hay không?
1.2 Về phần nguồn vốn
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp tăng 4.364.101 ngàn đồng tương ứng 30,89% nguyên nhân do:
- Nợ phải trả tăng 4.220.289 ngàn đồng tương ứng tăng 40,40% so với năm 2005;
- Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 143.812 ngàn đồng tương ứng tăng 3,91% so với năm 2005.
Qua phân tích cho thấy, nguồn vốn tăng chủ yếu là tăng khoản phải trả nội bộ ,đều này cho thấy năm 2006 Chi nhánh đầu tư mới cửa hàng xăng dầu nguồn vốn chủ yếu là mượn từ Công ty.
2. Phân tích kết cấu tài sản - nguồn vốn:
Bảng số 02: Tỷ trọng của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán năm 2005 - 2006
Chỉ tiêu 2005 2006 Chênh lệchTiền % Tỷ trọng2005 2006
A TS ngắn hạn 7.915.917 9.673.986 1.758.069 22,21 56,04 52,32 I Tiền 1.556.287 3.486.534 1.930.247 124,03 11,02 18,86 II Đầu tư ngắn hạn 0 0 0 III Các khoản phải thu 1.708.084 1.892.641 184.557 10,80 12,09 10,24 IV Hàng tồn kho 4.651.545 4.284.221 -367.324 -7,90 32,93 23,17 V TSLĐ khác 0 10.590 10.590 0,06 B TS dài hạn I TSCĐ 6.210.473 8.816.505 2.606.032 41,96 43,96 47,68 II Đầu tư dài
hạn 6.105.590 8.654.808 2.549.218 41,75 43,22 46,81 III Chi phí
XDCBDD 104.883 161.697 56.814 54,17 0,74 0,87
Tổng cộng tài sản 14.126.39
Nguồn vốn A Công nợ 10.447.242 14.667.531 4.220.289 40,40 73,96 79,32 I Nợ ngắn hạn 10.447.242 14.667.531 4.220.289 40,40 73,96 79,32 II Nợ dài hạn 0 0 0 III Nợ khác 0 0 0 B Vốn CSH 3.679.148 3.822.960 143.812 3,91 26,04 20,68 I Vốn quỹ 3.550.828 3.784.511 133.683 6,58 25,14 20,47 II Nguồn kinh phí và quỹ 128.320 38.449 -89.871 -70,04 0,91 0,21 Tổng cộng nguồn vốn 14.126.39 1 18.490.492 4.364.101 30,89 100 100
Nhìn chung tổng tài sản của Chi nhánh có sự gia tăng 30,89% (tương ứng với số tiền tăng 4.364.101 ngàn đồng). Như vậy quỹ tài sản của doanh nghiệp năm 2006 tăng hơn so với năm 2005.
2.l. Phân tích theo chiều ngang: Phần TS:
- Tài sản cố định tăng 2.606.032 ngàn đồng tương ứng tăng 41,96%, trong năm Chi nhánh đã đầu tư thêm một cửa hàng bán xăng dầu;
- Tài sản ngắn hạn năm 2006 tăng 1.758.069 ngàn đồng, bao gồm:
+ Tiền gửi ngân hàng tăng từ 1.556.287 ngàn đồng năm 2005 lên 3.486.534 ngàn đồng năm 2006 với tỷ lệ tăng 124,03%;
+ Phải thu khách hàng tăng 184.557 ngàn đồng, tương đương tỷ lệ tăng 10,80% so với năm 2005
+ Hàng tồn kho giảm từ 4.651.545 ngàn đồng năm 2005 xuống còn 4.284.221 ngàn đồng năm 2006, tỷ lệ giảm 367.324 ngàn đồng;
+ Phải thu khác từ chỗ không có số dư tăng lên 10.590 ngàn đồng.
Phần nguồn vốn:
- Nợ phải trả tăng 4.220.289 ngàn đồng tương ứng tăng 40,40% trong đó: + Phải trả nội bộ tăng đáng kể, từ nợ 7.374.444 ngàn đồng năm 2005, tăng lên 12.115.989 ngàn đồng năm 2006, tăng 64,29%;
+ Phải trả người bán giảm từ 566.858 ngàn đồng năm 2005 xuống còn 525.368 ngàn đồng năm 2006, giảm 7,24%;
+ Thuế và các khoản nộp nhà nước năm 2006 là: l.404.167 ngàn đồng, giảm 485.667 ngàn đồng, tỷ lệ giảm 25,69%;
+ Phải trả người lao động giảm 43.539 ngàn đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 10,51%;
+ Người mua trả tiền trước giảm từ 27.104 ngàn đồng năm 2005 xuống còn 18.983 ngàn đồng năm 2006, tỷ lệ giảm 70,03%.
- Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 143.812 ngàn đồng tương ứng tăng 3,91% do: + Vốn chủ sở hữu tăng từ 3.158.448 ngàn đồng năm 2005 tăng lên 3.308.382 ngàn đồng năm 2006, đây là sự kết chuyển nguồn từ Quỹ đầu tư phát triển sang vốn chủ sở hữu do Chi nhánh đầu tư mới Cửa hàng bán xăng dầu.
+ Quỹ đầu tư phát triển tăng 69.734 ngàn đồng so với năm 2005, tỷ lệ tăng 36,38%;
+ Quỹ dự phòng tài chính tăng từ 191.643 ngàn đồng năm 2005 tăng lên 261.377 ngàn đồng năm 2006, tăng 36,38%.
Nguyên nhân tăng 02 quỹ này là do phân phát lợi nhuận của năm 2006.
2.2 Phân tích theo chiều dọc:Về tài sản: Về tài sản:
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm từ 56,04% của năm 2005 xuống còn 52,32% năm 2006, thể hiện:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền tăng từ 11,02% năm 2005 lên 18,86% năm 2006, tăng 7,84%.
+ Mặt dù nợ phải thu về giá trị tăng, nhưng do tốc độ tăng không đáng kể nên tỷ trọng của khoản mục này giảm từ 12,09% năm 2005 xuống còn 10,24% năm 2006, biểu hiện tốt.
+ Hàng tồn kho không những giảm về số tiền mà còn giảm về tỷ trọng, thể hiện năm 2006 là 23,17% trên tổng tài sản, giảm 9,76% so với năm 2005.
- Tài sản ngắn hạn giảm 3,72% tương ứng với tỷ trọng tài sản dài hạn (chủ yếu là tài sản cố định) tăng từ 43,96% của năm 2005 lên 47,68% năm 2006. Điều này thể hiện Chi nhánh tập trung đầu tư chiều sâu để phát triển Chi nhánh trong thời gian tới. Đặc biệt là tạo cơ sở vật chất để xin tách ra thành Công ty độc lập.
Về nguồn vốn:
- Tỷ trọng nợ phải trả tăng từ 73,96% năm 2005 lên 79,32% năm 2006, với tăng thêm 5,37% Chủ yếu là tăng phải trả nội bộ. Đều này lý giải Chi nhánh mượn tiền của Công ty để đầu tư thêm cửa hàng bán xăng dầu. Với việc tăng này, đồng nghĩa, áp lực trả nợ tăng lên.
- Mặt dù về giá trị là tăng lên, tuy nhiên do mức tăng không đáng kể đã làm cho vốn chi sở hữu từ chỗ chiếm 26,04% trên tổng nguồn vốn năm 2005, giảm xuống còn 20,68% năm 2006, giảm 5,37%. Chứng tỏ tính tự chủ về tài chính giảm xuống.
Nếu so sánh tỷ trọng giữa vốn chủ sở hữu với tỷ trọng của tài sản dài hạn, cho thấy tỷ trọng của vốn chủ sở hữu có tỷ trọng trên nguồn vốn thấp hơn. Đều này cho thấy tài sản cố định của Chi nhánh bên cạnh một phần được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu, nhưng mặt khác Chi nhánh cũng chiếm dụng vốn của Công ty để mở rộng quy mô kinh doanh.
3. Đánh giá chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)
- Vay ngắn hạn ta có chi phí sử dụng vốn bằng chi phí lãi vay:
+ Năm 2006: rd = 0.85%/tháng; do đó chi phí sử dụng vốn vay ngắn hạn sau thuế: r* = 7,34%;
+ Năm 2006: rd = 0,90%/tháng; do đó chi phí sử dụng vốn vay ngắn hạn sau thuế: r*=7,78%.
- Do đây là chi nhánh nên không có chi phí sử dụng vốn cổ phần thường, để có số liệu, giả định lấy vốn chủ sở hữu. (giả định vốn chủ sở hữu chia làm nhiều phần bằng nhau, mỗi phần mệnh giá 100.000 đồng).
Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu:
- Năm 2005:
+ Lãi ròng: 191.643 ngàn đồng
Chi phí sử đụng vốn r* = 6,07%
- Năm 2006:
+ Lãi ròng: 281.377 ngàn đồng
+ Vốn chủ sở hữu: 3.308.300 ngàn đồng. Chi phí sử dụng vốn r* = 8,50%
Bảng số 03: Chi phí sử dụng vốn tại Chi nhánh qua 02 năm (2005 - 2006)
ĐVT: ngàn đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006
ST Wi ri ST Wi ri 1. Vay ngắn hạn 2. Vốn chủ sơ hữu 566.858 3.158.400 15,2284,78 7,346,07 525.3683.308.300 13,7086,30 7,788,50 Tổng cộng 3.725.258 100,00 3.833.668 100,000 - WACC năm 2005: 6,27% - WACC năm 2006: 8,39%
* Nhận xét: Chi phí sử dụng vốn năm 2006 cao hơn năm 2005 2,12%, nguyên nhân là:
- Tỷ trọng vốn vay ngắn hạn năm 2006 giảm 1,52% so với năm 2005 làm cho chi phí sử dụng vốn năm 2006 giảm 0,06% so với năm 2005.
- Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2006 một mặt tăng tỷ trọng (tỷ trọng năm 2006 tăng so với năm 2005: 1,52%), đồng thời, chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu tăng so với năm 2005 (chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2006 tăng 2,43%) làm cho chi phí sử dụng vốn bình quân năm 2006 tăng so với năm 2005: 2,06%.