- Từ những kết quả tính toán trên, cho thấy cấu trúc chi phí và giá thành vì giá trị DOL của năm 2006 thấp hơn năm 2005, chứng tỏ rủi ro kinh doanh của Chi nhánh đối với tình hình tăng doanh thu đã được giảm xuống. Tuy nhiên, nó vẫn chưa cho phép chúng ta đi đến kết luận rằng sự thay đổi cấu trúc chi phí trong năm 2006 của Chi nhánh là hợp lý và có hiệu quả bởi với lý lẽ: đã hạn chế được mức độ rủi ro kinh
doanh mà Chi nhánh phải đối phó và nếu như giữ nguyên cấu trúc mới trong trường hợp doanh thu sụt giảm cực mạnh. Rủi ro kinh doanh là loại rủi ro tiềm ẩn trong từng bản thân doanh nghiệp, do vậy hạn chế được rủi ro không có nghĩa là doanh nghiệp không gặp rủi ro, nếu doanh nghiệp đối phó với mức độ rủi ro cao thì lợi nhuận đạt được có thể khuếch đại nhiều lẩn (với điều kiện doanh thu phải vượt qua được doanh thu hòa vốn)
- Như vậy, sự thay đổi của cấu trúc chi phí qua hai năm đã làm giảm thiệt hại cho Chi nhánh (mức độ rủi ro năm 2006 giảm so năm 2005: 3,34 lần), nhưng đây vẫn là mức độ rủi ro kinh doanh ở mức tương đối cao. Do đó, trong thời gian tới Chi nhánh phải có chính sách tiết kiệm chi phí nhằm giảm bớt rũi ro kinh doanh này.
-Rũi ro tài chính:
- Qua bảng phân tích độ nghiêng đòn cân nợ: Năm 2006 hệ số DFL = 0,75 thấp hơn năm 2005 là 0,42 lẩn, là do việc tăng nguồn vốn vay ngắn hạn (số vay nợ năm tăng so với năm 2005), việc tăng đòn cân nợ của Chi nhánh đã làm chi phí lãi vay, DFL giảm chứng tỏ rằng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bớt nhạy cảm với EBIT, nếu EBIT không đủ khả năng thanh toán lãi vay thì doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro nhưng mức thiệt hại đối với vốn chủ sở hữu sẽ giảm hơn năm 2005.
- Nhìn chung DFL qua hai năm là phù hợp, biên độ giao động tương đối hợp lý. Năm 2005 có DFL= 1,17 nghĩa là khi EBIT tăng giảm l% thì tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng giảm 1,17%, năm 2006 khi EBIT tăng giảm 1% thì tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng giảm 0,75%.
- DFL phụ thuộc vào EBIT và lãi vay (R) , trong đó EBIT một phần chịu tác động của cấu trúc chi phí còn lãi vay phụ thuộc vào sử dụng nợ. Từ đây ta nhận thấy rằng có sự liên hệ giữa cấu trúc chi phí và cấu trúc tài chính hay có mối liên hệ giữa đòn cân định phí và đòn cân nợ, hoặc nói cách khác việc sử dụng đòn cân định phí ảnh hưởng đến mức độ rủi ro kinh doanh còn việc sử dụng đòn cân nợ có thể gây rủi ro tài
chính tạo nên rủi ro chung mà Chi nhánh phải đối phó. Xây dựng cấu trúc chi phí cấu trúc tài chính như thế nào để khuếch đại lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, để đạt được mong muốn và mức độ rủi ro có thể chấp nhận được là mục đích cuối cùng của các nhà quản lý.