PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA CHI NHÁNH XĂNG DẦU BẠC LIÊU
1. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Bạc Liêu1.1. Vị trí địa lý 1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Bạc Liêu nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có toạ dộ từ 9000’00’’ đến 9037’30’’ vĩ độ bắc và từ 105015’00’’ đến 105052’30’’ kinh độ đông, cách thành phố Hồ Chí Minh 280 km (về phía bắc).
Tỉnh Bạc Liêu gần tận cùng cực nam tổ quốc - Phía bắc: giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang; - Phía đông và đông bắc: giáp tỉnh Sóc Trăng; - Phía tây và tây nam: giáp tỉnh Cà Mau; - Phía đông và đông nam: giáp biển đông.
Đất đai: Bạc Liêu có diện tích đất tự nhiên 256.581,22 ha (năm 2005). Trong đó, đất nông nghiệp chiếm 87,2%; đất lâm nghiệp 1,9%; đất chuyên dùng 4,2%; đất ở 1,6%; đất chưa sử dụng 5,1%.
Địa hình: khá bằng phẳng, không có đồi, núi nên không có các chấn động địa chất lớn. Địa hình cơ bản là đồng bằng với các cánh đồng rộng mênh mông, sông rạch và kênh đào chằng chịt
Tỉnh được chia ra làm 06 huyện và 01thị xã và thị xã Bạc Liêu là trung tâm tỉnh lỵ.
1.2. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
10 năm đầu sau khi tách tỉnh (01/01/1997), từ một tỉnh với GDP đạt chưa đầy 2.000 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người vào loại thấp và được xếp vào danh sách những tỉnh “tụt hậu” khá xa về kinh tế so với nhiều tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, đến nay, Bạc Liêu đã tạo nên sự bứt phá về tăng trưởng kinh tế: năm 2005, GDP của tỉnh đạt 7.784 tỷ đồng (giá thực tế); thu nhập bình quân đạt 610 USD người /năm. Thành quả ấy kết tinh từ sự chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân địa phương nhằm khai thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh tự nhiên sẵn có cũng như sự sáng suốt trong lựa chọn định hướng, chiến lược, giải pháp phát triển.
Một số thành tựu sau 10 năm tái lập tỉnh:
- Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế: Năm 1997: 1.971.589 triệu đồng, đến năm 2006: 8.879.535triệu đồng, tăng 450,374%
- Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế:
Công nghiệp xây dựng 18,79% Dịch vụ: 24,13%
+ Năm 2006: Nông, lâm nghiệp thuỷ sản: 54,77% Công nghiệp xây dựng 24,00% Dịch vụ: 21,23%
- Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh 1994 phân theo khu vực kinh tế Năm 2006: 5.655.646 triệu đồng, tăng 304,66%, tương đương tăng 53.995.201 triệu đồng so với năm 1997.
- Chỉ số phát triển tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh 1994 phân theo khu vực kinh tế (năm trước = 100)
+ Năm 1997: Nông, lâm nghiệp thuỷ sản: 92,63% Công nghiệp xây dựng 121,76% Dịch vụ: 119,24%
+ Năm 2006: Nông, lâm nghiệp thuỷ sản: 106,62% Công nghiệp xây dựng 114,68% Dịch vụ: 119,24%
- Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo loại hình kinh tế: Năm 2006: 8.879.535 triệu đồng tăng 450,37% tương ứng với tăng 6.907.946 triệu đồng so với năm 1997
- Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo loại hình kinh tế
+ Năm 1997: Kinh tế nhà nước 24,33% Kinh tế ngoài nhà nước 75,67% Khu vực có VĐTNN: 0% + Năm 2006: Kinh tế nhà nước 18,81%
Kinh tế ngoài nhà nước 80,23% Khu vực có VĐTNN: 0,95%
- Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh 1994 phân theo loại hình kinh tế:
Năm 2006: 5.655.646 triệu đồng, tăng 340,61%, tương đương tăng 4.005.201 đồng so với năm 1997
- Chỉ số phát triển tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh 1994 phân theo loại hình kinh tế (năm trước = 100)
+ Năm 1997: Kinh tế nhà nước 124,23% Kinh tế ngoài nhà nước 97,93% Khu vực có VĐTNN: 0% + Năm 2006: Kinh tế nhà nước 111,39%
Kinh tế ngoài nhà nước 111,45% Khu vực có VĐTNN: 110,56% - GDP bình quân đầu người
+ Năm 1997: GDP bình quân đầu người bằng VNĐ: 2.72O triệu đồng GDP bình quân đầu người bằng Đôla Mỹ: 218,10 USD + Năm 2006: GDP bình quân đầu người bằng VNĐ: 10.820 triệu đồng
GDP bình quân đầu người bằng Đôla Mỹ: 679,90 USD Tốc độ tăng GDP bình quân đầu người bằng VNĐ: 397,97%
Tốc độ tăng GDP bình quân đầu người bằng USD: 311,79%
2. Định hướng phát triển kinh tế của Chi nhánh xăng dầu Bạc Liêu
Từ tình hình thực tế của tỉnh Bạc Liêu, Lãnh đạo Chi nhánh đã đưa ra các định hướng phát triển như sau:
2.1. Định hướng ngắn hạn
- Củng cố lại mạng lưới bán lẽ của Chi nhánh rộng khắp các địa bàn trên toàn tỉnh;
- Giữ mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng truyền thoáng, là đại lý của Chi nhánh;
- Xây dựng định mức chi phí gián tiếp hợp lý để tăng lợi nhuận.
2.21. Chiến lược dài hạn
- Xin Tổng Công ty từ Chi nhánh chuyển lên thành Công ty, có như vậy mới chủ động trong quá trình phát triển;
- Khảo sát mở rộng thị trường kinh doanh ra các vùng lân cận với tỉnh Bạc Liêu;
- Đa dạng loại hình kinh doanh, từ kinh doanh chủ lực là xăng dầu, gas; chuyển sang lĩnh vực dịch vụ (vận chuyển cho khách hàng, tư vấn các khách hàng trong lĩnh vực xăng dầu,…);
- Thành lập đội thi công chuyên xây dựng các cửa hàng bán xăng đầu theo tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra.