KẾT LUẬN 1 Kết luận:

Một phần của tài liệu HÀNH VI CHĂM sóc sức KHỎE SINH sản của NGƯỜI PHỤ nữ dân tộc RAGLAY tại xã KHÁNH NAM, HUYỆN KHÁNH VĨNH, TỈNH KHÁNH hòa (Trang 57 - 59)

1. Kết luận:

Qua kết quả nghiên cứu về kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ Raglay, tác giả đưa ra những kết luận sau:

Kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ thấp một phần là do trình độ học vấn của người Raglay chưa cao, thứ hai là do công tác tuyên truyền còn nhiều hạn chế.

Kiến thức về chăm sóc sức khỏe còn nhiều hạn chế,nên nhận thức về vấn đề chưa tốt có thể ảnh hưởng đến thái độ và hành vi thực hiện chăm sóc sức khỏe sinh sản không tốt Người dân tộc Raglay ít hoặc không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Về điều kiện khách quan do kinh tế của người dân. Người dân có kinh tế thấp, điều kiện tự nhiên là vùng sâu, vùng xa do ở miền núi hay do người dân có ý thức ù lì không muốn tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản nên ít hoặc không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đa số, thói quen sinh tại nhà và do bà mụ đỡ đẻ của người dân tộc Raglay hiện nay không còn nữa mà người dân nơi đây đã sinh tại các cơ sở y tế và do các cán bộ y tế đỡ đẻ do công tác tuyên truyền tốt. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số phụ nữ còn có thói quen làm theo các phong tục tập quán có thể dẫn tới nguy hiểm trong vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Yếu tố như kinh tế có tác động mạnh mẽ đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Người dân dù biết được quan trọng của việc khám thai và tiêm phòng nhưng vì kinh tế gia đình họ buộc phải lựa chọn điều quan trọng nhất đó là kinh tế gia đình.

Qua những phân tích trên, tác giả nhận thấy người phụ nữ nơi đây phải gánh chịu những hậu quả do mức thu nhập của họ ít nên dẫn đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe của họ cũng bị hạn chế và không đáp ứng được việc chăm sóc sức khỏe của họ.

Thói quen sinh tại nhà và do bà mụ đỡ đẻ của người dân tộc Raglay hiện nay không còn nữa mà người dân nơi đây đã sinh tại các cơ sở y tế và do các cán bộ y tế đỡ đẻ do công tác tuyên truyền tốt. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn những trường hợp sinh tại nhà do cán bộ y tế về hưu đỡ đẻ.

Bên cạnh đó, hoạt động của hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình tuy đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh song vẫn còn nhiều nhược điểm và tồn tại, bộc lộ những hạn chế ngày càng rõ rệt. Đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu nghiêm trọng, đặc biệt là bác sỹ sản nhi, nữ hộ sinh. Trình độ chuyên môn tay nghề của các cán bộ y tế chưa đáp ứng được nhu cầu, lại không được định kỳ cập nhật một cách cần thiết, ít khả năng cải thiện tình hình, đã làm cho dịch vụ này kém hấp dẫn đối với người sử dụng. Trong khi đó mặt bằng dân trí của những người dân thấp hơn các địa phương khác trong đất liền, sống cách biệt và cô lập, ít có điều kiện giao tiếp và tiếp cận với các nguồn thông tin

Qua những phân tích và thống kê trên tác giả thấy được sự chênh lệch và bất bình đẳng kinh tế đã đã kéo theo sự bất bình đẳng về y tế chăm sóc sức khỏe giữa địa bàn và mặt bằng chung của cả nước, tình trạng này đã gây nên sự bất bình đẳng trong xã hội. Từ đó ta cần đưa ra những giải pháp để khắc phục và giải quyết tình trạng trên nhằm mang lại một xã hội bình đẳng và ổn định.

2. Một vài suy nghĩ:

Nhận thức và hành vi chăm sóc sức khỏe của người phụ nữ dân tộc Raglay còn thấp nên đầu tiên chúng ta cần:

Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức cho người dân có trách nhiệm hơn đối với tình trạng sức khỏe của bản thân, đặc biệt là phụ nữ, các bà mẹ mang thai và các thành viên trong gia đình, để chính bản thân họ ý thức được nhu cầu và lợiích từ việc chăm sóc sức khỏe. Nâng cao năng lực cho phụ nữ tốt hơn.

Nâng cấp cơ sở y tế và chú trọng hiệu quả của công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân thì các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội cũng rất cần thiết

Nhà nước quan tâm nhiều hơn đối với người dân tộc khi đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, có chính sách ưu đãi, hỗ trợ tăng nguồn vốn đầu tư cho các dự án

phát triển kinh tế- xã hội.

Chính quyền địa phương cần nâng cao nhận thức, hiểu đúng đắn và đầy đủ về nội dung, ý nghĩa cấp thiết cũng như đẩy mạnh sự cam kết chính trị và sự ủng hộ rộng rãi của các cán bộ lãnh đạo chính trị, đoàn thể xã hội. Mở rộng và nâng cao chất lượng việc tuyên truyền, giáo dục cho phụ nữ và toàn cộng đồng về chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ trẻ em.

Đẩy mạnh các công tác tuyên truyền, giáo dục với nhiều hình thức khác nhau, nhất là các phương tiện thông tin đại chúng.

Một phần của tài liệu HÀNH VI CHĂM sóc sức KHỎE SINH sản của NGƯỜI PHỤ nữ dân tộc RAGLAY tại xã KHÁNH NAM, HUYỆN KHÁNH VĨNH, TỈNH KHÁNH hòa (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w