Người Ra-glai có nhiều dòng họ: Chăm Ma-léc, Pi Năng, Pu Pươi, Asah, Ka-tơ... trong đó họ Chăm Ma-léc là đông hơn cả. Mỗi họ đều có một sự tích, truyền thuyết kể về nguồn gốc của họ mình.
Phong tục và tập quán là những thói quen lưu truyền lâu đời. Có rất nhiều phong tục tốt đẹp có lợi cho sức khỏe về thể chất và tinh thần. Nhưng bên cạnh đó còn có nhiều phong tục tập quán không có lợi cho sức khỏe vẫn còn tồn tại cần loại bỏ và giảm bớt như: Các tập tục sinh đẻ tại nhà do các bà mụ đỡ đẻ, không đi khám thai...
Tập quán đẻ tại nhà, trên rẫy và do người nhà hay bà mụ đỡ, tập quán nuôi con, lấy chồng sớm, đẻ nhiều là những tập quán lạc hậu có ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo phong tục người Raglay, sản phụ khi sinh nở không được đẻ trong nhà ở, phải làm một nhà nhỏ tạm, xa nhà vài chục mét hoặc trăm mét làm nơi sinh con. Nhà cho sản phụ là một túp lều che tạm bằng lá hoặc tranh. Bên trong có một sạp tre hoặc lồ ô là nơi nằm sanh của sản phụ. Khi sanh nở, sản phụ có sự giúp đỡ của bà mẹ đỡ hoặc bà mụ. Trong nhà có bếp lửa để sưởi hoặc nấu nước, có nơi để bà mụ ngồi cúng cho sản phụ và hài nhi. Đứa trẻ được cắt rốn bằng một que nứa rất dễ bị nhiễm trùng.
Sau khi sinh từ một đến hai hôm, sản phụ sẽ mang con ra tắm rữa sạch sẽ rồi trở về nhà chính và bắt đầu lên rẫy làm việc.[*]
Ngoài ra, còn tồn tại nhiều quan điểm hủ tục như trời sinh voi trời cỏ, nhiều con nhà có phúc.
“Phong tục tập quán của mình phải giữ gìn chứ, bây giờ gần như mất hết rồi” (Nguồn: Phỏng vấn sâu già làng)
Người dân tộc Raglay thường sinh con tại nhà, hiện nay đã có những thay đổi những vẫn còn tồn tại sinh con tại nhà do các bà mụ đỡ đẻ, tiến bộ hơn là hình thức sinh con tại nhà do nhân viên y tế đỡ đẻ. Hiện nay đa số người phụ nữ sinh con ở trạm y tế huyện để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Các tục lệ này góp phần làm cho tỷ lệ ốm đau, tử vong của bà mẹ có nguy cơ tăng cao. Sức khỏe và sức khỏe sinh sản bị nhiều yếu tố chi phối, trong thực tế những yếu tố này cũng chi phối và chịu ảnh hưởng lẫn nhau.
Hiện nay, theo số liệu báo cáo của cơ sở y tế tại xã Khánh Nam tháng 12 năm 2012 thì tỷ lệ sinh con tại nhà của người dân tộc Raglay chiếm thấp là 19,6%. Tác giả nhận thấy rằng đã có sự thay đổi trong vấn đề sinh con của người dân, trước đây thì người dân tộc Raglay thường sinh con tại nhà. Hiện nay, đa số phụ nữ thường đến các cơ sở y tế sinh con chiếm tỷ lệ cao 80,4%. Qua đó, có sự thay đổi về nơi sinh và người đỡ đẻ của phụ nữ dân tộc Raglay hiện nay.
Người dân đã hình thành thói quen khi có bệnh thì đi xuống trạm xá của xã chứ không mời thầy cúng về chữa bệnh. Nhưng bên cạnh đó, người dân vẫn còn tin vào thầy cúng khi bệnh đi đến bệnh viện mà không chữa được nữa thì mời thầy cúng. Hiện nay, người ta ít mời thầy cúng bởi vì tốn kém.
“ Có mời thầy cúng đó chứ khi nào bệnh viện không chữa được thì mình mời thầy cúng
về nhà để cho hết bệnh. Bây giờ, thầy cúng ít gặp lắm mời thấy cúng về nhà tốn tiền lắm”
(Nguồn: Phỏng vấn sâu hộ đông con)
Hiện nay, thì các phong tục tập quán của người Raglay về sinh tại nhà và do các bà mụ đỡ để đã có nhiều thay đổi, các sản phụ đa số đều đến các trạm y tế để khám thai định kỳ và sinh con tại các trạm y tế.