Thái độ của người phụ nữ Raglay đối việc chăm sóc sức khỏe sinh sản

Một phần của tài liệu HÀNH VI CHĂM sóc sức KHỎE SINH sản của NGƯỜI PHỤ nữ dân tộc RAGLAY tại xã KHÁNH NAM, HUYỆN KHÁNH VĨNH, TỈNH KHÁNH hòa (Trang 38 - 40)

Người dân, ai cũng mong muốn mình có một sức khỏe tốt. Đa số người dân đã thực hiện việc khám thai và tiêm chủng khi mang thai, nhưng vẫn còn tình trạng người phụ nữ đến khi khám thai dù học nhận thức được việc khám thai là cần thiết nhưng vì họ nhận thấy công việc còn quan trọng hơn việc khám thai. Ngoài ra, còn có tình trạng người dân không biết về khám thai và tiêm chủng nên không đi.

Thái độ của người phụ nữ ở địa phương có thái độ không dứt khoát mặc dù biết là việc khám thai nhi là cần thiết, việc khám chữa bệnh thực hiện cũng được và không đi khám thai thì cũng không có ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân cũng như về thai nhi.

“Chị cảm thấy việc khám thai cũng tốt nhưng không khám cũng chả sao, mình lo làm rẫy để cho kịp mùa vụ chứ, mấy đứa con của chị hồi trước cũng có đi khám đi bây giờ thì nghe nhắc nhở mình đi khám thì mình khám thôi”

(Nguồn: Phỏng vấn sâu hộ đông con).

Thái độ của người dân Raglay về chăm sóc sức khỏe sinh sản, đa số mọi người đều muốn thực hiện việc chăm sóc sức khỏe trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh. Đa số mọi người đều hưởng ứng và thực hiện khi được tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng họ muốn thực hiện nhưng điều kiện của họ không cho phép họ làm điều đó.

“ Thì người dân mình cũng tỏ ra nhiều thái độ khi được nghe về việc chăm sóc trước sinh như khám thai, tiêm chủng cho mẹ và con có người, có những thái độ ủng hộ việc khám thai, nhưng cũng có người không hiểu về chăm sóc sức khỏe sinh sản thì họ tỏ ra thờ ơ, không hứng thú dẫn đến tình trạng hiện nay vẫn còn phụ nữ không hiểu được tầm quan trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bản thân”

(Nguồn: Phỏng vấn sâu cán bộ y tế)

Người dân Raglay tỏ thái độ rất tích cực trong việc đi khám thai cũng như tiêm ngừa để có thể giúp an toàn sức khỏe cho bà mẹ và trẻ.

“Thì đi khám chứ, ai cũng khám thì mình khám an toàn cho mình mà”

(Nguồn: Phỏng vấn sâu hộ đơn thân)

Một số phụ nữ ở địa phương họ không có nhu cầu đi khám thai vì họ cho rằng thai của họ là bình thường, người phụ nữ cảm thấy sức khỏe họ bình thường khỏe mạnh thì cần gì đi khám thai cho tốn thời gian và họ coi sinh đẻ là một chuyện tự nhiên và dễ dàng. “Thì người ta sinh được mình cũng sinh được thôi, mình cũng khỏe mạnh, mấy chị em

nhà kế bên người ta sinh trong lắm làm trên rẫy thì cũng an toàn đó chứ có sao đây, bà mẹ và đứa trẻ vẫn khỏe mạnh bình thường đó chứ có làm sao đâu mà sợ.”

(Nguồn: Phỏng vấn sâu hộ nghèo nhất_2)

Ngoài thái độ của người phụ nữ về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bản thân, tác giả còn đề cập đến thái độ của cán bộ của địa phương đối việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người phụ nữ.

Nói chung, cán bộ y tế ở xã có thái độ nhiệt tình trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ.

Vì người dân nơi đây có kiến thức về chăm sóc sức khỏe còn thấp nên công tác tuyên truyền vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, công tác tuyên truyền của cán bộ địa phương là rất quan trọng. Và các cán bộ y tế tỏ thái độ rất gần gũi khi chăm sóc bệnh nhân, giúp đỡ bệnh nhân thông qua đó thì cũng tuyên truyền giúp người dân nhận ra được những điều đúng cho sức khỏe và những sinh hoạt có hại cho sức khỏe.

Thái độ nhiệt tình của cán bộ y tế được thể hiện qua:

“nói chung thì tôi thấy cái cô đó phục vụ bà con với thái độ nhiệt tình,nhất là khi bà con đau ốm đi xin thuốc đem sổ bảo hiểm rồi đi cấp thuốc,và căn cứ theo bệnh mình khai báo với nó rồi cấp thuốc về uống liều lượng”

(Nguồn: Phỏng vấn sâu hộ đơn thân)

Khi mang thai thì sẽ có cán bộ tới tận nhà tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người phụ nữ. Đa số người dân đề ủng hộ việc khám thai. Nhưng bên cạnh đó,vẫn còn những trường hợp không khám thai nằm ở đối tượng vị thành niên, những người sinh con thứ 3 trở lên

“Thì họ tỏ ra nhiệt tình, khi mang bầu bé này, em thì đi làm suốt ngày, họ đến nhà mấy lần mà có gặp được em đâu, nhưng họ nhắn nhà xung quanh là họ sẽ tới để tuyên truyền cho mình, thì em thấy cũng tốt”

(Nguồn: Phỏng vấn sâu hộ đông con)

Khi được tuyên truyền về vấn đề chăm sóc sức khỏe thì có nhiều thái độ khác nhau, tác giả nhận thấy được hiệu quả của việc tuyên truyền là người dân có tham gia vào việc khám thai, tiêm chủng. Với thái độ tích cực của các cán bộ y tế đối với việc chăm sóc sức khỏe. Trong khi đó nhận thức về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ không đồng đều có người nhận thức được tầm quan trọng thì họ tỏ thái độ hợp tác tích cực, trong khi đó có người có thái độ không hợp tác vì nhiều lý do, thái độ có cũng được mà không có cũng được ảnh hưởng trực tiếp đến việc hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ.

Một phần của tài liệu HÀNH VI CHĂM sóc sức KHỎE SINH sản của NGƯỜI PHỤ nữ dân tộc RAGLAY tại xã KHÁNH NAM, HUYỆN KHÁNH VĨNH, TỈNH KHÁNH hòa (Trang 38 - 40)