Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước sinh:
Thời gian mang thai trung bình của người phụ nữ là 40 tuần. Trong giai đoạn này người phụ nữ có rất nhiều nhu cầu thay đổi so với khi chưa có thai. Muốn có một trẻ khỏe mạnh thì ngay từ đầu khi chuẩn bị mang thai cặp vợ chồng cần phải chuẩn bị tốt về mặt sức khỏe. Trong quá trình mang thai cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý... thì trẻ ra đời mới khỏe mạnh. Do đó, công tác chăm sóc trước sinh cho phụ nữ có thai hiện nay là vấn đề được nhiều người quan tâm. Sự chăm sóc tốt cho phụ nữ có thai góp phần nâng cao cải thiện tình trạng sức khỏe của thế hệ tương lai.
Nội dung cần chăm sóc cho phụ nữ có thai:
Số lần khám thai định kì: Tối thiểu là 3 lần cho một lần có thai ( Theo Bộ Y tế) Đến khám bất cứ lúc nào khi có dấu hiệu bất thường
Khám lần sau đúng hẹn
Phát hiện thai bình thường hay bất thường Để phát hiện các nguy cơ khi có thai Để lựa chọn nơi sinh an toàn nhất.
Hiện nay hệ thống chăm sóc sức khỏe đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh và hoạt động khá rộng rãi trên phạm vi cả nước, tuy nhiên không phải mọi người dân đều được chăm sóc chu đáo như nhau đặc biệt là những người dân dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa như dân tộc Raglay. Trong lĩnh vực chăm sóc thai sản, tỷ lệ khám thai tại các cơ sở y tế thực hiện ở những khu vực này thấp hơn so với cả nước. Số trường hợp chăm sóc thai ở đây ít được đi khám thai và nếu có đi khám thai thì cũng khám ít lần hơn so với tình hình chung cả nước.
Trong tình hình xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, việc quản lý thai của y tế cơ sở trong những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ. Nhưng tại Trung tâm y tế xã đã có sổ theo dõi thai sản, theo dõi sinh đẻ khá đầy đủ, đã quản lý và theo dõi các bà mẹ mang thai, sinh đẻ vận động các bà mẹ mang thai đến khám và tiêm phòng uốn ván. Bên cạnh đó, việc khám thai ở địa phương chưa được phổ biến và rộng rãi như ở các vùng miền khác.
Phụ nữ ở đây còn coi việc khám thai còn ngại ngùng xấu hổ, đó là chuyện của phụ nữ, một phần chưa tin vào đội ngũ y tế của trạm y tế xã.
“ Đi khám thai ngại lắm, chừng nào nó ra thì nó ra. Ra trạm y tế xã cũng vậy thôi,
người ta khám xong rồi cho về chứ có làm gì mình đâu ở nhà cũng như thế đâu có khác gì. Ở trạm y tế cũng có mấy người người ta lo nhiều chuyện chứ đâu có lo cho mình hết được.”
(Trích phỏng vấn sâu chủ hộ đơn thân hộ nghèo)
Bên cạnh đó, người phụ nữ chưa nhận thức được việc khám thai là để kịp thời phát hiện ra những trường hợp của thai nghén có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con lẫn mẹ có thể nguy hiểm đến tính mạng, khám thai có tầm quan trọng để có thể kịp thời xử lý các hiện tượng bất thường. Theo quy định cuả Bộ y tế, khi mang thai thì người phụ nữ tối thiểu phải khám thai 3 lần, lần khám đầu tiên là trong 3 tháng đầu, lần khám thứ hai trong 3 tháng kế tiếp, lần khám thứ 3 là 3 tháng cuối của thai kỳ. Việc khám thai ở ba giai đoạn thai kỳ đều rất quan trọng và cần thiết nó có ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người phụ nữ. Giai đoạn đầu khám thai với mục đích xác định người phụ nữ đã mang thai, qua đó các nhân viên y tế có thể hướng dẫn thai phụ biết cách giữ gìn chăm sóc thai được tốt hơn, khoa học hơn. Giai đoạn thứ 2 nhằm kiểm tra sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi, còn giai đoạn 3 sẽ xác định ngôi thai cũng như các hiện tượng bất thường có thể xảy ra với thai phụ và thai nhi để kịp thời báo cho thai phụ biết để có biện pháp kịp thời xử lý.
Việc chăm sóc thai nghén thể hiện rõ ở việc theo dõi quản lý thai nghén của y tế cơ sở, việc khám thai và tiêm phòng uốn ván,…
Theo báo cáo thống kê của y tế xã Khánh Nam trong số 46 người đẻ thì chỉ có 23 thai phụ đẻ được khám thai trên 3 lần trong 3 thời kỳ; trong đó khám tại cở y tế khác là 22 người, khám tại nhà là 1, khám tại trạm y tế là 0.
HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC BÀ MẸ, TRẺ EM
TT TÊN CHỈ TIÊU TỔNG SỐ TẠI TRẠM
Y TẾ
Trong đó: vị thành niên 6 2 Tổng số lần khám thai 144 144 3 Phụ nữ được quản lý thai 46 46 4 Số phụ nữ được tiêm UV đủ liều 46 46
(Nguồn: Báo cáo thống kê y tế xã, phường, tháng 12 năm 2011 của Trạm y tế xã Khánh Nam)
Nhìn vào bảng trên tác giả nhận thấy số lượng phụ nữ mang thai là 56 người, trong khi có tổng số lần đi khám thai là 144 lần. Cho thấy, phụ nữ mang thai ở địa phương chưa thấy được tầm quan trọng của việc khám thai định kỳ. Điều này, có thể do người phụ nữ chưa nhận thức được sự cần thiết của việc khám thai, tốn kém tiền bạc trong việc đi lại nếu đi khám thai ở huyện, thái độ phục vụ của y tế huyện không phù hợp đối với người dân. Do ở xa hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa phát triển và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của người phụ nữ, cho nên khi mang thai người phụ nữ chưa tiếp cận được với các dịch vụ theo dõi và chăm sóc thai sản.
“Chị chỉ đi khám thai nếu có chú trưởng thôn xuống vận động đi thôi, chứ khám thai
làm gì đi lên đi xuống phải chờ đợi người này người kia ở nhà là an toàn nhất, nhưng người ta vận động thì mình cứ đi thôi chứ có biết gì đâu. Tới ngày đau bụng rồi đẻ theo như người ở đây nói vậy, dù biết là có nguy hiểm khi sinh con nhưng người ta làm được thì mình cũng làm được, con mình thì làm sao hại mình được.”
(Nguồn: Phỏng vấn sâu hộ nghèo_1)
Qua số liệu trên thì có thể thấy rằng số liệu những người phụ nữ được quản lý thai thì mới được tiêm chủng uốn ván. Còn những phụ nữ không được quản lý thì không được tiêm chủng uốn ván. Họ ít khi đi khám thai hoặc không đi khám thai thì có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi không được xử lý khi có những hiện tượng bất thường xảy ra với cả mẹ lẫn con gây nguy hiểm đến tính mạng.
Trong thời gian mang thai, người phụ nữ vẫn lao động bình thường không kiêng, thậm chí còn lao động nặng hơn trong thời gian mang thai, đáng lẽ ra cần phải chú ý giữ gìn để bảo vệ an toàn cho thai nhi và người mẹ. Người phụ nữ không nghỉ ngơi trước khi sinh con, họ vẫn làm công việc trên rẫy cho đến khi sinh nở, kể cả những công việc được coi và vất vả như làm đất để gieo trồng.
Phụ nữ ở địa phương phải đảm nhận vai trò chính trong thực hiện các chức năng sinh sản và nuôi dưỡng, đồng thời họ cũng là lực lượng chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp. Sự tham công, tiếc việc (lo sợ lỡ mùa vụ, không thu hoạch được), cùng với nhu cầu đời sống khiến cho họ không thể nghỉ ngơi trong thời gian mang thai. Nhận thấy rằng, bên cạnh những nguyên nhân trên còn có một nguyên nhân quan trọng đó là sự nhận thức còn hạn chế của người phụ nữ.
“Phải đi làm chứ chị, không thì ai làm cho mình nếu mình không làm lỡ mùa vụ là chết đói, mình làm phải giống người ta. Biết là mang thai nhưng mà làm để nuôi con ở đây ai cũng vậy, mình đi làm có khi lại dễ chứ ở nhà không có gì làm …”
(Nguồn: Phỏng vấn sâu hộ đông con)
Bên cạnh đó, ta thấy vẫn tồn động về việc vẫn còn trẻ vị thành niên mang thai. Có thể do phong tục tập quán ở địa phương còn tồn tại. Việc đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Như vậy, tác giả nhận thấy được sự chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước khi sinh. Người phụ nữ ở địa phương thuộc vùng sâu vùng xa. Nhận thức về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản trước khi sinh của người phụ nữ có sự khác nhau trong việc chăm sóc thai từ việc khám thai định kỳ đến việc tiên phòng uốn ván ở thai phụ trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, trong công tác chăm sóc thai phụ còn gặp nhiều khó khăn về nhận thức cũng như chất lượng về y tế chưa đáp ứng được những nhu cầu của thai phụ.
Chăm sóc bà mẹ trong khi sinh
Việc sinh đẻ của phụ nữ ngày càng được chăm sóc và quan tâm hơn trước. Tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em có xu hướng giảm so với những năm trước đây rất nhiều.
Người dân cũng nhận thức được rằng để người phụ nữ sinh con tại các trạm y tế sẽ đảm bảo an toàn hơn.
Về nơi đẻ và người đỡ đẻ có liên quan với nhau vì thông thường đã đẻ tại các cở sở y tế thì sản phụ sẽ được các nhân viên y tế có chuyên môn đỡ đẻ. Hoặc nhân viên y tế có thể đỡ đẻ tại nhà. Ở địa phương cũng có trường hợp cán bộ y tế đỡ đẻ tại nhà cho người dân.
Theo báo cáo thống kê y tế xã Khánh Nam, tháng 12 năm 2011 về hoạt động chăm sóc bà mẹ và trẻ em. Số thống kê được số người đẻ là 46 người; trong đó đẻ tại nhà có 9 trường hợp, 37 trường hợp sinh tại các cơ sở y tế khác và không có trường hợp nào sinh đẻ ở trạm y tế xã. Cho ta thấy vẫn còn tồn tại hình thức sinh tại nhà rất nguy hiểm không thể kịp thời cứu chữa nếu có các hiện tượng bất thường xảy ra. Tính mạng bà mẹ
và thai nhi gặp nhiều nguy hiểm. Trạm y tế xã chưa thực sự đảm đương được việc sinh đẻ tại tại y tế do nhiều nguyên nhân khác nhau đặt biệt về đội ngũ nhân viên, chất lượng cơ sở vật chất. Với tỷ lệ các bà mẹ sinh đẻ như trên, cơ sở y tế tại địa phương chưa đáp ứng được dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người phụ nữ.
Phụ nữ ở địa phương vẫn chưa có cơ hội tiến cận được các cơ sở y tế khi sinh nở. “Chị có biết gì đâu, thì có bầu thì sinh thôi, sinh đâu cũng vậy, lên trạm xá hay bệnh
viện làm chi cho tốn kém nhà thì cũng đâu có tiền dư đâu làm ngày nào thì lo ăn ngày đó. Lúc chị mang thai còn phải làm để có tiền nuôi đứa bé sau này, con nít thì tốn tiền lắm.”
( Nguồn: Phỏng vấn sâu hộ đông con)
Đối với những người phụ nữ không đến trạm xá hay cơ sở y tế để sinh đẻ thì người phụ nữ cho rằng là không cần thiết, do tốn kém, họ không đến cơ sở y tế để sinh vì họ tin tưởng bà mụ tại nhà. Những nguyên nhân về kinh tế gia đình và tin tưởng bà mụ là một trong những nguyên nhân lựa chọn nơi sinh của người phụ nữ khi sinh đẻ.
“Là đứ thứ nhất chị nói tôi đẻ bây giờ nè đừng đưa tôi đi bệnh viện tỉnh nữa. Cái kiểu
đàn bà sắp sinh rồi mình đau trở mình, đứa bé nó trở mình nó bảo mình đẻ không được mình đẻ khó, chị nói chị đẻ được không cần đi bệnh viện tỉnh mà chứ mình làm thuê làm mướn rồi còn nhà cửa đẻ xa xe cộ đâu đi, đi từ đây xuống đó phải có xe thồ đi, xe thồ đi 1 chuyến phải trăm ngàn rồi thì lấy đâu ra còn ăn uống nữa, chị nói chị không đi vừa nói chị đẻ trên giường luôn.
“Ừ, cũng là bà đó, nó sinh cũng bà đó mà chị sinh cũng bà đó, bà đó giỏi lắm,nghe nói bà đó còn kỹ hơn y tế ở trạm y tế xã.”
(Nguồn: Phỏng vấn sâu biên bảng gỡ băng hộ đơn thân 3).
Một số sản phụ ở địa phương trả lời rằng không cần thiết phải đến trạm y tế khi sinh nở và tin tưởng vào các bà mụ tại địa phương. Đây là nhận thức chưa cao của người phụ nữ dân tộc thiểu số về vấn đề sinh nở tại nhà. Việc sinh nở tại nhà rất nguy hiểm khi gặp các trường hợp bất thường không thể xử lý kịp thời gây nguy hiểm tín mạng cho mẹ và trẻ.
Thì nói chung họ chỉ kêu trạm xá rồi y tế xã xuống đỡ đẻ các thứ, cắt rốn rồi đỡ đẻ tại nhà cho họ thôi, còn y tế thôn bản thì không làm được, không đỡ được. tập huấn nhiều nhưng chưa ai dám làm. không chuyển đi được nữa, đẻ nhanh quá, nhiều người nói họ
ban ngày đi làm, tối đau bụng đi cầu rồi đi ra bụi rồi đẻ rơi, đẻ rớt ra cũng có. Những người dân tộc á.
(Nguồn:Phỏng vấn sâu Cán bộ y tế xã)
Xã Khánh Nam là một trong những xã nghèo của huyện, về vấn đề tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản vẫn còn hạn chế và người phụ nữ vẫn còn có những thói quen sinh con tại nhà. Tồn tại vấn đề sinh con tại nhà đã giảm bớt nhưng vẫn còn cao. TÊN CHỈ TIÊU TỔNG SỐ TẠI TYT TẠI NHÀ CSYT KHÁC Số người đẻ 46 0 9 37 Đẻ con thứ 3 trở lên 14 0 6 8 Đẻ tại cơ sở y tế 37 0 0 37
(Nguồn: Báo cáo thống kê y tế xã, phường, tháng 12 năm 2011 của Trạm y tế xã Khánh Nam)
Nhìn vào bảng thống kê trên tác giả nhận thấy được ở địa phương vẫn còn tình trạng sinh con thứ 3 rất nhiều. Trong tổng số 46 ca thì có đến 14 ca sinh con thứ 3.
Tại địa phương hiện nay nhiều người phụ nữ đã đi đến các cơ sở y tế để sinh con
“Ngày xưa còn có đẻ ở nhà chứ bây giờ thì đa số thì…trạm y tế theo dõi từng đợt mà
khám thai từng định kỳ nên chứ để là họ tới trạm y tế đẻ không đó chứ không còn đẻ ở nhà nữa đâu”
(Nguồn: Phỏng vấn sâu: Cán bộ thôn)
Cho tác giả nhận thấy được hiện nay người phụ nữ dân tộc đã có những chuyển biến về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản có những nhận thức đúng đắn hơn là lựa chọn nơi sinh đẻ tại nhà hay nếu sinh đẻ tại nhà có các cán bộ y tế đỡ đẻ. Mặt tồn tại là còn trường hợp sinh đẻ tại nhà do các mụ vườn đỡ đẻ có nguy cơ sao, có thể dễ gây nhiễm trùng hay những trường hợp bất thường có thể xảy ra với sản phụ. Cần có những biện pháp tích cực để giảm bớt hậu quả thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
Người phụ nữ hiện nay đã có nhiều thay đổi trong khi chăm sóc sức khỏe trong khi sinh. Ngày xưa, người phụ nữ thường sinh con tại nhà hoặc trên rẫy. Nhưng hiện nay, họ đã có những thực hiện sinh con tại các cơ sở y tế nhưng vẫn còn nhiều bất cập như
điều kiện kinh tế gia đình không cho phép họ nghỉ ngơi mà phải làm việc, họ không biết cần phải chuẩn bị những vật dụng cần để sử dụng trong khi sinh con như phỏng vấn sâu sau:
“Cũng có nhưng bây giờ không có, Hồi trước ấy nhá người ta không lên trạm để đẻ, người ta đẻ ở nhà mà người ta không đẻ trong nhà đâu, họ ra ngoài bờ bụi xung quanh nhà họ đẻ, họ kể lại như thế, đẻ xong họ ra suối họ tắm sạch sẽ họ mới về, mới vào nhà. Nhưng bây giờ họ bắt chước người kinh mình rồi, cũng đi khám thai, cũng tiêm phòng uốn ván, rồi đẻ cũng sắm sữa quần áo cho mẹ cho con còn đây thì nhiều gia đình họ không có điều kiện họ không có sự chuẩn bị cho một cái cuộc đẻ, ví dụ như mình cũng tuyên truyền họ là vào những ngày gần đẻ là lao động nhẹ nhàng, không đi làm xa,