Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động & một số giải pháp về tài chính tại công ty TNHH TM&XD hoàng nhân (Trang 72)

5. Giới thiệu kết cấu chuyên đề

3.9.6.Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Năm 2009, doanh thu của công ty tăng 64,4% trong khi đó giá vốn hàng bán tăng đến 71,5% điều này chứng tỏ doanh nghiệp có mở rộng đầu tư nhưng đã chưa quản lý tốt việc kiểm soát giá thành của sản phẩm.

Khóa luận tốt nghiệp 60 Phân tích báo cáo tài chính Chi phí quản lý tăng đến 50,7% nhưng tốc độ tăng này vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã có biện pháp quản lý hiệu quả và tận dụng được nguồn nhân lực của công ty để giúp công ty tăng trưởng tốt trong các năm qua. Việc chi phí quản lý tăng là do doanh nghiệp thu hút được nguồn nhân sự chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu của công ty.

Từ những nhận xét chung vừa nêu trên, đối chiếu với những kiến thức được trang bị ở trường và kinh nghiệm thực tế bản thân. Tôi xin nêu một vài kiến nghị, mong rằng có thể góp phần cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Chương 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH TM& XD HOÀNG NHÂN

4.1. Về tình hình tài sản

Để có kết cấu tài sản hợp lý hơn, có thể điều chỉnh như sau:

+ Giảm các khoản phải thu của khách hàng nhằm tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn và tránh các rủi ro liên quan đến khả năng thanh toán của đối tác. Công ty cần có bộ phận chuyên theo dõi các khoản nợ, tính toán cân đối các khoản nợ này. Việc theo dõi tính toán này sẽ giúp công ty chủ động hơn trong việc tính toán cân đối nguồn vốn hoạt động trong ngắn hạn và dài hạn.

+ Cần có biện pháp quản trị sản xuất hiệu quả hơn nhằm đẩy mạnh sản xuất và giảm bớt tồn kho, giảm tiêu hao nguyên vật liệu nhằm nâng cao giá trị thành phẩm nhưng giảm giá giá vốn hàng bán. Việc dự trữ thành phẩm nhằm tăng khả năng cung ứng sản phẩm cho thị trường cũng như các hợp đồng lớn của công ty là cần thiết. Tuy nhiên cần phải có sự tính toán chi tiết để tránh tình trạng ứ đọng vốn của công ty.

+ Ngoài ra với quy mô ngày càng lớn mạnh của công ty thì tài sản cố định vô hình cũng như hữu hình vì thế cũng tăng nhanh. Để tránh thất thoát và hao phí không cần thiết thì công ty cần có cách quản lý hợp lý hơn bên cạnh việc nâng cao ý thức bảo vệ tài sản công ty của tập thể nhân viên công ty.

+ Tăng cường năng lực sản xuất của công ty bằng việc đầu tư theo chiều sâu bằng việc nâng cấp hệ thống kho bãi, cải tiến cũng như cập nhật các công nghệ mới của ngành nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của nhà máy tăng sức canh tranh trên thị trường. Cần có sự đầu tư hợp lý cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm nắm bắt nhu cầu của thị trường để có thể đưa ra những sản phẩm đạt yêu cầu của thị trường.

4.2. Về tình hình nguồn vốn

Trước hết, doanh nghiệp có thể huy động thêm vốn để đầu tư và phục vụ cho nhu cầu phát triển của công ty bằng các khỏan vay dài hạn. Vì đây là nguồn

Khóa luận tốt nghiệp 62 Phân tích báo cáo tài chính vốn ổn định và nếu được sử dụng tốt sẽ trở thành đòn bẩy tài chính làm tăng lợi nhuận và tăng hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu. Đồng thời lợi nhuận tăng sẽ tạo tích lũy, làm tăng vốn chủ sở hữu, duy trì qua nhiều năm sẽ cải thiện kết cấu vốn và làm tăng khả năng tự chủ về tài chính.

Thông qua các khoản vay của doanh nghiệp thời gian qua chúng ta thấy rằng việc lựa chọn hình thức huy động ngắn hạn để họat động là sáng suốt. Trong suốt thời kỳ khủng hoảng kinh tế vừa qua có thể thấy rằng lãi suất của ngân hàng thay đổi liên tục nên việc lựa chọn vay ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp chủ động tính toán được tính hiệu quả của các khoản vay và hưởng được lãi suất vay vốn linh hoạt. Không những thế việc tận dụng các khoản vay ngắn hạn còn giúp cho tỉ trọng của vốn chủ sở hữu luôn cao hơn so với nợ dài hạn. Việc lành mạnh hóa tài chính công ty cũng giúp cho doanh nghiệp tạo được ưu thế khi phát hành cổ phiếu. Doanh nghiệp cần xem xét và cân nhắc việc tham gia thị trường vốn bằng việc niêm yết trên thi trường chứng khoán. Đây là hình thức mà nhà nước đang khuyến khích và có các chính sách hỗ trợ phát triển. Việc làm này vừa tận dụng được nguồn vốn dồi dào của thị trường vốn mà còn tạo điều kiện cho người lao động tham gia làm chủ doanh nghiệp. Khi người lao động thấy được lợi ích thực tế từ những đóng góp cố gắng thì họ sẽ có sự cố gắng, mong muốn gắn bó lâu dài cũng như sự cống hiến hết mình cho sự phát triển của doanh nghiệp. Và việc minh bạch hóa tình hình tài chính cũng sẽ tạo niềm tin cho nhà đầu tư cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty.

4.3. Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán

_ Công ty cần tích cực thực hiện các chiến dịch thu hồi công nợ (nhất là các khoản nợ quá hạn) để giảm khoản chiếm dụng vốn không hợp lý. Bằng cách phân loại khách hàng, áp dụng chính sách chiết khấu, nhắc nhở, đôn đốc thường xuyên, mềm dẻo… hoặc yêu cầu pháp luật can thiệp để hạ thấp khoản phải thu và đảm bảo kiểm soát được các khoản nợ quá hạn cho hợp lý.

Cụ thể là công ty cần phân loại khách hàng để áp dụng những chính sách phù hợp. Ví dụ như:

* Đối với khách hàng quen thuộc, đối tác chiến lược có thể áp dụng phương thức thanh toán ngay 50% sau khi ký hợp đồng và 50% còn lại sau khi thanh lí hợp đồng đối với các hợp đồng mua sản phẩm từ nhà máy. Còn đối với các hợp đồng xây dựng thì tùy vào giá trị hợp đồng mà có phương thức thanh toán linh họat nhằm tránh rủi ro nhưng vẫn giữ được khách hàng.

* Đối với khách hàng có giao dịch nhiều lần nhưng thanh toán trễ hạn thì áp dụng phương thức thanh toán 80% sau khi ký hợp đồng và 20% sau khi nhận hàng hóa sản phẩm từ nhà máy.

* Đồng thời cần có chính sách chiết khấu nhằm khuyết khích khách hàng thanh tốn sớm hơn thời hạn. Chẳng hạn khách hàng thanh toán nợ trước thời hạn thì sẽ được chiết khấu 1% trên giá trị còn lại của hợp đồng. Khách hàng sẽ được chiết khấu 1,5% nếu thanh tốn 100% giá trị hợp đồng ngay sau khi kí hợp đồng.

* Ngoài ra cần nhân viên quản lí công nợ cũng cần phải thường xuyên theo dõi đôn đốc nhắc nhở các khách hàng nợ tiền của công ty để hạn chế nợ quá hạn.

_ Có 2 phương pháp nhằm tăng khả năng thanh toán bằng tiền là : Tăng tiền vốn đầu tư tài chính ngắn hạn hoặc giảm nợ ngắn hạn.

4.4 Về hiệu quả sử dụng vốn

Nâng cao hiệu quả sự dụng vốn là khâu vô cùng quan trọng trong việc cải thiện tình hình tài chính của công ty. Trong nền kinh tế hàng hóa và cạnh tranh gây gắt như hiện nay, vốn là một nhu cầu hết sức cần thiết đối với sự sống còn của một công ty. Việc sử dụng vốn hiện nay của doanh nghiệp tương đối hợp lí. Qua kết quả phân tích tình hình tài chính cho thấy các chỉ số sinh lời của vốn cố định, vốn lưu động cũng như các chỉ số khác thì cũng có chỉ số tăng và chỉ số giảm nhưng không đáng kể. Trong năm 2010 cũng như những năm tiếp theo, công ty cần có một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định như: khai thác tối đa công suất của máy móc thiết bị, hạn chế việc sử dụng lãng phí, mua

Khóa luận tốt nghiệp 64 Phân tích báo cáo tài chính sắm các tài sản cố định không cần thiết. Đối với những tài sản cố định không còn sử dụng, không phù hợp năng suất cũng như các thông số về an toàn thì cần thanh lí nhằm giải phóng nguồn vốn và tránh tình trạng không đảm bảo về an toàn lao động và tạo năng lực thực sự cho tài sản cố định.

Tuy nhiên, nguồn nguyên liệuđđầu vào của sản xuất phải đảm bảo thì năng lực thực sự của tài sản cố định mới được phát huy. Điều này lại phụ thuộc vào tình hình luân chuyển vốn lưu động cũng như vòng quay hàng tồn kho. Hiện nay công ty đang thực hiện việc này khá hiệu quả. Công ty cần cố gắng phát huy cũng như

giữ vững đà tăng trưởng của các chỉ số này. 4.5. Một số kiến nghị về tình hình lợi nhuận

Quản lí tài chính là đảm bảo tạo ra hiệu quả trong quá trình sử dụng vốn. Tất cả những cải thiện, những thay đổi về nội dung và các biện pháp được áp dụng trong quản lí thực sự chỉ mang lại ý nghĩa khi làm tăng hiệu quả sử dụng vốn và qua đó làm tăng lợi nhuận. Đây mới là mục tiêu cao nhất trong hoạt động của công ty cũng như của các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động trên thị trường. Công ty có thể làm tăng lợi nhuận bằng một số biện pháp sau:

4.5.1. Về doanh thu thuần

* Đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm từ nhà máy để tăng doanh thu thuần bằng cách: thực hiện những nghiệp vụ marketing như quảng cáo, tiếp thị, chào hàng, chính sách chiết khấu, hình thức thanh toán linh hoạt…. nhằm duy trì khách hàng cũ và tìm kiếm thị trường mới, nâng cao uy tín trên thị trường cũ nhằm tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường mới.

* Đối với lĩnh vực xây dựng là lĩnh vực hoạt động chính của công ty thì cần đẩy mạnh hơn nữa trong việc tìm kiếm các hợp đồng từ thiết kế đến thi công có giá trị lớn không những trong Tỉnh mà còn ở các Tỉnh thành phố khác trong cả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nước. Việc tăng cường thực hiện các hợp đồng lớn không những đem lại lợi nhuận cao mà còn tạo điều kiện để bộ máy điều hành có điều kiện tiếp thu những phong cách quản lí chuyên nghiệp hơn và đội ngũ công nhân - kỹ sư tiếp cận công nghệ

mới, nâng cao tay nghề nhằm tạo dựng những công trình chất lượng cao cũng như

nâng cao uy tín, danh tiếng doanh nghiệp trên thị trường xây dựng. 4.5.2. Về giá vốn hàng bán

Đối với nguyên vật liệu đầu vào cho ngành xây dựng cũng như của nhà máy sản xuất của công ty bao gồm xi măng, sắt thép, cát đá và phụ gia… Trong đó phụ gia và xi măng, sắt thép ta có thể giảm giá mua vào bằng cách liên hệ trực tiếp kí hợp đồng với nhà máy sản xuất để có thể mua được giá gốc không qua trung gian. Còn về cát, đá thì chủ yếu là nguồn nguyên liệu tại chổ công ty có thể

tìm kiếm mua cát, đá từ doanh nghiệp khác trên thị trường hoặc xin phép Tỉnh cho khai thác trực tiếp từ thiên nhiên. Với cách làm này thì doanh nghiệp vừa có thể chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào vừa tiết kiệm chi phí trung gian.

Đây là cách giảm giá vốn hàng bán nhằm tăng doanh thu thuần của các doanh nghiệp lớn trên thị trường hiện nay.

Bên cạnh đó doanh nghiệp cần tiết kiệm chi phí sản xuất chung như : chi phí thuê ngoài, chi phí công cụ dụng cụ; sắp xếp hợp lí đội ngũ lao động của nhà máy cũng như công nhân ngoài công trường nhằm quản lí tốt giờ công và có chế

độ thưởng phạt hợp lý để khuyến khích tăng năng suất cũng như sáng kiến trong công việc…

4.5.3. Về chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lí tăng là do công ty mở rộng họat động. Tuy nhiên cũng cần phải xem xét mức độ tăng như vậy có hợp lý không. Vì nguồn nhân lực mới thì cần có thời gian kết nối với nguồn nhân lực cũ mới phát huy tác dụng mà điều này thì cần phải có 1 thời gian nhất định. Vì vậy cần theo dõi xem xét để có cơ sở

sắp xếp lại bộ máy quản lí sao cho gọn nhẹ, có trình độ năng lực, nghiệp vụ tinh thông, có chí cầu tiến và hết lòng vì sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng cần có chế độ thưởng phạt cho những cá nhân tập thể phòng ban trong công ty có sáng kiến cải tiến khâu quản lí đạt hiệu quả hơn, làm tiết kiệm chi phí quản lí của doanh nghiệp.

Khóa luận tốt nghiệp 66 Phân tích báo cáo tài chính Đồng thời nhắc nhở tiết kiệm trong toàn thể cán bộ công nhân của công ty về việc tiết kiệm các chi phí dịch vụ mua ngồi như điện, nước, điện thoại… để

tránh lãng phí. Đối với một bộ phận thì chi phí này không đáng kể, tuy nhiên nếu xét toàn công ty và trong thời gian dài thì chi phí này là không nhỏ.

Bên cạnh đó, công ty cần thanh lí máy móc thiết bị cũ tiêu hao nhiều năng lượng nhưng hiệu quả sử dụng không cao như máy điều hòa, máy vi tính… Cần xem xét mua sắm thiết bị mới thay thế các máy móc thiết bị cũ lỗi thời vừa tiết kiệm chi phí vừa tạo điều kiện để nhân viên phát huy sáng tạo làm việc hiệu quả hơn.

4.6. Về công tác quản lý tài chính

Doanh nghiệp cần thường xuyên và định kỳ kiểm tra công tác tài chính để có những chính sách hợp lý nhanh chóng đảm bảo công ty phát triển đúng định hướng.

4.6.1. Những chỉ tiêu có thể phân tích thường xuyên hàng tháng hàng quí * Phân tích kết cấu tài sản hiện tại có hợp lý không nhằm có những biện pháp xử lí kịp thời.

* Phân tích kết cấu nguồn vốn để nắm được tình hình biến động của vốn tự cĩ, vốn vay nhằm xác định khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.

* Phân tích tình hình thanh toán để biết được trong tổng tài sản thì khoản phải thu chiếm tỷ trọng bao nhiêu, tình hình thu nợ có khả quan không? Trong tổng nguồn vốn thì khoản phải trả chiếm tỉ trọng bao nhiêu, biến động khoản phải trả là do những nhân tố nào, tác động như thế nào để có biện pháp xử lí, lành mạnh hóa tình hình công nợ làm cho số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng và bị

chiếm dụng dần dần cân đối hơn.

* Phân tích khả năng thanh toán để biết được tình hình đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đến mức độ nào, để có kế

họach chuẩn bị nguồn tiền đáp ứng nhu cầu trả nợ khi đến hạn, nhắm tránh tình trạng bị động và giữ uy tín trong quan hệ tín dụng để duy trì lâu dài với đối tượng cho vay.

* Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho họat động sản xuất kinh doanh, xem nguồn vốn thường xuyên (vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn) có đảm bảo bù đắp cho tài sản dài hạn không. Nếu không đảm bảo thì cần có những biện pháp làm tăng nguồn vốn thường xuyên như tranh thủ thêm các nguồn tài trợ dài hạn như vay nợ dài hạn…

* Phân tích tình hình luân chuyển vốn cố định, vốn lưu động cũng như toàn bộ vốn, so sánh với kỳ phân tích trước xem vốn luân chuyển nhanh hay chậm hơn, nguyên nhân do đâu để có biện pháp hiệu chỉnh kịp thời nhất là khắc phục tình trạng lãng phí vốn lưu động.

4.6.2. Những chỉ tiêu tài chính có thể phân tích định kỳ hàng năm

* Phân tích tình hình biến động của doanh thu và lợi nhuận qua các năm, các nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến sự biến động đó. Nhân tố tích cực thì tiếp tục phát huy trong kỳ tới, các nhân tố hạn chế thì tìm cách khắc phục. Nhất là phân tích tình hình doanh thu và lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh, để rút ra những bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quản lí và kinh doanh để thành công hơn trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động & một số giải pháp về tài chính tại công ty TNHH TM&XD hoàng nhân (Trang 72)