Phân tích mối quan hệ và sự biến động của các khoản mục trong bảng cân

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động & một số giải pháp về tài chính tại công ty TNHH TM&XD hoàng nhân (Trang 44 - 46)

5. Giới thiệu kết cấu chuyên đề

3.3. Phân tích mối quan hệ và sự biến động của các khoản mục trong bảng cân

bảng cân đối kế toán

Trong phần này, ta đi vào phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhằm đánh giá khái quát tình hình phân bổ, huy động, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đảm bảo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

Dựa trên quan điểm về luân chuyển vốn, xét về mặt lý thuyết thì nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp phải đảm bảo đủ trang trả các loại tài sản cho hoạt động chủ yếu như hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư mà không phải đi vay hay chiếm dụng. Do vậy ta có mối quan hệ cân đối sau:

* Cân đối 1:

Nguồn vốn chủ sở hữu (400)= (110)+(120)+ (140)+(151)+(152)+(210)+(220)+(230)

Cân đối trên chỉ mang tính lý thuyết, vì trong thực tế cân đối này rất khó xảy ra. Chỉ có thể xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau:

- Trường hợp 1 :

Nếu vế trái lớn hơn vế phải thì ta có thể hiểu là nguồn vốn chủ sở hữu không sử hụng hết nên đã đem cho vay hoặc bị đơn vị khác chiếm dụng. Để đánh giá chính xác ta cần xem xét nguồn vốn bị chiếm dụng có hợp lý không? Tuy nhiên dù khoản chiếm dụng hợp lý thì cũng cần có biện pháp điều chỉnh hợp lý hơn.

- Trường hợp 2 :

Nếu vế trái nhỏ hơn vế phải thì ta có thể hiểu nguồn vốn chủ sở hữu không đủ trang trải cho những hoạt động chủ yếu, nên doanh nghiệp phải đi vay vốn hoặc chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác là tất yếu. Để đánh giá chính xác ta cần xem xét nguồn vốn chiếm dụng có hợp lý không? Vốn vay có quá hạn không? Việc xác định này khá quan trọng nhằm tránh việc công ty rơi vào thế bị động về nguồn vốn, tài chính và tránh các phiền phức không cần thiết liên quan đến pháp lý làm giảm uy tín của công ty.

Khóa luận tốt nghiệp 32 Phân tích báo cáo tài chính Từ cân đối 1 ta có mối quan hệ với cân đối 2.

* Cân đối 2:

Bảng 3.5 Quan hệ cân đối giữa nguồn vốn và tài sản

ĐVT : 1000 VNĐ Vế trái Vế phải Chênh lệch (Vế trái so với vế phải) 2007 29.062.480 1.371.757 + 13.400.000 + 0 + 1.271.539 + 4.452.249 + 0 + 20.261.793 + 0 + 0 43.734.019 26.085.799 17.648.220 2008 31.062.480 11.663.204 + 17.960.000 + 0 + 4.773.519 + 11.352.935 + 0 + 0 + 0 + 20.934.416 53.795.999 43.950.555 9.845.444 2009 33.396.428 3.165.878 + 18.516.119 + 0 + 6.092.720 + 14.761.227 + 0 + 0 + 0 + 39.139.840 58.005.267 57.066.945 938.322 Nguồn: Trích từ báo cáo tài chính Cơng ty Hồng Nhân.

Nhận xét:

Ở các năm khác nhau, mối quan hệ nguồn vốn và tài sản đều ở trường hợp vế trái lớn hơn vế phải, chúng tỏ nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay chưa sử dụng hết vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, việc nguồn vốn chưa sử dụng hết đã giảm đáng kể qua các năm mà cụ thể là năm 2007 chênh lệch 17.648.220 nghìn đồng nhưng năm 2008 còn 9.845.444 nghìn đồng và sau đó đến năm 2009 đã giảm xuống chỉ còn 938.322 nghìn đồng. Việc giảm như vậy chủ yếu là do công ty đẩy mạnh việc sử dụng nguồn vốn vào sản xuất. Việc đẩy nhanh sản xuất trong năm 2008 đã dẫn đến hàng tồn kho tăng nhanh từ hơn 4 tỷ đồng năm 2007 lên đến hơn 11 tỷ đồng vào cuối năm 2008.

Như vậy, từ năm 2007 đến năm 2009, công ty đều bị chiếm dụng nhiều hơn đi chiếm dụng mà nguyên nhân chính vẫn là các khoản nợ từ các công trình thuộc nguồn vốn nhà nước. Tuy nhiên sự chênh lệch có xu hướng giảm dần qua các năm chứng tỏ công ty đã cố gắng hơn trong việc cân đối các khoản mục kế toán.

Tuy nhiên ta cần tiếp tục tìm hiểu cụ thể tình hình nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh để biết được doanh nghiệp có đang gặp thuận lợi hay khó khăn về nguồn vốn không.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động & một số giải pháp về tài chính tại công ty TNHH TM&XD hoàng nhân (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)