Phân tích biến động Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận

Một phần của tài liệu Thực trạng tài chính tại công ty cổ phần xây dựng huynh đệ khóa luận tốt nghiệp (Trang 63)

5. Phạm vi giới hạn đề tài

3.2.2. Phân tích biến động Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận

Biểu đồ 3.4 Biểu đồ doanh thu, lợi nhuận, chi phí

Nhìn vào biểu đồ ta thấy qua các năm chi phí và lợi nhuận đều tăng lên còn doanh thu thì ít biến động hơn, nhưng có sụt giảm vào năm 2009, cụ thể là

Doanh thu

- Năm 2008 so với 2007 doanh thu tăng lên 0.33%, mặc dù cũng phải chịu ít nhiều sự ảnh hưởng của tình trạng thị trường bất động sản đóng băng nhưng do trong năm nay công ty đã hoàn thành và bàn giao 2 công trình căn hộ cao cấp mà trước đó công ty đã kí hợp đồng năm 2007 và 2006 với giá cả hợp lí (doanh thu bán nhà công trình Trần Xuân Soạn được xác định theo tiến độ xây dựng với tỉ lệ 58.11% : 256,377,478,292), còn năm 2009 doanh thu đột ngột sụt giảm 12.67% trong khi thị trường đã phần nào phục hồi, là do công ty chỉ kịp hoàn thành 1 công trình dự án và đưa vào hạch toán vào doanh thu chỉ 1 công trình đó. Cụ thể là : - Trong năm, công ty đã hoàn thành và bàn giao 463 căn hộ thuộc dự án Trần Xuân Soạn, ghi nhận doanh thu năm 2007 và 2008 là 210 tỷ đồng. Năm 2009 ghi nhận phần doanh thu còn lại là 197 tỷ đồng.

- -Dự án New Sài gòn 1.104 căn hộ đã tiêu thụ hết và ghi nhận doanh thu năm 2008 là 33,6 tỷ đồng. Năm 2009 ghi nhận doanh thu 80,6 tỷ đồng. Năm 2009 sẽ ghi nhận số còn lại. Hiện đã xây xong và đang đưa vào hoạt động.

BIỂU ĐỒ DOANH THU, LỢI NHUẬN, CHI PHÍ

0 100,000,000,000 200,000,000,000 300,000,000,000 400,000,000,000 500,000,000,000 600,000,000,000 700,000,000,000 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chi phí Lợi nhuận Doanh thu

- Dự án Phú Hoàng Anh giai đọan 1 đã bán 36% trên tổng số 802 căn hộ. Ghi nhận doanh thu năm 2009 là 163 tỷ đồng. Phần còn lại ghi nhận trong năm 2010

Chi phí :

Yếu tố chi phí Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1) CP nguyên vật liệu 184,655,465 2.21% 389,479,445 1.21% 724,279,612 0.99% 2) CP nhân công 1,030,369,081 12.32% 1,908,937,152 5.91% 2,532,464,129 3.48% 3) CP khấu hao TSCĐ 63,072,277 0.75% 329,760,882 1.02% 434,350,519 0.60% 4) CP dịch vụ mua ngoài 109,692,628 1.31% 281,178,943 0.87% 577,368,794 0.79% 5) CP khác 5,034,531,626 60.18% 20,526,483,534 63.56% 44,561,376,387 61.15% 6) CP bán hàng 1,943,818,181 23.23% 8,861,002,439 27.44% 24,045,959,847 33.00% Tổng cộng 8,366,139,258 100% 32,296,842,395 100% 72,875,799,288 100%

Qua các năm chi phí tăng dần lên cụ thể :Năm 2008 so với năm 2007: Tổng chi phí đã tăng gần 286.042% (23.930.703.137 VNĐ), năm 2009 so với 2008 tăng 125.64% chủ yếu là tăng Chi phí bán hàng. Công ty cần có nhiều biện pháp cắt giảm chi phí thì mới đạt được lợi nhuận cao. Ngoài ra các chi phí khác cũng tăng lên chiếm phần đáng kể nhất là do thị trường bất động sản nóng lên đã kéo theo việc leo thang của giá cả nguyên vật liệu xây dựng và các sản phẩm liên quan, lạm phát cũng là một nguyên nhân không nhỏ của sự biến động chi phí này. Nhưng đây là điều tất yếu đối với một doanh ngiệp xây dựng và cũng là vấn đề nan giải đối với các nhà quản trị khi đầu tư vào dự án mới.Việc xây dựng cao ốc và văn phòng cho thuê được khai thác sử dụng trong vòng 40 năm. Khoản chi phí này được hạch toán vào chi phí trả trước dài hạn và được phân bổ dần vào chi phí trong suốt thời gian khai thác và sử dụng. Các khoản thu từ khách hàng ứng trước tiền bán căn hộ được hạch toán vào bên có Tài khoản

131(phải thu của khách hàng). Khi hoàn thành bàn giao và chuyển quyền sử dụng căn hộ thì xuất hóa đơn tài chính và ghi nhận doanh thu bán hàng.Chi phí xây dựng dở dang trong năm 2008 là 648.946.748.679VNĐ, trong đó: Công trình 783 Trần Xuân Soạn, công trình 357 Lê Văn Lương, Xây dựng nhà kho, Khu đất Nguyễn Văn Hưởng Quận 2, Trường học Lê Anh Xuân và mua sắm tài sản.

Lợi nhuận: mặc dù chi phí lớn hơn doanh thu trong khi đó chi phí tăng, doanh thu lại

có giảm, nhưng lợi nhuận qua các năm vẫn tăng đều , năm 2008 tăng 228,32% ; năm 2009 tăng 137.11% do trong năm công ty có thêm doanh thu từ các hoạt động tài chính. Năm 2008 từ tiền gửi, tiền cho vay : 8,038,081,412 ;từ bán cổ phiếu :96,312,160,000. Năm 2009,từ đầu tư cổ phiếu HAGL :3,789,560,000 , từ bán cổ phiếu : 400,000,045,000

3.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA CÁC TỈ SỐ TÀI CHÍNH

STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008

1)

Tỉ số về khả năng thanh toán (lần)

Tỉ số thanh toán hiện thời

(TS ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn) 0.485 1.082 1.747 Tỉ số thanh toán nhanh

((TM+KPT+Đầu tư ngắn hạn)/Nợ ngắn hạn) 0.359 1.075 0.611

2)

Tỉ số về cơ cấu tài chính (%)

Tỉ số nợ /vốn cổ phần 591.167% 79.744% 148.020% Khả năng thanh toán lãi vay

(CPTC + LN trước thuế)/CPTC 250.594 101.431 18.850

3)

Tỉ số về hoạt động (lần)

Vòng quay các khoản phải thu

(DT thuần * 2)/KPT 3.103 0.850 0.494 Vòng quay tồn kho (lần) (DT thuần * 2)/Hàng tồn kho 11.473 10.942 0.277 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (lần) (DT thuần/ Tổng TS) 0.475 0.172 0.092 4)

Tỉ suất về doanh lợi (%)

Doanh lợi tiêu thụ ROS

10.54% 34.52% 93.69% (Lợi nhuận/Doanh thu)

Doanh lợi tài sản ROA

5.01% 5.95% 9.17% (Lợi nhuận/Tài Sản)

Doanh lợi vốn tự có ROE

34.64% 10.70% 21.31% (Lợi nhuận/Vốn CSH)

3.3.1 Về khả năng thanh toán

Tỉ số thanh toán hiện thời

- Năm 2008: Khả năng thanh toán của công ty ở năm 2008 cao hơn so với năm 2007, cụ thể ở đầu năm 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,485đ tài sản lưu động thì đến cuối năm 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,082đ tài sản lưu động. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của công ty được cải thiện tốt.

- Năm 2009: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty tăng lên 1,747 cho thấy khả năng thanh toán của công ty đã được cải thiện tốt. Nguyên nhân tăng là do tài sản lưu động tăng với tốc độ tăng là 160.59%, trong khi đó nợ ngắn hạn lại tăng với tỷ lệ thấp hơn là 61.37%. Qua số liệu phân tích trên có thể cho ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty ngày càng có chiều hướng tốt. Tuy nhiên để xác định khả năng thanh toán của công ty ở mức độ cao hơn, an toàn hơn ta xác định hệ số thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

- Thể hiện khả năng doanh nghiệp chuyển nhanh thành tiền các loại tài sản lưu động để trả nợ.

- Năm 2007 hệ số thanh toán nhanh bằng 0.359 cho thấy khả năng thanh toán của công ty rất thấp.

- Năm 2008 hệ số này tăng lên 1.075: công ty đã cải thiện được tình hình tài chính. Sự tăng lên này là do các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản phải thu tăng với tốc độ rất lớn , trong khi đó nợ ngắn hạn lại tăng chậm.

- Năm 2009, hệ số này giảm còn 0.611 nguyên nhân là do tiền giảm, nợ ngắn hạn lại tăng lên đến 61.37%.

Nhìn chung, tỷ số thanh toán hiện thời và thanh toán nhanh của năm 2008, 2009 đều cao hơn năm 2007. Điều này cho thấy công ty luôn trong tình trạng sẵn sàng trả các khoản nợ khi chúng đến hạn mà không cần phải tiêu thụ tồn kho. Tuy nhiên, nếu giá trị của hệ số này quá cao thì điều này lại không tốt vì nó phản ánh doanh nghiệp đã đầu tư quá mức vào tài sản lưu động so với nhu cầu của doanh nghiệp. TSLĐ dư thừa thường không tạo thêm doanh thu. Tỷ lệ này nếu lớn hơn 1 thì tình hình thanh toán của doanh

nghiệp tương đối khả quan, doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu thanh toán nhanh. Tuy nhiên, hệ số này quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động.

3.3.2 Về cơ cấu tài chính

Tỷ số nợ trên vốn cổ phần :

Năm 2007 là 591.2% cho thấy rằng trong năm các nhà cho vay đã tài trợ nhiều hơn vốn cổ phần gần 6 lần ,điều này dường như công ty đã sử dụng một lượng vốn vay đáng kể, tuy nhiên đây chủ yếu là những khoản vay phải trả ngắn hạn. Năm 2008 tỷ số này giảm đột ngột xuống chỉ còn 79.744% ,là do doanh nghiệp đã tăng nguồn vốn tự có và gia tăng nguồn vốn từ lợi nhuận để lại, cụ thể là tăng vốn điều lệ của công ty bằng cách cổ phần hóa doanh nghiệp vào cuối năm 2007 đầu năm 2008. Năm 2009 là 148.02% , khi việc cổ phần hóa đã ổn định, công ty tiếp tục gia tăng nợ phải trả để đầu tư cho các dự án sắp triển khai của công ty.

Khả năng thanh toán lãi vay :

Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của công ty đối với nợ vay dài hạn. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của công ty và mức độ an toàn có thể có đối với người cung cấp tín dụng. Thông thường, hệ số khả năng thanh toán lãi vay > 2 được xem là thích hợp để đảm bảo trả lãi dài hạn. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào xu hướng thu nhập lâu dài của doanh nghiệp. Khả năng này đã giảm nhiều từ năm 2007 sang năm 2008 từ 250.59% xuống còn 101.431%, đến năm 2009 chỉ còn

18.850% cho thấy khả năng trả lãi vay của công ty đã giảm dần, khả năng sinh lợi của vốn không cao, hiệu quả sử dụng vốn thấp.

3.3.3 Các tỷ số về hoạt động

Khi phân tích khả năng thanh toán cần thiết phải xem xét số vòng quay các loại hàng tồn kho và các khoản phải thu, bởi vì tốc độ luân chuyển nhanh hay chậm của nó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán.

Vòng quay các khoản phải thu: Hệ số này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của khách hàng càng nhanh. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao có thể ảnh hưởng đến mức tiêu thụ vì hệ số này quá cao đồng nghĩa với kì hạn thanh toán ngắn, không hấp dẫn khách mua hàng. Nhìn vào bảng tỉ số, ta thấy vòng quay này giảm dần qua các năm, năm 2007 :3.103(lần); năm 2008: 0.850(lần); năm 2009: 0.494 (lần). Chứng tỏ công ty đã tăng doanh thu bán chịu để mở rộng thị trường , để gia tăng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành khác.

Số vòng quay tồn kho: Giảm dần qua các năm. Năm 2007 là 11.473 (lần) là năm cao nhất trong 3 năm gần đây vì đây là năm công ty đang trong giai đoạn cuối xây dựng các chung cư cao cấp nên việc sử dụng hàng tồn kho là nguyên vật liệu đã giảm xuống, vòng quay hàng tồn kho diễn ra nhanh hơn. Đến năm 2008 là 10.942 (lần) vì đây là năm mà việc xây dựng 2 công trình căn hộ cao cấp đã hoàn thành, việc tích trữ nguyên vật liệu giảm xuống . Qua năm 2009 tỉ số này là 0.277 (lần) với việc khởi công xây dựng Công trình Hoàng Anh2, Trần Xuân Soạn, Quận 7 nên việc quay vòng chậm hơn nhiều so với 2 năm trước . Vòng quay hàng tồn kho cao thì công ty được đánh giá hoạt động có hiệu quả, đã giảm được vốn đầu tư cho hàng hóa dự trữ, rút ngắn được chu kỳ chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt và giảm bớt nguy cơ hàng hóa tồn kho trở thành hàng ứ đọng. Nhưng với một công ty xây dựng, thì việc tích trữ nguồn nguyên vật liệu là cần thiết nhất là trong thời gian giá cả nguyên vật liệu đang biến động mạnh như hiện nay.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ : Dùng đo lường việc sử dụng tài sản cố định như thế nào, tỷ số này càng cao càng tốt. Ta thấy năm 2007 là 0.475 (lần) , năm 2008 là 0.172 (lần), năm 2009 là 0.092 (lần) cho thấy việc sử dụng TSCĐ của công ty là thấp. Nguyên nhân là do công ty đã không có biện pháp tích cực trong việc nâng cao năng suất của TSCĐ.Đồng thời trong các năm về sau, công ty ngày càng mở rộng quy mô đầu tư thêm nhiều dự án mới chiếm tỷ trọng lớn và những dự án này còn trong giai đoạn thực hiện.

3.3.4 Tỷ suất về doanh lợi

3.3.4.1. Chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ ROS (ROS: Return on sale) : Phản ánh mức sinh lời trên doanh thu. Chỉ tiêu này rất đáng quan tâm, nhưng sẽ có ý nghĩa hơn mức sinh lời trên doanh thu. Chỉ tiêu này rất đáng quan tâm, nhưng sẽ có ý nghĩa hơn khi so sánh với mức lợi tức sau thuế của năm trước. Mức doanh lợi tiêu thụ năm 2008 là 34.5% , năm 2009 là 93.69% cao hơn rất nhiều so với các năm trước. Do chi phí hoạt động của công ty thấp vì sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có của công ty. Đó là một lợi thế để công ty có thể đưa ra mức giá cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành.doanh lợi tiêu thụ tăng lên cũng là do doanh thu tăng lớn hơn sự tăng của chi phí chung. Đây là những chi phí ngoài sản xuất, phản ảnh chất lượng công tác quản lý của doanh nghiệp đã có những biện pháp quản lí hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí để gia tăng sinh lời.

3.3.4.2. Chỉ tiêu doanh lợi tài sản ROA (ROA: Return on asset) : Phản ánh

kết quả hoạt động kinh doanh, phản ánh hiệu quả của các tài sản được đầu tư, khả năng sinh lời của đầu tư. Doanh lợi tài sản của công ty năm 2007, 2008, 2009 chỉ tiêu này đều tăng chứng tỏ việc sử dụng tài sản của công ty là rất tốt. Do năm 2007 công ty đã đưa vào sử dụng khu chung cư cao cấp Lê Văn Lương ở Quận 7, TpHCM. Năm 2008 hoàn thành và thu được lợi nhuận từ công trình Trần Xuân Soạn .Năm 2009 có công trình Hoàng Anh River View

3.3.4.3. Chỉ tiêu doanh lợi vốn tự có ROE(ROE: Rerurn on equity) : Phản ảnh

hiệu quả của vốn tự có ,đo lường mức sinh lời đầu tư của vốn chủ sở hữu. Những nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này vì họ quan tâm đến lợi nhuận họ nhận được so với vốn họ bỏ ra. Năm 2007 chỉ tiêu này là 34.64%, vẫn cao vượt bậc so với các năm trước và giảm dần ở năm 2008 là 10.7%., đến năm 2009 lại tăng lên 21.31%. Cho thấy công ty cũng đã cố gắng để tăng lợi nhuận bổ sung cho nguồn vốn chủ sở hữu.

Nhận xét tổng quát: Qua các tỷ số tài chính đã được tính ta có thể thấy bức

tranh tổng quát về tình hình tài chính của công ty qua bảng. Các tỷ số qua các năm biến động mạnh do mỗi năm có một mục tiêu và chiến lược khác nhau. Đáng chú ý nhất là năm 2008 với những tỷ số tăng vượt bậc. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty đã tiến hành cổ phần hóa, tăng vốn điều lệ nên việc đầu tư vào các dự án ngày càng thuận lợi và đạt hiệu quả cao

3.4. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 3.4.1. Nhận xét 3.4.1. Nhận xét

3.4.4.1. Ƣu điểm

Kinh doanh bất động sản là một loại hình kinh doanh phụ thuộc vào yếu tố môi trường, tâm lý, sự chiếm hữu sử dụng và quan trọng nhất là cơ chế chính trị của quốc gia. Năm 2008, dự kiến sẽ có khoảng 20 tỉ USD đổ vào thị trường bất động sản. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch- Đầu tư, tính hết quý I/2008, riêng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào thị trường này khoảng 4,6 tỉ USD, chiếm 89,9% trong tổng số 5,4 tỉ USD FDI.

Trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính của công ty, ta nhận thây công ty đã đạt được kêt quả hoạt động tốt, khả năng tăng trưởng cũng như khả năng thanh toán tốt. Đồng

thời, công ty cũng đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, với những chiến lược kinh doanh mới, những dự án đầu tư bất động sản mang tính khả thi cao. tư dài hạn.

3.4.1.2. Nhƣợc điểm

Chi phí nguyên liệu vật liệu của ngành xây dựng tăng lên dẫn đến tăng chi phí giá

vốn hàng bán, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, HAGL là thương hiệu mạnh, chiến lược phát triển đa ngành và liên kết dọc một cách nhanh chóng của công ty có thể dẫn đến những khó khăn trong công tác quản trị, điều hành, đặc biệt là nguồn nhân lực cấp .

Tốc độ thi công công trình còn chậm, việc áp dụng máy móc kĩ thuật hiện đại vào công trình còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Thực trạng tài chính tại công ty cổ phần xây dựng huynh đệ khóa luận tốt nghiệp (Trang 63)