Trong tác phẩm “Dẫn luận nghiên cứu văn học”, Pôpêslốp cho rằng: “Thể hiện tâm lý là phơng thức quan trọng nhất để chiếm lĩnh đời sống con ngời bằng văn học nghệ thuật”. Tác phẩm văn chơng ở các giai đoạn trớc, sự thể hiện tâm lý cha đợc biểu hiện rõ nét. Phải đến các nhà văn lãng mạn và đặc biệt ở các nhà văn hiện thực thế kỷ XIX thì việc chiếm lĩnh, phân tích các trạng thái tâm hồn nhân vật mới đợc đa lên hàng đầu. Sile đã viết: “Chúng ta không chỉ phải nhìn thấy anh ta đang thực hiện hành động nh thế nào, mà còn phải nhìn thấy anh ta đang nghĩ về nó nh thế nào, ý nghĩ của anh ta đối với chúng ta còn có ý nghĩa lớn hơn nhiều so với hành động và các cội nguồn của các suy nghĩ ấy còn quan trọng hơn nhiều so với hậu quả của các hành động ấy”. H. Banzắc – một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực Pháp đã nhận rõ: “Tác động sâu sắc của hoàn cảnh và sự hình thành tính cách tạo nên một hệ thống nhất giữa thế giới nội tâm con ngời và thế giới đồng tiền”, bởi thời đại mà ông đang sống là thời đại t sản: “Thời đại mà đồng tiền đã thay thế thanh kiếm, trở thành đòn bẩy của quyền lực xã hội” (Ăng Ghen). Khác với Banzắc nhà văn Stăngđan – tác giả của cuốn tiểu thuyết “Đỏ và đen” nổi tiếng lại chú ý đặc biệt tới quá trình nhân cách của con ngời bị huỷ hoại bởi xã hội t sản đang phát triển. Ông đi sâu tìm hiểu những xao xuyến trong tâm hồn con ngời, cái mà thơ văn mới có thể khám phá ra. Chính vì thế, ông đã đem thủ pháp “độc thoại nội tâm” vào nghệ thuật tự sự thể hiện tâm hồn con ngời.
Nền văn học Nga thế kỷ XIX đã đón nhận bao thành tự rực rỡ về thơ ca, tiểu thuyết, kịch… với biết bao nhà văn, nhà thơ tài hoa. Song mỗi tác giả đều có những cống hiến độc đáo của riêng mình, chẳng hạn Lécmôntốp và Tuốcghênhép đã tái hiện các trạng thái tinh thần phức tạp, có khi là xung đột với nhau nhng họ nặng về nắm bắt một cách nghệ thuật, các trạng thái tinh thần đã hình thành hơn là phát hiện sự xuất hiện của chúng. Nghệ sỹ Đôxtôiépxki lại chú ý nhiều nhất đến giây phút căng thẳng, đến đỉnh điểm và cao trào của quá trình tâm lý. A.Sêkhốp lại sử dụng thủ pháp mạch ngầm với hình thức thể hiện tâm lý lấp lửng để biểu hiện tâm trạng nhân vật rất thành công. Còn tài năng L.Tônxtôi lại không gò mình trong việc miêu tả những kết quả của một quá trình tâm lý mà quan tâm đến chính quá trình đó gọi là “Phép biện chứng tâm hồn con ngời”.
Tuy nhiên, quan niệm về phân tích tâm lý vẫn còn là một lĩnh vực rắc rối khá phức tạp và cha đợc giải quyết thoả đáng. Song quan niệm mác xít chỉ rõ rằng: “Quá trình phân tích tâm lý nảy sinh trong con ngời không phải là hiện tợng bí ẩn, không giải thích đợc mà chính là dòng cảm xúc tâm hồn phức tạp nhất cũng chỉ đợc phản ánh tính chất muôn màu muôn vẻ của các mối quan hệ hiện thực giữa con ngời với tồn tại bên ngoài”.
Kế thừa các bậc tiền bối, các nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa đi trớc đã làm nảy nở và phát triển một cách toàn diện những thành tựu nghệ thuật của quá khứ, thậm chí ngay cả trong trờng hợp mà nó tiếp xúc với những đối tợng miêu tả hoàn cảnh mới. Chính vì thế, khi trả lời phỏng vấn của các phóng viên Thuỵ Điển, M. Sôlôkhốp đã từng nói: “Cần phải luôn luôn tìm tòi cái mới. Nh- ng là cái mới không phủ nhận di sản của quá khứ và thái độ trân trọng đối với mọi truyền thống quý báu đó”. Nh vậy trong lĩnh vực miêu tả, khắc hoạ tâm lý M. Sôlôkhốp đã tiếp thu một cách sáng tạo những truyền thống tốt đẹp của các nhà văn tiền bối, đặc biệt là L.Tônxtôi bởi trớc ông nhiều nhà văn trên thế giới đã từng mang khát vọng tìm hiểu điều bí ẩn trong tâm hồn con ngời ở các tầng lớp xã hội khác nhau.
M. Sôlôkhốp đã đi sâu miêu tả từng số phận nhân vật, từng tính cách, hoàn cảnh riêng, cuộc sống, số phận và diễn biến tâm lý của các nhân vật cụ thể, phản ánh cái thế giới nội tâm bên trong một cách chân thật, nhờ vậy mà cảm nhận đợc cuộc sống, nỗi đau trong lòng họ. Những suy nghĩ, bộc bạch nội
tâm, giúp chúng ta hiểu sâu hơn về số phận của các nhân vật trong từng tác phẩm.
Với Nguyễn Minh Châu trớc những năm 80 việc miêu tả, khắc hoạ tâm lý nhân vật còn cha đợc coi là một thao tác bình thờng trong xây dựng nhân vật, thì sau này ông lại dùng phơng pháp này nh một lợi thế. Chẳng hạn ông cho nhân vật tự ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với xung quanh, tự mình bộc lộ với mình những cảm xúc và suy nghĩ trung thực nhất. Đặc biệt bằng việc sử dụng thủ pháp “độc thoại nội tâm” con ngời đợc tiếp cận thêm một hớng mới Bakhtin trong cuốn những “Những vấn đề thi pháp Đôxtôiépxki” đã nói: “Sự sống đích thực của nhân cách chỉ có thể hiểu bằng cách thâm nhập vào nó dới dạng đối thoại, một sự đối thoại mà cá nhân tự nó sẽ bộc lộ bản thân một cách tự do để đáp lại” [3, 49].
Trong truyện “Phiên chợ Giát” Nguyễn Minh Châu sử dụng thủ pháp miêu tả khắc hoạ tâm lý nhân vật Lão Khúng theo sự tuôn chảy một cách hỗn độn miên man vừa chồng chất, vừa tiếp nối của “dòng ý thức” với những giấc mơ quái đản, những ký ức đau xót, nặng nề, những triết lý thực dụng, những hiện tợng… “dòng ý thức đó” thể hiện tâm trạng nặng nề của một kiếp ngời nhọc nhằn trong cuộc sống tù đọng, âm u. Ngụp lặn trong “dòng ý thức”, con ngời từng đắn đo tháo cái dây chão hãy còn mới trên cổ con bò, thay vào cái dây cũ, bỗng quyết định giải thoát cho con vật.
Sau khi xua đuổi con bò hàng tiếng đồng hồ trong đêm, lão “âu yếm chia tay với ngời bạn nông nghiệp của mình một trận thật lực, tay đánh, miệng chửi bới, nguyền rủa rồi bỏ đi mất hút vào đêm tối”. Sáng ra, trong “cảm giác vừa mệt mỏi, vừa khoan khoái”, không lâu, hoà vào cái đám, ngời lẫn vật đang hối hả tuôn về chợ, bất giác lão bắt gặp một con bò già nua “đang bình thản đi vào chỗ chết” với “hai con mắt toét, âm thầm, nhẫn nhục” hớng nhìn vào lão.
Trong truyện “Cỏ lau” cũng vậy, Lực là ngời lính dày dạn, anh đã để lại trong chiến trờng tất cả tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc. Là mẫu hình lý tởng để ngời ta kính trọng, quý mến vậy mà con ngời ấy có lúc lại là “con ngời của chiến tranh” với sự ích kỷ, hèn nhát, gây ra cái chết vô nghĩa, oan uổng cho một ngời lính trẻ. Nhà văn đã miêu tả những trạng thái tâm lý rất sát thực của nhân vật, từ hành động đối với ngời lính trẻ Phi đến nỗi đau đớn bất lực về
những linh cảm hậu quả việc làm tàn nhẫn của mình, cái cảm giác của một con ngời phạm tội đến những diễn biến tâm lý của Lực trong buổi “hạ huyệt” đều đ- ợc nhà văn miêu tả tinh tế khi đối diện với tội lỗi của quá khứ đang hiện hình trong hài cốt của Phi , trớc nỗi đau của những ngời khác Lực lên tiếng xỉ vả mình một cách dữ dội. Hơn nữa, trong anh lại tồn tại tâm lý cảm giác “chạy trốn”. Nếu nh trớc đây trong “Dấu chân ngời lính” Lợng đã chạy trốn trong tình yêu đối với Xiêm vì sợ rằng “nay mai sẽ nói ầm lên rằng anh - một cán bộ quân giải phóng lại đi cớp vợ một tên lính nguỵ”, sau suy nghĩ đó, lý trí đã chỉ chỗ cho trái tim Lợng để con ngời anh trở lại với nhiệm vụ của ngời cách mạng, dẫu không ít lần trái tim anh vẫn thao thức. Trong “Miền cháy” Hiển cũng rất tỉnh táo để chạy trốn tình yêu của Lan và quyết định kết hôn với Cúc vì trong con ngời Hiển tình cảm cách mạng đã chi phối mọi hành động, suy nghĩ, động cơ và cả những tình cảm riêng t nhất của anh. Nhng giờ đây đến Lực (Cỏ lau) cuộc chạy trốn lại xuất hiện từ những suy nghĩ và động cơ hoàn toàn khác, hai mơi t năm xa cách trong chiến tranh, cuộc đời mỗi con ngời, mỗi số phận con ngời đều bị chiến tranh nhào nặn. Thực tại mới gây cho anh cảm giác khác về bản thân mình. Tuy đã từng vào sinh ra tử nhng giờ đây con ngời cô đơn trong hoài niệm về gia đình đó có cảm giác mình bị thừa ra. Thai cũng là ngời chạy trốn sự thật nghiệt ngã, đã trở thành một cơ hội cho Lực sống với cái phần thật nhất của con ngời mình. Với việc miêu tả tâm lý tinh tế và sâu sắc nhân vật, dới ánh sáng của chủ nghĩa nhân văn cách mạng, Lực đã không trở thành con ngời hùng trong tình cảm nh Lợng, Hiển… anh đã hiện ra với t cách là một con ngời thực với tất cả phần ánh sáng và bóng tối, những hành động anh hùng và ích kỷ nhỏ nhen. Tuy nhiên cái phần cha hoàn hảo đó không đủ sức che lấp, lấn át phần đẹp đẽ, cao thợng trong con ngời Lực.
Dấu ấn của thời gian, sự từng trải, vất vả, nghề nghiệp thờng đợc Nguyễn Minh Châu quan sát và thể hiện trong “Mùa trái cóc ở miền Nam”, thái độ cam chịu, nhẫn nhục, đau đớn của s bà Thiện Linh đợc ông thể hiện chủ yếu ở đối mắt, khi thì “với một ánh nhìn cầu khẩn” hay “với những dòng nớc mắt tràn đầy hạnh phúc lẫn đắng cay, khi thì dòng nớc mắt bà mẹ lỡ để chảy ra khô hết, đặc quánh lại” với “cái nhìn vỗ về, cái nhìn biểu lộ một vẻ cam chịu đầy thấu hiểu lại nh muốn bộc bạch trên khuôn mặt già nua đẫm nớc mắt cũng mang ý thức thiên chức đàn bà nh nhiều nhân vật nữ khác, bà cho rằng mọi
điều tội lỗi trên mặt đất này chung quy cũng là tại đàn bà. Đàn bà đã sinh ra cả thiên thần và ác quỷ cho nên để trả giá về việc sinh ra đứa con tội lỗi, không hề có tình thơng đối với mẹ, bà đã tự nguyện làm kẻ hành khất, ngửa tay ăn mày tình thơng của thiên hạ”. Trong khi đó tính cách nói cho đúng là nhân cách của Toàn, một kẻ cơ hội lại đợc Nguyễn Minh Châu chọn để thể hiện một góc độ khác. Dới con mắt nhà nghề của ngời làm báo, hắn đã đợc “định dạng” từ cái dáng đi “nửa ngời trên mềm oặt nh thân rắn nhoai về phía trớc, nửa ngời dới từ thắt lng trở xuống vẫn cứng và thẳng đơ nh một chiếc compa với bàn tay khi bắt tay có ngón cứ mát rợi, trong những cái vuốt ve có ngón cứ thít chặt lấy nh một sợi dây buộc, trong lúc ngón tay cái cứ quắp chặt vào nh mỏ của một con chim ác. Bàn tay ấy khi ngồi nói chuyện với ngời khác đã không ngừng mân mó một vật gì. Nó gây cho tất cả những ai ngồi trớc đó một cảm giác nh ngồi trớc móng vuốt của một con mèo hoặc một con hổ đang đùa giỡn với con mồi” (Mùa trái cóc ở miền Nam).
Trên con đờng đi đến một thế giới nghệ thuật riêng của mình. Nguyễn Minh Châu đã coi con ngời là đối tợng, là chất liệu để nhận thức và sáng tạo nghệ thuật, là chuẩn mực để soi chiếu và đánh giá hiện thực, vì thế nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu là một trong những tiêu chí quan trọng thể hiện năng lực cảm thụ hiện thực t tởng và khả năng sử dụng các thủ pháp nghệ thuật của ông. Quá trình tái hiện “con ngời trong con ngời” đó là quá trình đổi mới t duy nghệ thuật mà nhân vật t tởng trong các tác phẩm của ông đã phản ánh một cách trung thành những trăn trở về nghề nghiệp cũng nh những vấn đề đạo đức đặt ra trong xã hội. Càng về sau, trong sáng tác của mình Nguyễn Minh Châu càng cho xuất hiện nhiều hơn loại nhân vật tính cách – số phận, loại nhân vật này đợc thể hiện qua những mô típ độc đáo, qua việc đi sâu miêu tả tâm lý, qua những cuộc độc thoại nội tâm mà thực chất đó là những “cuộc đối thoại ngầm”. Ông đã mã hoá ngoại hình và tên gọi của nhân vật, nói nh Bakhtin, đó là những con ngời “hoặc to lớn hơn số phận của mình, hoặc nhỏ bé hơn tính ngời của mình”. Và có thể nói rằng một trong những phơng diện đặc sắc thể hiện phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu là thủ pháp miêu tả khắc hoạ tâm lý nhân vật.